Mức xử phạt hành chính hành vi chống người thi hành công vụ?
Ngày gửi: 08/08/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo quy định tại Điều 257, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 và Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ thì hành vi chống người thi hành công vụ đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật, dẫn đến hệ quả là người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có thể hiểu hành vi chống người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.Theo đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 257, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 thì người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật tức là có hành vi cản trở người thi hành công vụ và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
Còn đối với quy định tại Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi chống người thi hành công vụ được liệt kê và bao gồm các hành vi cụ thể sau đây:
a) Hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
b) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
c) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
d) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
đ) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
e) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
g) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691