Hệ thống pháp luật

Mức xử phạt với hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo nổ

Ngày gửi: 11/10/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL33589

Câu hỏi:

Chào công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam! Tôi muốn hỏi quy định của pháp luật hiện nay về xử phạt đối với hành vi buôn bán pháo nổ.Xem thêm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù tội vận chuyển trái phép ma túy Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thứ nhất, về mức xử phạt hành chính:

Tại khoản 4, Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi mua, bán các loại vật liệu nổ; sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo.

Ngoài ra, Hành vi buôn bán pháo nổ theo quy định Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có thể bị xử phạt mức thấp nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng; mức xử phạt cao nhất là 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi sản xuất pháo nổ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức gấp 2 lần mức tiền phạt quy định đối với hành vi buôn bán pháo nổ. Người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Thứ hai, về xử phạt hình sự:

Mục III Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo. Hành vi sản xuất pháo nổ; vận chuyển, mua bán trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo Điều 232 BLHS. Nếu hành vi mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu quy định tại Điều 153 BLHS. Nếu hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại Điều 154 BLHS. Nếu hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Khi xem xét để xử lý thì căn cứ vào hành vi, mức tiền tương đương với số lượng pháo đó hay khối lượng pháo để tiền hành xử lý hình sự hay hành chính.

2. Xử lý hành vi mua bán trái phép pháo hoa số lượng nhỏ

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn