Nghỉ bù đối với giáo viên sinh con vào thời gian nghỉ hè
Ngày gửi: 14/11/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Theo thông tư 48/2011/TT-BGDĐT
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Căn cứ theo khoản 7, điều 34, Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
“7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Như vậy, thời gian nghỉ 6 tháng cho chế độ thai sản bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hằng tuần, không trừ riêng ra để nghỉ thêm. Thời gian tính nghỉ thai sản được tính kể từ ngày vợ bạn bắt đầu nghỉ thai sản và tối đa 2 tháng trước khi sinh.
Trường hợp vợ bạn là giáo viên, do bạn không nói rõ vợ bạn là giáo viên mầm non hay giáo viên tiểu học hay trung học.
– Trường hợp vợ bạn là giáo viên mầm non: Theo thông tư 48/2011/TT-BGDĐT thời gian làm việc của vợ bạn là 42 tuần, thời gian nghỉ hè là 8 tuần và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2012. Như vậy, thời gian nghỉ thai sản sẽ được tính vào tổng 42 tuần làm việc trong một năm, không bao gồm thời gian nghỉ hè
– Trường hợp vợ bạn là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông thì thời gian làm việc và thời gian nghỉ hằng năm sẽ được áp dụng theo quy định của Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT. Theo đó, giáo viên tiểu học và trung học có thời gian làm việc là 42 tuần. Thời gian nghỉ hè là 2 tháng được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp ( nếu có). Như vậy, thời gian nghỉ thai sản đối với giáo viên trung học được tính vào tổng số 42 tuần làm việc 1 năm, không bao gồm thời gian nghỉ hè theo quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thời gian nghỉ thai sản của giáo viên: 024.6294.9155
Tuy nhiên, về thời gian nghỉ hè đối với giáo viên là thời gian tương đối đặc thù, Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT đều quy định việc bố trí thời gian nghỉ hằng năm do Hiệu trưởng trường học bố trí căn cứ dựa trên kế hoạch năm học, quy mô, đạc điểm và điều kiện cụ thể của từng trường học.
Như vậy, trường hợp vợ bạn là giáo viên sinh con,có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè sẽ tùy thuộc vào bố trí của nhà trường mà xác định có được nghỉ bù hay không? Vì vậy, trong trường hợp này, vợ bạn cần liên hệ trực tiếp với Hiệu trưởng trường học để xác định xem có được nghỉ bù không?
Thời gian nghỉ thai sản theo quy định của Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ căn cứ theo thời điểm sinh con. Theo quy định của Quyết định 636/QĐ-BHXH, thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản căn cứ vào Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh, trong trường hợp con chết thì cần có giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691