CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2009/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2009 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 ngày 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH
1.
“a. Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
2.
“d. Thuyền trưởng, máy trưởng đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng”.
3.
“b. Bản sao các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sổ Danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
4.
“b. Bản sao Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá.”
“3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép được quy định tại Điều 7 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP xét cấp giấy phép trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc và gia hạn giấy phép trong năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không cấp hoặc không gia hạn giấy phép thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do”.
“Điều 6a. Thủ tục và trình tự cấp lại giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân được cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau:
a. Giấy phép bị mất;
b. Giấy phép bị rách nát, hư hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định;
b. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp bị mất giấy phép) hoặc giấy phép rách nát, hư hỏng.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không cấp lại giấy phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn của giấy phép cấp lại như thời hạn của giấy phép đã cấp.
6. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính”.
7.
“3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đồng thời là cơ quan có thẩm quyền thu hồi, gia hạn, cấp lại giấy phép”.
8.
“4. Cơ sở sản xuất phải có ít nhất một kỹ thuật viên có bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành khai thác hoặc cơ khí thủy sản; cơ sở kinh doanh phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về chuyên ngành khai thác thủy sản hoặc cơ khí thủy sản.”.
9.
“5. Về trình độ của nhân viên kỹ thuật:
a. Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đóng mới, cải hoán tàu cá;
b. Đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa trở lên phải có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có bằng trung cấp chuyên ngành vỏ tàu và có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có bằng trung cấp chuyên ngành máy tàu;
c. Trong quá trình đóng mới, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên, cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá phải có kỹ sư chuyên ngành máy tàu và vỏ tàu để giám sát kỹ thuật”.
10. Bổ sung
“h. Có biển hiệu, địa chỉ rõ ràng;
i. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật”.
11. Bổ sung
“5. Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật”.
12. Sửa đổi
“Chỉ được kinh doanh các loại thức ăn nuôi thủy sản thuộc danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam, đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật”.
13.
“Điều 16. Sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm phải có đủ các Điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.
3. Nhà xưởng, kho chứa, phương tiện thu mua, bảo quản, vận chuyển thủy sản chuyên dùng phải bảo đảm các Điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp Luật.
4. Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, hóa chất trong danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam và phải sử dụng đúng liều lượng, giới hạn theo quy định của pháp Luật.
5. Cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y theo quy định của pháp Luật.
6. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm”.
14. Tên cơ quan “Bộ Thủy sản” trong Nghị định số 59/2005/NĐ-CP được sửa thành “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2009.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2 Nghị định 53/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về lĩnh vực thủy sản
- 3 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Nghị định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Nghị định 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
- 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 6 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản