HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151-HĐBT | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1990 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Quyết định số 244-NQ-HĐNN8 ngày 31-3-1990 của Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 196-HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ.
NGHỊ ĐỊNH:
Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện có những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
1- Trên cơ sở đường lối, chính sách, chiến lược kinh tế - xã hội của Nhà nước, xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phương hướng mục tiêu và các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về toàn ngành giao thông vận tải và bưu điện.
2- Soạn thảo trình Hội đồng Bộ trưởng các dự án Luật, Pháp lệnh, các chế độ, chính sách về giao thông vận tải, bưu chính và viễn thông để Hội đồng Bộ trưởng trình Quốc hội, Hội đồng Nhà nước ban hành hoặc Hội đồng Bộ trưởng ban hành.
Bộ ban hành: các quy định nhằm cụ thể hoá các văn bản pháp quy của Nhà nước; các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy trình, quy phạm chuyển ngành; các chế độ, thể lệ về đăng ký kinh doanh vận tải hàng hoá và hàng khách, đăng ký sử dụng mạng lưới bưu chính viễn thông, kể cả mạng lưới bưu chính viễn thông chuyên dùng; về đăng kiểm kỹ thuật an toàn theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế các phương tiện vận tải, phương tiện nổi, các thiết bị thông tin trong phạm vi cả nước; về đăng kiểm kỹ thuật an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực được sử dụng trong các ngành giao thông vận tải và bưu điện; về sản xuất, xuất nhập khẩu và đăng ký kỹ thuật các phương tiện vận tải và bưu chính viễn thông; về tìm kiếm và cứu hộ trên biển, trên không.
3- Căn cứ luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước quốc tế:
- Quy định và công bố hệ thống cảng biển, cảng sông, sân bay dân dụng, hệ thống luồng lạch, đường sông, đường sắt và đường bộ trong phạm vi cả nước, về phương tiện vận tải đường sắt, đường sông và đường bộ của nước ngoài ra vào lãnh thổ Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
- Cho phép phương tiện vận tải đường thuỷ, đường sắt, đường bộ của nước ngoài được ra, vào lãnh thổ nước ta; cho phép phương tiện hàng không dân dụng nước ngoài được vào, ra các sân bay, hoặc bay theo hành lang và không phận được phân công quản lý.
- Kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với các phương tiện vận tải và các đài thông tin trên các phương tiện vận tải theo đúng luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và luật lệ hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ, bưu chính và viễn thông quốc tế.
- Tổ chức việc tìm kiếm và cứu hộ các tai nạn trên biển và trên không theo Công ước quốc tế và luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trình Nhà nước phê chuẩn và công bố việc gia nhập (hoặc rút khỏi), thừa nhận và tham gia (hoặc không thừa nhận, không tham gia) các tổ chức, các Công ước quốc tế về giao thông - vận tải - bưu điện và hàng không dân dụng.
4- Quản lý và phân phối tần số phát sóng cho các đài vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ thông tin liên lạc, phát thành, truyền hình và các thiết bị có phát sóng vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ khác của các cơ quan, tổ chức, tư nhân đặt trên lãnh thổ Việt Nam.
Quản lý việc cấp bằng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế các sĩ quan hàng hải, hàng không dân dụng, trưởng đài điện báo, điện báo viện hàng hải, hàng không, sĩ quan tầu sông, tài xế xe lửa... trong phạm vi cả nước.
5- Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tổ chức và hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giao thông vận tải - bưu điện.
Quan hệ với các tổ chức liên Chính phủ, tổ chức và hướng dẫn việc hợp tác quốc tế của toàn ngành theo quy định của Đảng và Nhà nước về quan hệ hợp tác với nước ngoài.
6- Trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc Bộ ban hành theo quy định của Nhà nước các quy định về hệ thống tổ chức của ngành, về cơ quan giúp Bộ và giúp chính quyền địa phương quản lý Nhà nước đối với ngành giao thông vận tải - bưu điện; các chính sách, chế độ, quản lý về tổ chức và cán bộ, về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ, công nhân viên giao thông vận tải và bưu điện.
7- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ và thuộc ngành theo quy định của Nhà nước.
8- Thanh tra, kiểm tra các Bộ, các Uỷ ban nhân dân địa phương, tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài trong việc chấp hành các luật lệ, chính sách, chế độ, quy trình, quy phạm về giao thông vận tải bưu chính viễn thông.
Kiến nghị việc sửa đổi, bãi bỏ, hoặc sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền, các quy định, thể lệ của các ngành, địa phương vi phạm luật lệ, chính sách, chế độ về giao thông vận tải và bưu điện.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện gồm có:
a) Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
- Các Vụ quản lý tổng hợp:
1- Vụ Kế hoạch,
2- Vụ Khoa học - Kỹ thuật,
3- Vụ Tổ chức cán bộ và lao động,
4- Vụ Tài chính - kế toán,
5- Vụ Quan hệ quốc tế,
6- Thanh tra Bộ,
7- Văn phòng.
- Các Vụ quản lý chuyên ngành:
8- Vụ Giao thông,
9- Vụ Vận tải,
10- Vụ Bưu điện,
11- Vụ Hàng không.
Và một số cơ quan giúp việc khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện quyết định.
b) Các tổ chức sự nghiệp:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định sắp xếp lại các tổ chức sự nghiệp và đào tạo hiện nay (bao gồm cả các tổ chức sự nghiệp, đào tạo về bưu điện, hàng không dân dụng) cho gọn nhẹ và hợp lý.
c) Các tổ chức sản suất kinh doanh
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện chịu trách nhiệm sắp xếp và kiện toàn các tổ chức sản xuất kinh doanh hiện trực thuộc Bộ (bao gồm cả các tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc các chuyên ngành bưu điện, Hàng không dân dụng) cho phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế.
d) Tổ chức ngành ở tỉnh
Sở Giao thông vận tải và Bưu điện giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và đơn vị hành chính tương đương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành giao thông vận tải và bưu điện ở địa phương; chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.
Các Bưu điện ở tỉnh, thành phố là tổ chức kinh doanh thuộc Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Bộ thực hiện quản lý theo chế độ Thủ trưởng.
Giúp việc Bộ trưởng có một số thứ trưởng, trong đó có một thứ trưởng thứ nhất.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Quyết định 21/2006/QĐ-BGTVT ban hành Tiêu chuẩn ngành “Phương tiện giao thông đường sắt – Toa xe khách – Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất, lắp ráp mới” 22 TCN 347 – 06 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 23/2006/QĐ-BGTVT ban hành Tiêu chuẩn ngành “Phương tiện giao thông đường sắt – Toa xe – Phương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp mới” 22 TCN 349 - 06 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Nghị định 34/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 4 Nghị định 196-HĐBT năm 1989 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 6 Quyết định 263-CP năm 1978 sửa đổi cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 23/2006/QĐ-BGTVT ban hành Tiêu chuẩn ngành “Phương tiện giao thông đường sắt – Toa xe – Phương pháp kiểm tra khi sản xuất, lắp ráp mới” 22 TCN 349 - 06 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 21/2006/QĐ-BGTVT ban hành Tiêu chuẩn ngành “Phương tiện giao thông đường sắt – Toa xe khách – Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất, lắp ráp mới” 22 TCN 347 – 06 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 263-CP năm 1978 sửa đổi cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 22-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải
- 5 Nghị định 34/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải