HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140-HĐBT | Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 1991 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ vào điều 167 của Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990;
Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989;
Căn cứ Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 1 năm 1989;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2.- Nhà nước nghiêm cấm mọi tổ chức và cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả (kể cả hàng nhập khẩu). Tuỳ theo mức độ gây tác hại, các tổ chức và cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử lý theo Nghị định này hoặc bị truy tố theo Điều 167 của Bộ luật Hình sự.
Điều 4.- Sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu dưới đây được coi là hàng giả:
1. Sản phẩm, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn đồng ý;
2. Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
3. Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
4. Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam;
5. Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép;
6. Sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
Điều 6.- Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả là:
- Cơ quan quản lý thị trường các cấp.
- Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.
- Cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp.
- Cơ quan quản lý y tế.
- Cơ quan thanh tra Nhà nước.
- Cơ quan công an.
- Cơ quan hải quan.
Trong khi tiến hành kiểm tra, xử lý, nếu thấy việc sản xuất buôn bán hàng giả có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền xử lý phải chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra hình sự.
Tuỳ theo mức độ vi phạm, thủ tục tiến hành các hoạt động nói trên được thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính hoặc Bộ luật tố tụng hình sự.
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tạm giữ, tạm đình chỉ sản xuất, buôn bán, cơ quan và người có thẩm quyền đã ký quyết định tạm giữ, tạm đình chỉ phải tiến hành xử lý các hàng hoá đã vi phạm, các tang vật, các phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải, phương tiện buôn bán hàng giả.
Điều 11.- Sản phẩm, hàng hoá sau khi có kết luận là giả được xử lý bằng các biện pháp như sau:
1. Huỷ bỏ, nếu hàng giả gây độc hại trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, vệ sinh môi trường và an toàn xã hội. Việc huỷ bỏ này phải do một Hội đồng (gồm đại diện có thẩm quyền của các cơ quan pháp sát, khoa học kỹ thuật...) quyết định theo quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 11 và khoản 2 điều 33 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cấm lưu thông, nếu hàng giả không gây độc hại trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, vệ sinh môi trường và an toàn xã hội, hoặc không có giá trị sử dụng (có thể thu hồi làm nguyên liệu).
3. Hàng giả sau khi kiểm tra, nếu xét thấy có thể sử dụng được, không gây độc hại đến sức khoả người tiêu dùng, vệ sinh môi trường và an toàn xã hội thì căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền xử lý có thể cho phép lưu thông với điều kiện thông báo rõ cho người tiêu dùng về chất lượng và mục đích sử dụng. Đối với hàng giả theo quy định tại các điểm 1, 2, 3 và 4 của Điều 5 phải gỡ bỏ nhãn sản phẩm giả, nhãn hiệu hàng hoá giả, sửa lại đúng nhãn sản phẩm như đã đăng ký hoặc huỷ bỏ dấu phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam...
Tổ chức và cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại các điểm 1, 2, 3 và 4 của Điều 5 và gây tác hại như quy định tại điểm 3 của Điều 11 sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số lợi bất chính của lượng hàng vi phạm tính theo chênh lệch giữa giá trị thật của hàng giả đó với giá bán lẻ hiện hành của hàng thật cùng loại, hoặc từ 10% đến 50% giá trị lô hàng vi phạm (bao gồm lượng hàng đang bị tạm giữ, tàng trữ và đã tiêu thụ). Hàng giả theo quy định tại điểm 2 của Điều 5 còn bị xử lý theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Tổ chức, cá nhân phạm pháp có quyền khiếu nại với cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hoặc người đã ra quyết định xử phạt theo quy định tại điều 36 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Việc khiếu nại không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
- Không thay đổi quyết định xử phạt.
- Thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt.
- Huỷ quyết định xử phạt và đình chỉ việc xử phạt.
Thủ tục thay đổi hoặc huỷ quyết định xử phạt và hiệu lực của Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Số tiền phạt còn lại, sau khi khấu trừ các khoản tiền thưởng, tiền chi phí vận chuyển, lệ phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm... cơ quan có thẩm quyền xử lý phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 19.- Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Thông tư 02/2006/TT-BKHCN về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Công văn về việc kiểm tra, xử lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả
- 3 Thông tư liên bộ 1254/TTLB năm 1991 hướng dẫn Nghị định 140-HĐBT về việc kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả do Bộ Thương mại và Du lịch- Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4 Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 5 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 6 Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 7 Bộ luật Hình sự 1985
- 8 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981