CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2004/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 1 năm 2004 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 4 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ),
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương như sau:
1. Thành lập quận Ninh Kiều và phường trực thuộc:
a) Thành lập quận Ninh Kiều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
Quận Ninh Kiều sau khi được thành lập có 2.922,04 ha diện tích tự nhiên và 206.213 nhân khẩu.
Địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp quận Cái Răng; Bắc giáp quận Bình Thủy.
b) Thành lập phường An Bình thuộc quận Ninh Kiều trên cơ sở toàn bộ 1.193,17 ha diện tích tự nhiên và 18.906 nhân khẩu của xã An Bình.
Địa giới hành chính: Đông giáp phường An Hòa, phường Xuân Khánh, phường Hưng Lợi; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp huyện Phong Điền, quận Cái Răng; Bắc giáp quận Bình Thủy.
Quận Ninh Kiều có 2.922,04 ha diện tích tự nhiên và 206.213 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và An Bình.
2. Thành lập quận Bình Thủy và các phường trực thuộc:
a) Thành lập quận Bình Thủy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các phường: Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc và các xã: Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
Quận Bình Thủy có 6.877,69 ha diện tích tự nhiên và 86.279 nhân khẩu.
Địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp quận Ninh Kiều; Bắc giáp quận Ô Môn.
b) Thành lập phường Long Hòa trên cơ sở toàn bộ 1.395,08 ha diện tích tự nhiên và 13.471 nhân khẩu của xã Long Hoà (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
Địa giới hành chính: Đông giáp phường Bình Thủy, phường An Thới; Tây giáp phường Thới An Đông, huyện Phong Điền; Nam giáp phường Long Tuyền; Bắc giáp phường Trà Nóc.
c) Thành lập phường Long Tuyền trên cơ sở toàn bộ 1.413,55 ha diện tích tự nhiên và 13.250 nhân khẩu của xã Long Tuyền (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
Địa giới hành chính: Đông giáp quận Ninh Kiều; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp huyện phong Điền; Bắc giáp phường Long Hòa.
d) Thành lập phường Thới An Đông trên cơ sở toàn bộ 1.167,56 ha diện tích tự nhiên và 9.438 nhân khẩu của xã Thới An Đông (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
Địa giới hành chính: Đông giáp phường Long Hòa, phường Trà Nóc; Tây giáp quận Ô Môn; Nam giáp huyện Phong Điền; Bắc giáp quận Ô Môn.
Quận Bình Thủy sau khi được thành lập có 6.877,69 ha diện tích tự nhiên và 86.279 nhân khẩu; có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc, Long Hòa, Long Tuyền, Thới An Đông.
3. Thành lập quận Cái Răng và các phường trực thuộc:
a) Thành lập quận Cái Răng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường Hưng Phú, xã Hưng Thạnh (thuộc thành phố Cần Thơ cũ); toàn bộ 246,37 ha diện tích tự nhiên và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng, 1.035,81 ha diện tích tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh, 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An, 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 nhân khẩu của xã Đông Phú thuộc huyện Châu Thành; 531,52 ha diện tích tự nhiên và 6.339 nhân khẩu của xã Tân Phú Thạnh thuộc huyện Châu Thành A.
Quận Cái Răng có 6.253,43 ha diện tích tự nhiên và 74.942 nhân khẩu.
Địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Ninh Kiều.
b) Thành lập phường Lê Bình trên cơ sở toàn bộ 246,37 ha diện tích tự nhiên và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng.
Địa giới hành chính: Đông giáp phường Hưng Thạnh; Tây, Bắc giáp quận Ninh Kiều; Nam giáp phường Thường Thạnh.
c) Thành lập phường Thường Thạnh trên cơ sở 1.035,81 ha diện tích tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh (thuộc huyện Châu Thành).
Địa giới hành chính: Đông giáp phường Phú Thứ; Tây giáp phường Ba Láng; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp phường Lê Bình, phường Hưng Thạnh.
d) Thành lập phường Phú Thứ trên cơ sở 2.013,29 ha diện tích tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An (thuộc huyện Châu Thành).
Địa giới hành chính: Đông giáp phường Tân Phú; Tây giáp phường Thường Thạnh; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp phường Hưng Phú, phường Hưng Thạnh và tỉnh Vĩnh Long.
đ) Thành lập phường Tân Phú trên cơ sở 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 nhân khẩu của xã Đông Phú (thuộc huyện Châu Thành).
Địa giới hành chính: Đông, Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Tây giáp phường Phú Thứ; Bắc giáp phường Phú Thứ và tỉnh Vĩnh Long.
e) Thành lập phường Ba Láng trên cơ sở 531,52 ha diện tích tự nhiên và 6.339 nhân khẩu của xã Tân Phú Thạnh (thuộc huyện Châu Thành A).
Địa giới hành chính: Đông giáp phường Thường Thạnh; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp phường Lê Bình.
g) Thành lập phường Hưng Thạnh trên cơ sở toàn bộ 867,15 ha diện tích tự nhiên và 8.249 nhân khẩu của xã Hưng Thạnh (thuộc thành phố Cần Thơ cũ).
Địa giới hành chính: Đông, Nam giáp phường Phú Thứ; Tây giáp phường Thường Thạnh, phường Lê Bình; Bắc giáp phường Hưng Phú, quận Ninh Kiều.
Quận Cái Răng sau khi được thành lập có 6.253,43 ha diện tích tự nhiên và 74.942 nhân khẩu; có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Lê Bình, Thường Thạnh, Phú Thứ, Tân Phú, Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh.
4. Thành lập quận Ô Môn và các phường trực thuộc:
a) Thành lập quận Ô Môn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị trấn Ô Môn và các xã Thới An, Phước Thới, Trường Lạc, 3.585,49 ha diện tích tự nhiên và 35.376 nhân khẩu của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn.
Quận Ô Môn có 12.557,26 ha diện tích tự nhiên và 128.331 nhân khẩu.
Địa giới hành chính: Đông giáp quận Bình Thủy; Tây giáp huyện Cờ Đỏ; Nam giáp huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền; Bắc giáp huyện Thốt Nốt, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Đồng Tháp.
b) Thành lập phường Châu Văn Liêm trên cơ sở toàn bộ 1.658,42 ha diện tích tự nhiên và 30.485 nhân khẩu của thị trấn Ô Môn.
Địa giới hành chính: Đông giáp phường Phước Thới; Tây giáp huyện Cờ Đỏ; Nam giáp phường Trường Lạc; Bắc giáp phường Thới An, phường Thới Long.
c) Thành lập phường Thới An trên cơ sở toàn bộ 2.430,62 ha diện tích tự nhiên và 26.474 nhân khẩu của xã Thới An.
Địa giới hành chính: Đông giáp phường Phước Thới; Tây giáp phường Thới Long; Nam giáp phường Châu Văn Liêm; Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
d) Thành lập phường Phước Thới trên cơ sở toàn bộ 2.682,57 ha diện tích tự nhiên và 20.193 nhân khẩu của xã Phước Thới.
Địa giới hành chính: Đông giáp quận Bình Thủy; Tây giáp phường Châu Văn Liêm; Nam giáp phường Trường Lạc; Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Đồng Tháp.
đ) Thành lập phường Trường Lạc trên cơ sở toàn bộ 2.200,16 ha diện tích tự nhiên và 15.803 nhân khẩu của xã Trường Lạc.
Địa giới hành chính: Đông giáp quận Bình Thủy, huyện Phong Điền; Tây giáp huyện Cờ Đỏ; Nam giáp huyện Phong Điền; Bắc giáp phường Châu Văn Liêm, phường Phước Thới.
e) Thành lập phường Thới Long trên cơ sở 3.585,49 ha diện tích tự nhiên và 35.376 nhân khẩu của xã Thới Long.
Địa giới hành chính: Đông giáp phường Thới An; Tây giáp huyện Thốt Nốt; Nam giáp huyện Cờ Đỏ; Bắc giáp huyện Thốt Nốt và tỉnh Đồng Tháp.
Quận Ô Môn sau khi được thành lập có 12.557,26 ha diện tích tự nhiên và 128.331 nhân khẩu; có 5 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Châu Văn Liêm, Thới An, Phước Thới, Trường Lạc, Thới Long.
5. Thành lập huyện Phong Điền:
Thành lập huyện Phong Điền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A.
Huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 100.710 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tấn Thới, Nhơn ái, Nhơn Nghĩa và Trường Long.
Địa giới hành chính: Đông giáp quận Ninh Kiều, quận Cái Răng; Tây giáp huyện Cờ Đỏ; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Bình Thủy, quận Ô Môn.
6. Thành lập huyện Cờ Đỏ và xã trực thuộc:
a) Thành lập huyện Cờ Đỏ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của hai thị trấn: Thới Lai, Cờ Đỏ và các xã: Thới Thạnh, Định Môn, Thới Đông, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Đông Thuận, Xuân Thắng, Thới Lai, Đông Bình, Đông Hiệp và 69,81 ha diện tích tự nhiên và 13.017 nhân khẩu còn lại của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn.
Địa giới hành chính: Đông giáp huyện Phong Điền, quận Ô Môn; Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Kiên Giang; Nam giáp tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, quận Ô Môn.
b) Thành lập xã Thới Hưng trên cơ sở 6.981 ha diện tích tự nhiên và 13.017 nhân khẩu của xã Thới Long thuộc huyện Ô Môn.
Địa giới hành chính xã Thới Hưng: Đông giáp xã Thới Thạnh, xã Xuân Thắng; Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh; Nam giáp xã Đông Hiệp, thị trấn Cờ Đỏ, xã Xuân Thắng; Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh; huyện Thốt Nốt, quận Ô Môn.
Huyện Cờ Đỏ sau khi được thành lập có 40.256,41 ha diện tích tự nhiên và 172.041 nhân khẩu; có 14 đơn vị hành chính trực thuộc thuộc gồm thị trấn Thới Lai, thị trấn Cờ Đỏ và 12 xã: Thới Thạnh, Định Môn, Thới Đông, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Đông Thuận, Xuân Thắng, Thới Lai, Đông Bình, Đông Hiệp, Thới Hưng.
7. Thành lập huyện Vĩnh Thạnh và xã trực thuộc:
a) Thành lập huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Thắng, Trung Hưng và 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt.
Huyện Vĩnh Thạnh có 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu.
Địa giới hành chính: Đông giáp huyện Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ; Tây giáp tỉnh An Giang; Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện Thốt Nốt, tỉnh An Giang.
b) Thành lập xã Vĩnh Trinh trên cơ sở 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt.
Xã Vĩnh Trinh có 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu.
Địa giới hành chính: Đông giáp huyện Thốt Nốt; Tây giáp tỉnh An Giang; Nam giáp xã Thạnh Mỹ; Bắc giáp tỉnh An Giang.
Huyện Vĩnh Thạnh sau khi được thành lập có 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh Lộc, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Thắng, Trung Hưng, Vĩnh Trinh.
8. Thành lập huyện Thốt Nốt:
a) Thành lập huyện Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thốt Nốt và các xã: Thuận Hưng, Trung Nhứt, Tân Lộc, Trung Kiên, Trung An, Trung Thạnh, Thới Thuận và 85,94 ha diện tích tự nhiên và 1.618 nhân khẩu còn lại của xã Vĩnh Trinh.
Địa giới hành chính: Đông giáp quận Ô Môn; Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh An Giang; Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
b) Sáp nhập 85,94 ha diện tích tự nhiên và 1.618 nhân khẩu (phần còn lại của xã Vĩnh Trinh) vào xã Thới Thuận.
Xã Thới Thuận có 2.891,50 ha diện tích tự nhiên và 32.586 nhân khẩu.
Địa giới hành chính: Đông giáp xã Trung Kiên; Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh; Nam giáp thị trấn Thốt Nốt; Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh An Giang.
Huyện Thốt Nốt sau khi thành lập có 17.110,08 ha diện tích tự nhiên và 189.641 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là thị trấn Thốt Nốt và các xã Thuận Hưng, Trung Nhứt, Tân Lộc, Trung Kiên, Trung An, Trung Thạnh, Thới Thuận.
Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc có 138.959,99 ha diện tích tự nhiên và 1.112.121 nhân khẩu; gồm 8 đơn vị hành chính là 4 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt; có 67 đơn vị hành chính phường xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chủ tịch ủy ban nhân dân lâm thời thành phố Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Nghị định 11/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
- 2 Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành
- 3 Nghị định 48/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành A, Ô Môn, Phụng Hiệp và thị xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ
- 4 Nghị định 47/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Ô Môn, Phụng Hiệp và Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ
- 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 6 Nghị định 28/2000/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ
- 7 Nghị định 80/1999/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Thốt Nốt và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ
- 8 Nghị định 21/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Bình, Đông Hiệp thuộc huyện ÔMôn, tỉnh Cần Thơ
- 1 Nghị định 48/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành A, Ô Môn, Phụng Hiệp và thị xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ
- 2 Nghị định 11/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
- 3 Nghị định 21/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn Cờ Đỏ và các xã Đông Bình, Đông Hiệp thuộc huyện ÔMôn, tỉnh Cần Thơ
- 4 Nghị định 80/1999/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Thốt Nốt và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ
- 5 Nghị định 28/2000/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ
- 6 Nghị định 47/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Ô Môn, Phụng Hiệp và Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ