HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 160-HĐBT | Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1984 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 160-HĐBT NGÀY 10-12-1984 VỀ VIỆC THỐNG NHẤT QUẢN LÝ CÁC LOẠI ĐẶC SẢN RỪNG
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 quy định trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Để thống nhất việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi trồng, khai thác chế biến các loại đặc sản rừng theo hướng tập trung, chuyên sâu nhằm phát triển mạnh mẽ các loại đặc sản rừng, cung ứng ngày càng nhiều cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
NGHỊ ĐỊNH :
Bộ Lâm nghiệp và các tổ chức lâm nghiệp của Nhà nước ở các địa phương chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng hoặc Uỷ ban Nhân dân cùng cấp thực hiện việc thống nhất quản lý các loại đặc sản rừng nói trên.
Điều 2 - Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm:
1. Trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển các loại đặc sản rừng; việc phân công, phân cấp giữa các ngành ở trung ương và địa phương trong việc quản lý các loại đặc sản rừng; các chính sách, chế độ nhằm khuyến khích việc phát triển các loại đặc sản rừng.
2. Xây dựng và quản lý hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật; tổ chức nghiên cứu khoa học - kỹ thuật; đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển sản xuất, kinh doanh đặc sản rừng.
3. Trực tiếp quản lý một số lâm trường, trạm trại thực nghiệm ở những vùng đặc sản rừng tập trung để làm nòng cốt trong việc bảo vệ và phát triển sản xuất, kinh doanh đặc sản rừng và giúp đỡ các địa phương tổ chức các cơ sở sản xuất, kinh doanh đặc sản rừng ở địa phương.
4. Tổ chức việc thu mua, chế biến các loại đặc sản rừng để cung ứng cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc xuất khẩu các đặc sản rừng theo kế hoạch Nhà nước và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại thương.
- Tổ chức, chỉ đạo các cơ sở quốc doanh lâm nghiệp địa phương, vận động, hướng dẫn các tổ chức tập thể và hộ gia đình thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển các loại đặc sản rừng trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Theo sự hướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp, tổ chức các đơn vị sản xuất, thu mua, chế biến các loại đặc sản rừng để cung cấp cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu (hoặc xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác cho tổ chức xuất khẩu đặc sản rừng của Trung ương).
Điều 4 - Để đẩy mạnh việc phát triển sản xuất, kinh doanh các loại đặc sản rừng:
- Cơ quan kế hoạch có trách nhiệm cân đối cho tổ chức xuất khẩu đặc sản rừng trực thuộc Bộ Lâm nghiệp và các tổ chức xuất khẩu đặc sản rừng của địa phương những vật tư, thiết bị, hàng tiêu dùng cần thiết (kể cả lương thực) để làm hàng đối lưu, thu mua các loại đặc sản rừng.
- Cho phép các tổ chức xuất khẩu đặc sản rừng của Trung ương và địa phương được trích một phần ngoại tệ thu được do xuất khẩu đặc sản rừng để nhập khẩu vật tư, thiết bị hoặc một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người sản xuất đặc sản rừng.
- Bộ Lâm nghiệp phối hợp với Uỷ ban Vật giá Nhà nước và Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ bổ sung chính sách giá cả và chế độ thu tiền nuôi rừng theo hướng khuyến khích mạnh mẽ các địa phương, cơ sở và người sản xuất, kinh doanh các loại đặc sản rừng.
Tố Hữu (Đã ký) |
DANH MỤC
CÁC LOẠI ĐẶC SẢN RỪNG ĐƯỢC QUẢN LÝ THỐNG NHẤT THEO NGÀNH
(Kèm theo Nghị định số 160-HĐBT ngày 10-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng)
I. HỆ CÂY RỪNG
1. Nhóm cây rừng cho nhựa, tinh dầu, ta nanh như thông, quế, hồi, trẩu, tràm, đước, vẹt, trám, bạch đàn, bồ đề...
2. Nhóm cây rừng cho dược liệu như ba kích, sa nhân, thiên niên kiện, thảo quả, hà thủ ô, đẳng sâm, kỳ, hoằng đẳng v.v...
3. Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và mỹ nghệ như song, mây, tre, trúc, lá buông...
4. Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ nguyên liệu các loại cây rừng như cánh kiến, xen lắc, dầu thông, tùng hương, tùng tiêu, dầu trong, chai cục.
II. HỆ ĐỘNG VẬT RỪNG
1. Bao gồm các nhóm động vật rừng cho da, lông, xương, ngà, thịt, xạ, mật, dược liệu như voi, hổ, báo, gấu, trâu rừng, bò rừng, hươu, nai, trăn, rắn, kỳ đà, tắc kè, khỉ, vượn, nhím, ong rừng, các chim quý; các nhóm động vật rừng có đặc dụng khác.
2. Các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu do các loại động vật rừng nói trên cung cấp.