HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112-HĐBT | Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 1987 |
Căn cứ Điều lệ về chế độ làm việc và quan hệ công tác của Hội đồng Bộ trưởng ban hành kèm theo Quyết định số 169-HĐBT ngày 29-12-1981 của Hội đồng Bộ trưởng ;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ngày 25 tháng 6 năm 1987,
Nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng:
1. Xây dựng chương trình công tác của Hội đồng Bộ trưởng (hàng tuần, hàng tháng, ba tháng, sáu tháng), theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình đó.
2. Tổ chức kiểm tra các đề án, các dự thảo quyết định do các ngành trình Hội đồng Bộ trưởng, bảo đảm đạt yêu cầu về chất lượng, thời gian và thủ tục đã quy định nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng.
3. Tổ chức theo dõi, kiểm tra một cách có hệ thống việc các ngành, các địa phương thực hiện các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng.
4. Phục vụ Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo, điều hành công việc hàng ngày và giải quyết những việc có tính chất liên ngành vượt quá thẩm quyền của các Bộ trưởng.
5. Quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng, bảo đảm sự quán triệt về đường lối, quan điểm của Đảng, sự thống nhất, nhất quán về chủ trương , chính sách của Chính phủ và hiệu lực pháp lý của các văn bản. Theo dõi việc ban hành các văn bản của các ngành, các địa phương có liên quan đến việc thi hành các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng.
6. Bảo đảm các điều kiện vật chất và kỹ thuật cho sự hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, tài chính, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước.
7. Được cử các chuyên viên của Văn phòng tham dự các cuộc họp bàn về công tác, dự các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của các ngành, các địa phương và được yêu cầu các ngành, các địa phương cung cấp thông tin, tài liệu và số liệu cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch, các Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, được tham gia góp ý kiến với các ngành, các địa phương trong việc chuẩn bị các đề án, dự thảo quyết định trình Hội đồng Bộ trưởng và kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện các quyết định đó.
1. Vụ Tổng hợp.
2. Vụ Công nghiệp và Giao thông vận tải.
3. Vụ Xây dựng cơ bản.
5. Vụ Kinh tế - Kế hoạch.
6. Vụ Phân phối - Lưu thông.
7. Vụ Kinh tế đối ngoại.
8. Vụ Nội chính.
9. Vụ Khoa giáo - Văn xã - Thông tin.
10. Vụ Hành chính.
11. Vụ Tổ chức - Cán bộ.
12. Cục Quản trị I.
13. Cục Quản trị II (ở thành phố Hồ Chí Minh).
14. Tổ công tác của Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |