CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2002/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 07 tháng 1 năm 2002 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ SỐ 03/2002/NĐ-CP NGÀY 07THÁNG 01 NĂM 2002 VỀ BẢO VỆ AN NINH, AN TOÀN DẦU KHÍ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH :
2. Mọi hành vi vi phạm Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến an ninh, an toàn dầu khí đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan và tổ chức nêu ở khoản 1 Điều này khi nhận được thông tin liên quan đến mất an ninh, an toàn dầu khí phải có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chức năng để kịp thời xử lý và ngăn ngừa thiệt hại.
Điều 5. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. "Bảo vệ an ninh dầu khí" là việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc làm phương hại đến việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển ngành dầu khí Việt Nam; bảo vệ an ninh nội bộ cơ quan, doanh nghiệp dầu khí; bảo vệ bí mật Nhà nước; bảo vệ các hoạt động dầu khí, công trình, phương tiện, thiết bị dầu khí.
2. "Bảo vệ an toàn dầu khí" là việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng chống cháy nổ, tai nạn, sự cố kỹ thuật, nhằm bảo đảm an toàn cho người, công trình, phương tiện, thiết bị và hoạt động dầu khí, bảo vệ môi trường sinh thái.
3. "Công trình, phương tiện, thiết bị dầu khí" là dàn khoan, đường ống, kho chứa, nhà máy, bến cảng và các công trình, phương tiện, thiết bị khác phục vụ cho hoạt động dầu khí, kể cả công trình, phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp tác với nước ngoài tại các vùng không thuộc quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Lợi dụng hoạt động dầu khí để xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Gián tiếp hoặc trực tiếp phá hoại cơ quan, doanh nghiệp dầu khí, các công trình, phương tiện, thiết bị dầu khí.
3. Xâm phạm các hoạt động dầu khí, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, lợi ích quốc gia và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí.
4. Vi phạm bí mật Nhà nước trong hoạt động dầu khí.
5. Làm phương hại đến việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật phát triển ngành dầu khí.
Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong hồ sơ tuyển dụng phải có lý lịch tư pháp. Sau khi được tuyển dụng, những cá nhân này phải hoạt động đúng mục đích nhập cảnh.
2. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động của người lao động nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho nhà thầu, văn phòng đại diện, doanh nghiệp dầu khí tại Việt Nam.
2. Nhà thầu dầu khí nước ngoài, doanh nghiệp dầu khí có vốn đầu tư nước ngoài khi cử lao động là người Việt Nam đi công tác, học tập ở nước ngoài phải thông báo cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam về danh sách đoàn đi, chương trình công tác, học tập.
2. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phép yêu cầu các nhà thầu nước ngoài, các doanh nghiệp dầu khí có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động khi phát hiện có chứng cứ vi phạm pháp luật Việt Nam.
Nghiêm cấm việc trao đổi hoặc đưa thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước trong ngành dầu khí trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Chấp hành đúng quy định của Nhà nước về thiết lập, quản lý, sử dụng mạng Internet;
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin được đưa vào, truyền đi từ hệ thống máy tính của mình;
3. Khi phát hiện các nguồn thông tin bất hợp pháp xâm nhập vào Việt Nam hoặc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng Internet, phải báo ngay cho cơ quan chức năng Nhà nước để xử lý.
Điều 14. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí tại Việt Nam có trách nhiệm:
1. Thiết lập, duy trì hệ thống quản lý công tác an toàn, bảo đảm kiểm soát hiệu quả các rủi ro trong suốt quá trình hoạt động từ khâu thiết kế, xây dựng, chạy thử, vận hành, khai thác và hủy bỏ công trình;
2. Thiết lập, duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp và áp dụng các biện pháp ứng cứu cần thiết khi xảy ra cháy nổ, tai nạn, sự cố;
3. Lập kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp quốc gia, tổ chức luyện tập thường xuyên và diễn tập định kỳ theo kế hoạch;
4. Thực hiện đầy đủ các kế hoạch về bảo vệ môi trường và các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và khắc phục hậu quả do sự cố ô nhiễm môi trường gây ra.
2. Trong quá trình làm việc, người lao động phải tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường lao động; bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và bảo vệ an toàn cho công trình, phương tiện, thiết bị dầu khí.
3. Khách đến làm việc, tham quan tại các cơ quan, doanh nghiệp dầu khí phải chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định ra vào, làm việc, tham quan theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, doanh nghiệp dầu khí, nhằm bảo vệ an ninh, an toàn cho các hoạt động dầu khí, công trình, phương tiện, thiết bị dầu khí.
2. Lực lượng bảo vệ và lực lượng an toàn phải có đủ điều kiện về phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được trang bị phương tiện cần thiết, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí trong phạm vi trách nhiệm.
2. Trong hành lang an toàn, nghiêm cấm việc xây dựng các công trình, trồng cây lâu năm, sử dụng lửa trần, các thiết bị phát nhiệt, phát lửa và các hoạt động khác gây nguy hại cho công trình dầu khí.
3. Trường hợp cần sử dụng hành lang an toàn cho mục đích an ninh, quốc phòng hoặc các mục đích đặc biệt khác, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho công trình dầu khí.
4. Hành lang an toàn xung quanh các công trình dầu khí trên đất liền do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
2. Khoảng cách vùng an toàn của các công trình dầu khí trên biển là 500m trở ra tính từ rìa ngoài cùng của công trình hoặc từ vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi.
3. Trong phạm vi 2 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí biển các phương tiện tàu, thuyền không có nhiệm vụ không được thả neo.
4. Tọa độ vùng an toàn xung quanh các hoạt động dầu khí, các công trình dầu khí trên biển do cơ quan đảm bảo hàng hải Việt Nam công bố trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Điều 20. Bộ Công an có trách nhiệm :
1. Soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn việc thi hành Nghị định này và các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động dầu khí;
2. Chỉ đạo các đơn vị công an liên quan hướng dẫn, phối hợp với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tổ chức công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí;
3. Hướng dẫn, chỉ đạo Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và các ngành liên quan thực hiện công tác phòng chống cháy nổ và mất an toàn trong hoạt động dầu khí; bố trí lực lượng, phối hợp ứng cứu kịp thời khi xảy ra các vụ cháy nổ, sự cố ở công trình dầu khí;
4. Chỉ đạo và phối hợp với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và tổ chức lực lượng bảo vệ tại các đơn vị cơ sở hoạt động dầu khí và các công trình dầu khí.
Điều 21. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm :
1. Chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc, phối hợp với lực lượng công an và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam bảo vệ an ninh, an toàn cho hoạt động dầu khí và công trình dầu khí; tham gia các hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, tạm giữ người, phương tiện và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm an ninh, an toàn dầu khí; tham gia các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố và bảo vệ môi trường;
2. Hướng dẫn và phối hợp với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam xây dựng phương án bảo vệ các công trình dầu khí trọng điểm trên biển.
Điều 25. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm :
1. Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, doanh nghiệp của mình; thực hiện công tác bảo vệ an ninh nội bộ cơ quan, doanh nghiệp; bảo vệ tài sản Nhà nước; phòng, chống các loại tội phạm và ngăn ngừa sự cố, cháy nổ và tai nạn;
2. Phối hợp với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, nơi có hoạt động dầu khí tuyên truyền, giáo dục công dân tham gia bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí;
3. Xây dựng lực lượng bảo vệ và lực lượng an toàn chuyên trách, bán chuyên trách theo đúng quy định của pháp luật để kịp thời ứng cứu sự cố xẩy ra và trang bị đủ phương tiện cần thiết nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí;
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí; đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể.
THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Tổ chức, cá nhân vi phạm Nghị định này và các quy định khác có liên quan đến việc bảo vệ an ninh, an toàn dầu khí thì tùy theo tính chất, mức độ mà áp dụng các hình thức xử phạt hành chính. Cá nhân vi phạm có hành vi cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Phan Văn Khải (Đã ký) |