- 1 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2 Luật bảo hiểm y tế 2008
- 3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 4 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 5 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
- 6 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2016 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính sách của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu, phục viên; công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần; quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần; chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội theo quy định tại khoản 3 Điều 39; điểm a, b khoản 1, điểm a, c khoản 3, khoản 5 Điều 40; điểm a, b khoản 1, khoản 4 Điều 41 và khoản 2, 3 Điều 42 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là Luật).
2. Đối tượng áp dụng
a) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang công tác trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang công tác trong Bộ Quốc phòng;
c) Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức có liên quan.
Điều 2. Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ
1. Tiền lương để tính hưởng chế độ
a) Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại
b) Tiền lương tháng để tính chế độ trợ cấp một lần quy định tại
c) Tiền lương tháng để tính chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm a, b Khoản này bao gồm: Tiền lương theo loại, nhóm, bậc đối với quân nhân chuyên nghiệp; nhóm ngạch, bậc đối với công nhân và viên chức quốc phòng và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ
a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại
c) Thời gian công tác quy định tại điểm a, b khoản này nếu đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc) thì được cộng dồn.
3. Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại Nghị định này nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm.
Điều 3. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu theo điểm a, b khoản 1 Điều 40 của Luật, được thực hiện như sau:
1. Quân nhân chuyên nghiệp đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật do thay đổi tổ chức biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và ngoài hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) theo quy định hiện hành, còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định sau đây:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương.
Điều 4. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên theo điểm a, c khoản 3 Điều 40 của Luật, được quy định như sau:
1. Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên; được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
2. Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi phục viên.
3. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; hoặc được ưu tiên khi xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Điều 5. Chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu
Chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu theo điểm a, b khoản 1 Điều 41 của Luật, được quy định như sau:
1. Công nhân và viên chức quốc phòng đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất quy định tại Điều 31 của Luật do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và ngoài hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần tương tự như đối với quân nhân chuyên nghiệp quy định tại
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần theo khoản 2, 3 Điều 42 của Luật, được thực hiện như sau:
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian phục vụ Quân đội mà hy sinh, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được xem xét xác nhận là liệt sĩ; thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi hy sinh.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội từ trần thì thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi từ trần.
3. Thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 1, 2 Điều này, bao gồm: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; người nuôi dưỡng hợp pháp; con đẻ, con nuôi hợp pháp.
a) Có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 06 tháng;
b) Có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100% hoặc làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp loại lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 04 tháng;
c) Có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 02 tháng.
Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, nếu có đủ 02 hoặc 03 điều kiện nêu trên thì chỉ được hưởng theo mức quy đổi cao nhất; thời gian công tác được quy đổi nếu đứt quãng thì được cộng dồn để tính hưởng trợ cấp.
2. Thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 1 Điều này được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với mức cứ một năm tăng thêm do quy đổi được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi phục vụ trong Quân đội hoặc hy sinh, từ trần.
Chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội theo khoản 3 Điều 39 của Luật, được quy định như sau:
1. Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội nếu không có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như đối với thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội đang tại ngũ quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế, được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
2. Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; bố đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Mức đóng, trách nhiệm đóng, phương thức đóng bảo hiểm y tế; mức hưởng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng được thực hiện như đối với thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
1. Nguồn kinh phí thực hiện các chế độ trợ cấp quy định tại
a) Đối với các đơn vị dự toán do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đối với các lĩnh vực;
c) Đối với các doanh nghiệp được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2016.
2. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
3. Các văn bản dẫn chiếu trong Nghị định này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản khác thì nội dung dẫn chiếu được điều chỉnh thực hiện theo văn bản mới.
4. Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- 1 Nghị định 21/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng
- 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế
- 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế
- 1 Thông tư 162/2017/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 151/2016/NĐ-CP hướng dẫn về chế độ, chính sách của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng
- 3 Thông tư 170/2016/TT-BQP quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5 Quyết định 266/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
- 7 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 8 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 9 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
- 10 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 11 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 12 Luật bảo hiểm y tế 2008
- 13 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 266/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3 Thông tư 170/2016/TT-BQP quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng