CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/1999/NĐ-CP | Hà Mội, ngày 17 tháng 3 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ;
b) Ngân hàng liên doanh;
c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Công ty cho thuê tài chính liên doanh; Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài; Công ty tài chính liên doanh; Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
2. Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng nước ngoài , được Ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định, hoạt động theo Giấy phép mở chi nhánh và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Các chi nhánh của cùng một Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam là những đơn vị được tổ chức độc lập với nhau, phụ thuộc Ngân hàng nước ngoài và được Ngân hàng nước ngoài cấp vốn hoạt động.
1. Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động và theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Các chi nhánh của một ngân hàng liên doanh là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng liên doanh.
1. Công ty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty tài chính liên doanh là tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh được thành lập bằng vốn góp của Bên Việt Nam và của Bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động và theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập bằng 100% vốn của tổ chức tín dụng nước ngoài, là pháp nhân Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động và theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
1. Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam được thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trước khi thanh tra, kiểm tra, cơ quan giám sát, thanh tra nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước về nội dung, thời gian bắt đầu và kết thúc thanh tra, kiểm tra.
2. Sau khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước kết quả việc thanh tra, kiểm tra trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc thanh tra, kiểm tra.
1. Văn bản giao dịch chính thức của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với các cơ quan Nhà nước Việt Nam phải làm bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.
2. Các văn bản trong hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng nước ngoài phải làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: không quá 20 năm;
2. Ngân hàng liên doanh, Công ty tài chính liên doanh và Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài: không quá 30 năm;
3. Công ty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: không quá 50 năm;
4. Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài: không quá 5 năm.
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn gia hạn hoạt động tại Việt Nam có thể được Ngân hàng Nhà nước xem xét từng lần; mỗi lần gia hạn tối đa bằng thời hạn ghi trong Giấy phép lần trước.
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp này tối thiểu 60 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước;
d) Tổ chức tín dụng nước ngoài được cấp phép hoạt động theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định này nếu có văn phòng đại diện đã mở trên cùng địa bàn (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thì phải chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng đó.
2. Trước khi chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải trả Giấy phép, Giấy đăng ký hoạt động cho các cơ quan của Việt Nam đã cấp Giấy phép, Giấy đăng ký hoạt động chậm nhất vào ngày chấm dứt hoạt động.
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp Giấy phép phải nộp một khoản lệ phí bằng đô la Mỹ. Mức lệ phí mỗi lần cấp phép và gia hạn được quy định cụ thể như sau:
a) Giấy phép mở văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài: 5.000 USD (năm nghìn đô la Mỹ);
b) Giấy phép mở chi nhánh Ngân hàng nước ngoài , Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng liên doanh: 30.000 USD (ba mươi nghìn đô la Mỹ);
c) Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh và tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100 % vốn nước ngoài: 10.000 USD (mười nghìn đô la Mỹ);
d) Giấy phép mở chi nhánh của ngân hàng liên doanh: 5.000 USD (năm nghìn đô la Mỹ);
đ) Giấy phép mở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 5.000 USD (năm nghìn đôla Mỹ);
e) Giấy phép mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 3.000 USD (ba nghìn đôla Mỹ).
2. Thủ tục nộp lệ phí cấp Giấy phép được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng không được mở chi nhánh phụ thuộc của chi nhánh đó. Tại nơi đã được mở chi nhánh, Ngân hàng nước ngoài không được đặt văn phòng đại diện. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không được mở các điểm giao dịch dưới bất kỳ hình thức nào ngoài trụ sở chi nhánh của mình.
2. Ngân hàng liên doanh được mở sở giao dịch tại nơi đặt trụ sở chính và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại các Điều 32 và Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại các Điều 32 và Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng.
4. Hồ sơ, thủ tục xin mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Mỗi chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phải có Tổng giám đốc (Giám đốc) riêng để điều hành công việc hàng ngày.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do cấp có thẩm quyền của Ngân hàng nước ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
1.Cơ quan lãnh đạo của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị trong tổ chức tín dụng liên doanh tuỳ thuộc vào số vốn góp của mỗi Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong tổ chức tín dụng liên doanh. Trường hợp mỗi bên tham gia liên doanh có một tổ chức tín dụng thì tối thiểu mỗi bên phải có 2 thành viên tham gia Hội đồng quản trị. Trường hợp có nhiều tổ chức tín dụng tham gia liên doanh thì mỗi tổ chức tín dụng phải có ít nhất một thành viên tham gia Hội đồng quản trị.
2. Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các bên của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh thoả thuận, nhưng không được quá 5 năm.
3. Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh phải là đại diện của Bên Việt Nam.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất được ghi trong điều lệ của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh.
1. Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100 % vốn nước ngoài là người đại diện cho tổ chức tín dụng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức tín dụng trước pháp luật Việt Nam.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc được ghi trong điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
1.Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và tại mỗi tỉnh, thành phố chỉ được phép đặt một văn phòng đại diện.
2. Mỗi văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam phải có một Trưởng văn phòng đại diện riêng.
1. Tỷ lệ góp vốn điều lệ của Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong ngân hàng liên doanh do các Bên thoả thuận và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước khi cấp Giấy phép. Đối với các ngân hàng liên doanh thực hiện nghiệp vụ ngân hàng thương mại, phần vốn góp của Bên nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.
2. Phần vốn góp của Bên nước ngoài trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh không ít hơn 30% vốn điều lệ.
1. Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trong tổ chức tín dụng liên doanh được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình nhưng phải tuân thủ quy định tại
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài có quyền chuyển nhượng vốn của mình nhưng phải ưu tiên cho các tổ chức Việt Nam.
3. Tỷ lệ và điều kiện chuyển nhượng vốn của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh phải được quy định cụ thể trong điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp phần vốn điều lệ được chuyển nhượng vượt mức quy định, việc chuyển nhượng vốn chỉ có hiệu lực sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
4. Trong trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào;
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá;
3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ;
4. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;
5. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
6. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá;
7. Bảo lãnh ngân hàng;
8. Kinh doanh ngoại hối;
9.Thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ;
10. Mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
11. Đại lý chi trả thẻ tín dụng;
12. Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ;
13. Thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản;
14. Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
Điều 31. Ngân hàng liên doanh có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây:
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn;
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá;
3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;
5. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
6. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá;
7. Bảo lãnh ngân hàng;
8. Kinh doanh ngoại hối;
9.Thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ;
10. Mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
11. Đại lý chi trả thẻ tín dụng;
12. Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
13. Thực hiện các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản;
14. Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;
2. Phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá;
3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4. Cho thuê tài chính;
5. Bảo lãnh ngân hàng;
6. Thực hiện dịch vụ tư vấn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính;
7. Thực hiện các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản.
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;
2. Phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá có kỳ hạn từ một năm trở lên;
3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn;
5. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá;
6. Bảo lãnh ngân hàng;
7. Kinh doanh ngoại hối;
8. Thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản;
9. Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
1. Làm chức năng văn phòng liên lạc;
2. Nghiên cứu thị trường;
3. Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
4. Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thoả thuận đã ký giữa tổ chức tín dụng nước ngoài với các tổ chức tín dụng Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam, các dự án do tổ chức tín dụng nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
5. Các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt nam khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
1. Trong Giấy phép cấp cho chi nhánh Ngân hàng nước ngoài , ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các nghiệp vụ được phép thực hiện tại Việt Nam phù hợp với loại hình và quy mô của tổ chức tín dụng được cấp phép.
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài , ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động tại Việt Nam có nghĩa vụ hạch toán theo đúng hệ thống tài khoản kế toán do Ngân hàng Nhà nước quy định và sử dụng chứng từ, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để hạch toán là đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu hạch toán bằng ngoại tệ để lập báo cáo cho Hội sở chính của tổ chức tín dụng nước ngoài thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 41. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
- 2 Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
- 1 Thông tư 03/2007/TT-NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 2 Thông tư 08/2000/TT-NHNN5 hướng dẫn Nghị định 13/1999/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của Tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 4 Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 5 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 1 Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
- 2 Thông tư 03/2007/TT-NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành