CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2/CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 1 năm 1997 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển hợp tác xã thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách trong phạm vi cả nước, chỉ đạo các cơ quan chính quyền cấp dưới và hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức của hợp tác xã thực hiện.
2. Căn cứ Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật, xây dựng Điều lệ mẫu và soạn thảo các dự án bổ sung, sửa đổi Điều lệ mẫu của Hợp tác xã trong ngành trình Chính phủ ban hành; hướng dẫn và kiểm tra việc áp dụng Luật Hợp tác xã, Điều lệ mẫu và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến Hợp tác xã.
3. Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Hợp tác xã thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý; trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển.
4. Xây dựng và trình Chính phủ thông qua hoặc thông qua theo thẩm quyền các chương trình, dự án quốc gia và các chương trình, dự án do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp để phát triển kinh tế hợp tác xã; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đó.
5. Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, nghiệp vụ chuyên môn thuộc ngành mình cho đội ngũ cán bộ quản lý Hợp tác xã và nâng cao tay nghề cho người lao động trong các hợp tác xã theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hoặc tham gia với các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và người lao động trong hợp tác xã.
6. Thanh tra, kiểm tra các hợp tác xã thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Liên minh hợp tác xã Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh trong việc tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã và vận động nhân dân tham gia xây dựng, phát triển hợp tác xã.
1. Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác xã thuộc các ngành kinh tế trên địa bàn của tỉnh.
2. Hướng dẫn thi hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật Hợp tác xã, Điều lệ mẫu và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến Hợp tác xã.
3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án do Ngân sách Nhà nước tài trợ, do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp về phát triển kinh tế hợp tác xã.
4. Xem xét, xác nhận Điều lệ, Điều lệ sửa đổi, cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các Liên hiệp hợp tác xã có trụ sở chính đóng trên địa bàn của tỉnh.
5. Xét cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các hợp tác xã, Liên hợp tác xã kinh doanh các ngành, nghề đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
6. Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hợp tác xã thuộc tỉnh khác đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trên địa bàn của tỉnh mình.
7. Trợ giúp về tài chính và điều kiện vật chất khác, về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho Liên minh hợp tác xã tỉnh hoạt động.
8. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, phối hợp với Liên minh hợp tác xã và Hội Nông dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, thực hiện các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã.
9. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hợp tác xã; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, xã viên và người lao động trong hợp tác xã.
10. Đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm phát triển hợp tác xã.
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Luật hợp tác xã, Điều lệ mẫu và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hợp tác xã.
2. Tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các hợp tác xã ở địa phương mình.
3. Xem xét, xác nhận Điều lệ, Điều lệ sửa đổi, cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hợp tác xã có trụ sở chính trên địa bàn huyện; chấp thuận việc hợp nhất hoặc chia tách hợp tác xã.
4. Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hợp tác xã ngoài huyện thuộc tỉnh mở chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc trên địa bàn của huyện mình.
5. Thực hiện công tác thanh tra nhà nước, giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về hợp tác xã; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, xã viên và người lao động trong hợp tác xã thuộc phạm vi quyền hạn được giao.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hợp tác xã phù hợp với Luật hợp tác xã, Điều lệ mẫu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Xem xét đề án thành lập và phương hướng, kế hoạch hoạt động của hợp tác xã, căn cứ vào những điều kiện mà luật pháp quy định, trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý (nêu rõ lý do) cho các sáng lập viên và đồng gửi Uỷ ban nhân dân huyện để báo cáo.
3. Xác nhận trụ sở của hợp tác xã ở địa phương mình.
Phan Văn Khải (Đã ký) |