HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 171-CP | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1963 |
VỀ QUY CHẾ MỞ TRƯỜNG VÀ LỚP ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để đưa việc tổ chức các trường, các lớp đại học và trung học chuyên nghiệp vào nền nếp;
Để tăng cường lãnh đạo và quản lý các trường, các lớp ấy;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ họp ngày 24-07-1963
NGHỊ ĐỊNH:
Đối tượng tuyển vào các trường và lớp đại học (hoặc cao đẳng) là những học sinh đã tốt nghiệp lớp 10 phổ thông, những cán bộ, quân nhân có trình độ văn hóa tương đương lớp 10 phổ thông. Thời gian đào tạo từ bốn đến sáu năm. Đối với các trường và lớp đại học chuyên tu, đối tượng đào tạo là cán bộ trong ngành, thì thời gian đào tạo từ hai đến bốn năm.
Đối tượng tuyển vào các trường và lớp trung học chuyên nghiệp là những người đã tốt nghiệp lớp 7 phổ thông trở lên, những cán bộ, quân nhân có trình độ văn hóa tương đương. Thời gian đào tạo từ hai đến bốn năm. Đối với các trường và lớp trung học chuyên nghiệp chuyên tu, đối tượng đào tạo là cán bộ trong ngành, thì thời gian đào tạo từ hai đến ba năm.
Trong những năm tới, các trường và lớp trung học chuyên nghiệp sẽ tuyển chọn ngày càng nhiều người tốt nghiệp lớp 10 phổ thông, hoặc có trình độ tương đương
Điều 7. - Bộ Giáo dục có nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ áp dụng cho các trường và lớp đại học và trung học chuyên nghiệp và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ ấy.
b) Hướng dẫn các bộ có trường và lớp thực hiện các chính sách, chế độ chung về đại học và trung học chuyên nghiệp, giúp đỡ các bộ xây dựng chương trình học, biên soạn sách giáo khoa theo đúng đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước.
c) Xây dựng và ban hành các quy chế, chế độ về nghiệp vụ giáo dục áp dụng cho các trường và lớp đại học (hoặc cao đẳng) và trung học chuyên nghiệp; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ ấy.
Việc mở thêm hay thay đổi ngành học, thời gian học, hệ thống học trong các trường và lớp đại học do Bộ Giáo dục và bộ có trường hay lớp quyết định sau khi có sự thỏa thuận của Ủy ban kế hoạch Nhà nước về chỉ tiêu, kinh phí và biên chế.
Việc mở thêm hay thay đổi ngành học, thời gian học, hệ thống học trong các trường và lớp trung học chuyên nghiệp cũng do bộ hay Ủy ban hành chính địa phương quản lý trường hay lớp và Bộ Giáo dục quyết định, sau khi có sự thỏa thuận của Ủy ban kế hoạch Nhà nước về chỉ tiêu, kinh phí và biên chế.
Điều 11. - Hồ sơ xin mở trường, mở lớp đại học (hoặc cao đẳng) hay trung học chuyên nghiệp gồm:
- Tờ trình về lý do và yêu cầu mở trường, mở lớp;
- Đề án về mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, kế hoạch giảng dạy, chương trình các môn học, phương pháp giảng dạy, kế hoạch tuyển sinh;
- Đề án tổ chức bộ máy nhà trường, xây dựng trường sở, thiết bị học tập và giảng dạy.
Thời gian và nội dung học tập ở các lớp bồi dưỡng này sẽ do các bộ, các Ủy ban hành chính địa phương có lớp quyết định sau khi đã thỏa thuận với Bộ Giáo dục.
Thời gian bồi dưỡng phải ngắn hơn thời gian đào tạo. Cuối khóa, người đi học được cấp giấy chứng nhận về kết quả học tập của mình.
Các bộ hay địa phương có lớp bồi dưỡng nói trên, có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo mọi mặt các lớp đó. Mọi khoản chi phí sẽ do quỹ đào tạo cán bộ của bộ hoặc địa phương mở lớp đài thọ.
Điều 15. - Bộ Giáo dục có trách nhiệm hướng dẫn thi hành đúng đắn nghị định này.
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
- 1 Quyết định 125-CP năm 1967 về việc mở lớp chuyên tu đại học khí tượng tại Trường trung học chuyên nghiệp khí tượng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 126-CP năm 1967 về việc thành lập Trường đại học ngoại ngữ thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 127-CP năm 1967 về việc mở lớp chuyên tu đại học tại các trường y sĩ Thanh-hóa, Thái-bình và Việt-bắc do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 128-CP năm 1967 về việc chia Trường đại học sư phạm Hà Nội thành 3 trường đại học sư phạm do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 145-CP năm 1966 về việc thành lập trường Đại học quân y do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 146-CP năm 1966 về việc mở Phân hiệu đại học Bách Khoa đào tạo cán bộ cho các lực lượng vũ trang nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 147-CP năm 1966 về việc thành lập Trường đại học mỏ và địa chất do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 8 Thông tư 57-TT-ĐH-1964 hướng dẫn việc tiêu chuẩn hóa các lớp Đại học và Trung học chuyên nghiệp chuyên tu tập trung và tại chức do Bộ Giáo dục ban hành
- 9 Thông tư 40-TT-ĐH 1964 hướng dẫn việc đăng ký các trường, lớp đại học và trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 10 Thông tư 20-TT-ĐH-1964 hướng dẫn thi hành Nghị định 171- CP-1963 về quy chế mở trường, lớp đại học và trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành
- 1 Quyết định 125-CP năm 1967 về việc mở lớp chuyên tu đại học khí tượng tại Trường trung học chuyên nghiệp khí tượng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 126-CP năm 1967 về việc thành lập Trường đại học ngoại ngữ thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 127-CP năm 1967 về việc mở lớp chuyên tu đại học tại các trường y sĩ Thanh-hóa, Thái-bình và Việt-bắc do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 128-CP năm 1967 về việc chia Trường đại học sư phạm Hà Nội thành 3 trường đại học sư phạm do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 145-CP năm 1966 về việc thành lập trường Đại học quân y do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 146-CP năm 1966 về việc mở Phân hiệu đại học Bách Khoa đào tạo cán bộ cho các lực lượng vũ trang nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 147-CP năm 1966 về việc thành lập Trường đại học mỏ và địa chất do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 8 Thông tư 57-TT-ĐH-1964 hướng dẫn việc tiêu chuẩn hóa các lớp Đại học và Trung học chuyên nghiệp chuyên tu tập trung và tại chức do Bộ Giáo dục ban hành
- 9 Thông tư 40-TT-ĐH 1964 hướng dẫn việc đăng ký các trường, lớp đại học và trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành