HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 158-HĐBT | Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 1985 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Nghị quyết số 26-HĐBT ngày 15-2-1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanh tra;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 2. Ban thanh tra Bộ, có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Thanh tra việc chấp hành các Chỉ thị, Nghị quyết, các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở những đơn vị trong ngành và ở các ngành, các cấp khác thuộc phạm vi thẩm quyển quản lý Nhà nước của Bộ; phát hiện kịp thời những việc chấp hành tốt, có nhiều kinh nghiệm, những việc làm sai trái, những biểu hiện quan liêu, thiếu trách nhiệm, vô kỷ luật, tham ô, hối lộ, lãng phí, cửa quyền; đề xuất với lãnh đạo xem xét, đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm của đơn vị, cá nhân; kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh, góp phần tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý, nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ.
2. Thanh tra các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, công tác, thực hiện những chủ trưởng chính sách, chế độ, thể lệ, biện pháp kinh tế kỹ thuật, tăng cường tổ chức quản lý, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, chống địch phá hoại; kiến nghị những vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ.
3. Giúp thủ trưởng Bộ, quản lý công tác xét khiếu tố, nghiên cứu, xác minh và đề nghị kết luận, giải quyết những đơn khiếu tố thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của thủ trưởng Bộ.
Hướng dẫn và kiểm tra thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, thực hiện nhiệm vụ tiếp dân và xét giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của công dân. 4. Nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo về tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra trong Bộ; thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động thanh tra với Uỷ ban Thanh tra Nhà nước và Uỷ ban thanh tra tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương. Lập kế hoạch và tổ chức việc phối hợp hoạt động giữa Ban thanh tra với các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ. Tổng hợp tình hình kết quả thanh tra, đề xuất kiến nghị với lãnh đạo để tăng cường sự chỉ đạo thực hiện.
5. Phối hợp hoạt động thường xuyên và định kỳ trao đổi kinh nghiệm với các Ban thanh tra nhân dân ở cơ sở.
Điều 3. Ban thành tra của Bộ có quyền hạn:
1. Trình thủ trưởng Bộ quyết định kế hoạch thanh tra hàng năm; quyết định tổ chức đoàn thanh tra, đề nghị lãnh đạo điều động cán bộ tham gia công tác thanh tra khi cần thiết.
2. Cử cán bộ nắm tình hình, gặp gỡ các nhân chứng, nghiên cứu tài liệu của đơn vị được thanh tra. Thủ trưởng đơn vị và các cán bộ có trách nhiệm cung cấp tài liệu, báo cáo tình hình, thuyết minh sự việc có liên quan đến nội dung cần thanh tra.
3. Trưởng ban thanh tra Bộ được quyền:
- Lập biên bản tại chỗ và quyết định tạm thời đình chỉ những việc làm đang gây hoặc sẽ gây những thiệt hại nghiêm trọng về vật tư, tài sản của đơn vị, đe doạ an toàn tính mạng của cán bộ, công nhân, nhân viên hoặc gây những ảnh hưởng chính trị xấu trong nhân dân.
- Tạm thời đình chỉ công tác đối với cán bộ, công nhân, nhân viên của đơn vị được thanh tra đã có hành động cản trở việc thanh tra. Đối với cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, khi cần phải tạm thời đình chỉ công tác, trưởng ban thanh tra phải báo cáo Bộ trưởng xét, quyết định.
Đối với các cán bộ thuộc quyền quản lý, chỉ đạo của ngành khác, khi xét cần phải tạm thời đình chỉ công tác thì đoàn thanh tra phải kiến nghị với cấp quản lý cán bộ đó ra quyết định.
- Tạm thời đình chỉ thi hành các quyết định điều dộng, kỷ luật những cán bộ, công nhân, nhân viên đang là đối tượng của thanh tra hoặc đang là nhân chứng cho công tác thanh tra.
Những quyết định tạm thời đình chỉ nói trên chỉ có hiệu lực trong thời gian thanh tra và phải báo cáo ngay với thủ trưởng Bộ, thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị có việc làm bị đình chỉ hoặc có cán bộ bị đình chỉ công tác biết.
4. Sau mỗi cuộc thanh tra, đoàn thanh tra phải có văn bản kết luận với đơn vị được thanh tra về những việc làm đúng, sai, phân tích rõ nguyên nhân và trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị và cá nhân có liên quan. Kiến nghị những biện pháp phát huy kinh nghiệm tốt, biểu dương người có thành tích, những biện pháp giúp đỡ sửa chữa thiếu sót, những hình thức xử lý về hành chính, kinh tế hoặc về hình sự đối với đơn vị và cá nhân có sai phạm nghiêm trọng. Ban thanh tra phải báo cáo những kết luận, kiến nghị với thủ trưởng Bộ để xét quyết định. Trường hợp không nhất trí với những kết luận, kiến nghị của thanh tra thì Ban Thanh tra phải chấp hành theo quyết định của Thủ trưởng Bộ, nhưng được quyền báo cáo với Uỷ ban Thanh tra Nhà nước để xem xét.
Ban Thanh tra Bộ do một Thứ trưởng làm trưởng ban, và có từ một đến hai Phó trưởng ban.
Ban Thanh tra Bộ làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng ban Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Bộ về toàn bộ công tác của Ban.
Các Bộ khi bổ nhiệm, đề bạt, thuyên chuyển, kỷ luật đối với trưởng phó ban thanh tra Bộ phải trao đổi thoả thuận với Uỷ ban Thanh tra Nhà nước trước khi ra quyết định.
Các Ban Thanh tra Bộ phải định kỳ báo cáo hoạt động của mình với Uỷ ban thanh tra Nhà nước.
Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Nghị định này.
Tố Hữu (Đã ký) |