HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117-HĐBT | Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 1988 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 117-HĐBT NGÀY 21-7-1988
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Để góp phần làm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, chính xác, kịp thời và đúng pháp luật;
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Sau khi trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Bộ Tư pháp cùng với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ quy định cấp có thẩm quyền quyết định trưng cầu giám định tư pháp.
Bộ Nội vụ có giám định viên kỹ thuật hình sự và giám định viên pháp y;
Bộ Y tế có giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần;
Bộ Quốc phòng có giám định viên pháp y thuộc Bộ Quốc phòng;
Bộ Tài chính có giám định viên kế toán tài chính;
Bộ Văn hoá có giám định viên tác phẩm văn học nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật;
Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước có giám định viên trong từng lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Các cơ quan có từ 3 giám định viên trở lên thì bổ nhiệm giám định viên trưởng.
Ở các ngành khác không có tổ chức giám định tư pháp. Khi có quyết định trưng cầu giám định tư pháp về những vụ việc có liên quan tới chuyên môn của ngành đó, thì thủ trưởng ngành đó cử người làm giám định. Người được cử làm giám định có nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên.
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ra quyết định bổ nhiệm giám định viên và giám định viên trưởng cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, thuộc từng ngành ở địa phương mình theo đề nghị của thủ trưởng ngành chuyên môn đó và Giám đốc Sở Tư pháp.
a) Có phẩm chất chính trị tốt;
b) Có trình độ nghiệp vụ chuyên môn từ đại học trở lên;
c) Có thâm niên công tác về nghiệp vụ chuyên môn đó ít nhất là 5 năm.
1. Thực hiện các nội dung giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
2. Kết luận giám định bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó;
3. Giải thích bản kết luận giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
4. Giám định bổ sung hoặc giám định lại khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
5. Không được để lộ tài liệu và kết quả giám định;
6. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật tố tụng.
1. Từ chối việc thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định , các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình hoặc có lý do chính đáng khác;
2. Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bổ sung tài liệu hoặc cán bộ chuyên môn để giám định khi cần thiết;
3. Viết kết luận riêng của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung đó (trường hợp giám định tập thể).
4. Giám định viên tiến hành giám định bằng kiến thức và phương pháp nghiệp vụ chuyên môn của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng không được can thiệp vào công việc chuyên môn của giám định viên.
1. Bản thân là bị can, bị cáo hoặc đương sự khác.
2. Bản thân có quan hệ thân thuộc hoặc phụ thuộc về công tác, về kinh tế với bị can, bị cáo hoặc các đương sự khác.
3. Bản thân đã hoặc đang tham gia vụ án đó với tư cách là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, người bào chữa, người đại diện của đương sự.
Cơ quan trưng cầu giám định dự trù kinh phí cho công tác giám định tư pháp và chỉ trả phụ cấp cho giám định viên.
Bộ Tư pháp quy định mức trả phụ cấp cho giám định viên đối với từng loại việc sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính.
Quản lý danh sách giám định viên trong cơ quan Bộ, ngành, chuyên môn của mình ở Trung ương, trong Sở, ngành chuyên môn của mình ở địa phương và là đầu mối liên hệ công tác với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan tư pháp.
Trực tiếp giúp thủ trưởng cơ quan liên hệ công tác với các giám định viên; cử đúng và kịp thời giám định viên khi có quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Trường hợp có những lý do đã quy định ở
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Luật giám định tư pháp 2012
- 2 Thông tư 09/2006/TT-BCA-C11 hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2005/NĐ-CP thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 3 Quyết định 451/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Pháp y quốc gia trực thuộc Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Chỉ thị 01/2001/CT-BTP về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2001 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Thông tư 78/TT-QĐ-1989 hướng dẫn Nghị định 117-HĐBT về giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 1 Chỉ thị 01/2001/CT-BTP về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2001 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 451/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Pháp y quốc gia trực thuộc Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 09/2006/TT-BCA-C11 hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2005/NĐ-CP thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 4 Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004
- 5 Luật giám định tư pháp 2012