Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 127/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân về việc bảo đảm điều kiện về ngân sách, cơ sở vật chất, huy động thành tựu khoa học và công nghệ, dự trữ quốc gia để phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội (sau đây gọi chung là an ninh, trật tự).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng với cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách, Nhà nước bảo đảm điều kiện về ngân sách và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu bào vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống, trong đó ưu tiên cho các địa bàn chiến lược, xung yếu, quan trọng về an ninh, trật tự.

2. Khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, mọi nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và thành tựu khoa học, công nghệ của các tổ chức, cá nhân đều có thể được Nhà nước xem xét huy động cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.

Trong trường hợp cấp thiết, khi an ninh, trật tự bị xâm phạm nghiêm trọng, mọi phương tiện giao thông, thông tin và các phương tiện kỹ thuật khác của tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện đó đều có thể được Nhà nước xem xét huy động phục vụ hoạt động bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

3. Nhà nước thực hiện chính sách đền bù kịp thời, thoả đáng theo thời giá thị trường và quy định của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có nguồn lực được huy động cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.

4. Nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự vào mục đích trái pháp luật.

Điều 4. Nội dung bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Bảo đảm điều kiện về ngân sách và cơ sở vật chất cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm: đầu tư tài chính, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, đất đai, trụ sở, công trình, cơ sở công nghiệp và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.

2. Huy động thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm: chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; bảo đảm tiềm lực thông tin, cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học và công nghệ; bổ sung lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.

3. Dự trữ quốc gia bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm dự trữ dài hạn, trung hạn và hàng năm về ngân sách, hàng dự trữ quốc gia.

Điều 5. Hình thức và phương thức huy động nguồn lực phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Việc huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo hình thức trưng thu, trưng mua và trọng dụng.

2. Việc huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo phương thức:

a) Bắt buộc khi có các tình huống, yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự;

b) Hợp đồng thoả thuận giữa cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự với các tổ chức, cá nhân;

c) Tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong việc giúp đỡ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự.

3. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các phương thức huy động nguồn lực bảo vệ an ninh, trật tự.

Điều 6. Quyền lợi của các tổ chức, cá nhân có nguồn lực được huy động cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Trường hợp nguồn lực của các tổ chức, cá nhân được huy động theo phương thức bắt buộc nhưng không phải trưng mua thì cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự phải hoàn trả ngay cho cá nhân, tổ chức có nguồn lực được huy động khi tình huống, yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự không còn. Nếu xảy ra thiệt hại thì cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân có sáng kiến, thành tựu khoa học, công nghệ được huy động phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan quy định cụ thể chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp đối với từng phương thức huy động nguồn lực phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.

Điều 7. Bảo vệ bí mật Nhà nước trong bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

Các hoạt động bảo đảm điều kiện về ngân sách, cơ sở vật chất, dự trữ quốc gia cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự và chính sách huy động thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự phải tuân thủ những quy định có liên quan về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Chương 2:

BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN VỀ NGÂN SÁCH VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ

Điều 8. Ngân sách bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 9. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được Nhà nước bảo đảm, bao gồm: đất đai, trụ sở, công trình, trang thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.

Điều 10. Thẩm quyền trưng thu, trưng mua, trưng dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định trưng thu, trưng mua, trưng dụng đối với đất đai, công trình, thiết bị, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc và người điều khiển sử dụng các phương tiện đó hoặc các tài sản khác của tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự có thẩm quyền quyết định trưng dụng đối với các công trình, thiết bị, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc và người điều khiển, sử dụng các phương tiện đó hoặc các tài sản khác của tổ chức, cá nhân.

3. Trình tự, thủ tục trưng thu, trưng mua, trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Sản xuất, cấp phát vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh trật tự dự trù số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cấp phát.

2. Căn cứ vào nhu cầu cấp phát và điều kiện thực tế, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc sản xuất và cấp phát vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc sản xuất và cấp phát vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự trong Quân đội nhân dân. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc nhòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập khẩu.

3. Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự các cấp, theo thẩm quyền, có trách nhiệm ký duyệt kế hoạch cấp phát vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho các lực lượng thuộc quyền quản lý của mình để sử dụng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tổ chức theo dõi, kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống mất mát, hư hỏng, sử dụng sai mục đích hoặc vi phạm pháp luật.

4. Việc sản xuất, cấp phát vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Điều 12. Thu hồi, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự được giao quản lý, sử dựng vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ khi chuyển công tác khác hoặc về hưu, chuyển ngành, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc theo quyết định, mệnh lệnh, yêu cầu của người có thẩm quyền phải giao trả lại cho đơn vị chủ quản vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đã được trang bị.

2. Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hết hạn sử dụng hoặc kém chất lượng thì thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự các cấp phải lập biên bản thu hồi và đề nghị các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định hoặc đề xuất việc xử lý.

3. Các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức việc thanh lý, tiêu huỷ hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về thu hồi, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.

Điều 13. Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, theo chức năng và nhiệm vụ, chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng, phát triển, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng thông tin của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống.

2. Bộ Công an, Bộ Bưu chính, Viễn thông, theo chức năng và nhiệm vụ, chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn mạng bưu chính, mạng viễn thông và an ninh thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh thông tin và an toàn mạng bưu chính, mạng viễn thông.

Điều 14. Đầu tư, phát triển xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, huấn luyện, đào tạo phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, theo chức năng và nhiệm vụ, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan quy định cụ thể và tổ chức thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển, hiện đại hoá các học viện, viện nghiên cứu, nhà trường và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác thuộc lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào công tác bảo vệ an ninh, trật tự; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện các cán bộ, chuyên gia khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ để đáp ứng nhu cầu công tác bảo vệ an ninh, trật tự; huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức bảo đảm an ninh, trật tự cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan, tổ chức khác.

2. Nhà nước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự, bao gồm:

a) Xây dựng phòng thí nghiệm, trạm thử nghiệm, trạm quan trắc cấp quốc gia và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự và giao Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, sử dụng;

b) Đầu tư, bổ sung, sửa chữa và nâng cấp các phòng thí nghiệm, trạm quan trắc ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm.

3. Nhà nước có chính sách bổ sung lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, bao gồm:

a) Tuyển chọn, điều động cán bộ, công chức, nhân viên khoa học, công nghệ thuộc các ngành, nghề thích hợp vào phục vụ dài hạn hoặc ngắn hạn trong lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự;

b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về khoa học, công nghệ tại các cơ sở đào tạo của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự;

c) Ưu tiên, tạo điều kiện cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự cử người đủ tiêu chuẩn đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ ở trong nước và nước ngoài, ngoài những loại hình đào tạo riêng của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự.

Điều 15. Việc ưu tiên bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất cho các địa bàn chiến lược, xung yếu

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện chính sách ưu tiên trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, đất đai, trụ sở, công trình và đầu tư xây dựng, củng cố các cơ sở công nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, hệ thống thông tin liên lạc và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác đảm bảo tăng cường hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn.

Điều 16. Dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

Dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, nằm trong chiến lược dự trữ quốc gia. Chính phủ có kế hoạch dự trữ dài hạn, trung hạn và hàng năm về ngân sách, hàng dự trữ quốc gia và các loại tài sản khác bảo đảm điều kiện cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống.

Việc xác định danh mục hàng dự trữ, mức dự trữ, lập kế hoạch, dự toán ngân sách và tổ chức thực hiện, quản lý tài chính và ngân sách cho dự trữ quốc gia để bảo đảm cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia.

Chương 3:

BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆCHO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ

Điều 17. Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa bọc và phát triển công nghệ

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có trách nhiệm chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến liên quan đến an ninh, trật tự cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự theo các phương thức sau:

a) Chuyển giao theo phương thức bắt buộc đối với những tình huống, yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự;

b) Chuyển giao theo phương thức hợp đồng đối với những trường hợp đặt hàng;

c) Chuyển giao theo phương thức tự nguyện đối với những trường hợp tự nguyện đóng góp, giúp đỡ.

2. Hợp tác với các tổ chức khoa học, công nghệ trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân để ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.

3. Các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến liên quan đến an ninh, trật tự cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự. Khi tiến hành các hoạt động về khoa học, công nghệ trong nước cũng như hợp tác quốc tế phải chú ý đến công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các sản phẩm có nhiều công dụng, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.

Điều 18. Xây dựng, củng cố, tăng cường tiềm lực thông tin, cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học và công nghệ

Các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xây dựng, củng cố, tăng cường tiềm lực thông tin, cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm:

1. Trao đổi, cung cấp thông tin, tư liệu về các thành tựu khoa học và công nghệ mới trong và ngoài nước, đặc biệt các thông tin, tư liệu liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự.

2. Phối hợp khai thác các nguồn dữ liệu khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.

3. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự.

4. Tạo điều kiện khai thác tốt các kho tư liệu sáng chế, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phương tiện đo lường và đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nhà nước.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Khen thưởng, xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự theo Nghị định này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do cán bộ, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, theo chức năng và nhiệm vụ, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định định này./.

TM.CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng