BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 184-NĐ/LB | Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 1957 |
BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ HẠN CHẾ LÀM THÊM GIỜ, THÊM BAN TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Chiếu Nghị định số 505-TTg ngày 06-04-1957 của Thủ tướng phủ thành lập Tổng cục đường sắt Việt Nam.
Căn cứ theo thể lệ lao động hiện hành và đặc điểm sản xuất vận chuyển của ngành đường sắt hiện nay;
Để định rõ thời giờ làm việc một cách hợp lý cho ngành đường sắt, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển và đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên;
Theo đề nghị của ông Chủ nhiệm Tổng cục đường sắt;
NGHỊ ĐỊNH :
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG | K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH | K.T. BỘ TRƯỞNGBỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
VỀ VIỆC HẠN CHẾ LÀM THÊM GIỜ, THÊM BAN TRONG TOÀN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
Những người làm việc theo chế độ làm ngày, chế độ không quy định thời gian tiêu chuẩn, nếu phải làm việc trong những ngày chủ nhật và ngày lễ thì gọi là làm thêm ngày chủ nhật và ngày lễ.
Trừ những trường hợp sau đây phải làm thêm giờ, thêm ban:
a) Vì nhiệm vụ quốc phòng khẩn cấp, vì đề phòng tai nạn chung, đề phòng tai nạn chạy xe mà phải hoàn thành trong một thời gian ngắn.
b) Xảy ra tai nạn cần phải hồi phục và sửa chữa nhanh chóng.
c) Tai nạn xảy ra bất ngờ một số công tác không thể hoàn thành trong thời gian đã quy định căn cứ theo điều kiện kỹ thuật, công tác đó phải tiếp tục làm, nếu không sẽ làm cho sản xuất bị thiệt hại lớn.
d) Máy móc hoặc thiết bị bị hư hỏng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cần phải sửa chữa lại nhanh chóng.
Điều 4. – Trong những trường hợp làm thêm giờ, thêm ban phải theo đúng những quy định sau đây:
a) Số giờ làm thêm ban, thêm giờ của mỗi người trong một tháng không được quá 32 giờ và tổng cộng mỗi năm không được quá 150 giờ trừ, những ngày trường hợp đặc biệt như: đề phòng hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn lớn hoặc đau yếu mà chưa cử kịp người về thay thế.
b) Trong trường hợp làm thêm từ 32 giờ trở xuống sau khi trao đổi với Công đoàn, Thủ trưởng đơn vị phê chuẩn.
Trường hợp Thủ trưởng làm quá 32 giờ một tháng sau khi trao đổi với Công đoàn, Thủ trưởng đơn vị phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp quyết định mới được thi hành. Những trường hợp khẩn cấp không thể chờ sự tham gia ý kiến của Công đoàn hoặc sự quyết định của cấp trên thì vừa làm vừa báo cáo.
Nếu không theo đúng thủ tục làm thêm giờ, thêm ban đã quy định thì Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc đó.
c) Những công nhân viên phụ nữ có thai từ 03 tháng trở lên hay có con bú chưa được 10 tháng và những công nhân viên có giấy chứng nhận của Bệnh viện công nhận là thiếu sức khỏe thì không được làm thêm giờ, thêm ban. Công nhân học việc dưới 18 tuổi, cũng không được làm thêm giờ, thêm ban.
d) Để tiện theo dõi việc làm thêm giờ, thêm ban trong những đơn vị thực hiện chế độ đổi ban, Thủ trưởng đơn vị phải căn cứ với tình hình thực tế để làm biểu thì giờ làm việc và thì giờ nghỉ của công nhân viên, biểu đó phải do sự tham gia ý kiến của Công đoàn báo cáo về phòng nghiệp vụ xét và quyết định. Sau khi được phòng nghiệp vụ duyệt y phải niêm yết ở nơi công nhân làm việc 3 ngày trước khi thi hành.
Điều 7. – Việc trả tiền lương và phụ cấp làm thêm giờ; thêm ban chỉ quy định trong phạm vi sau đây:
a) Những nhân viên hành chính quản lý và kỹ thuật công trình thì không trả phụ cấp và tiền lương làm thêm giờ thêm ban, trường hợp vì cần thiết phải làm thêm giờ thì bố trí nghỉ bù.
b) Công nhân và nhân viên trực tiếp sản xuất, làm thêm giờ thêm ban được trả lương và phụ cấp hoặc nghỉ bù.
c) Những công nhân viên làm việc theo chế độ không quy định tiêu chuẩn thời gian như: Cấp dưỡng, cần vụ, nhân viên quản lý nhà ăn, tài xế ô-tô riêng, nhân viên mua sắm, tiếp phẩm, cung ứng sinh hoạt, công nhân bốc dỡ của xưởng vật liệu, công an v.v… vì thời gian công tác, không phân biệt được rõ ràng khi làm nhiều, khi làm ít không tính làm thêm giờ. Nếu làm việc trong những ngày chủ nhật, ngày lễ chính thức được trả phụ cấp ngày chủ nhật và ngày lễ, bằng 100% tiền lương cộng với phụ cấp khu vực (nếu có).
d) Công nhân viên làm việc theo chế độ đổi ban và chế độ đi tàu nếu cuối tháng số lần trực ban thực tế nhiều hơn số ban tiêu chuẩn đặt ra trong tháng, được tính là làm thêm ban.
e) Nhân viên y tế vì cần kịp phải khám bệnh hoặc mổ cho bệnh nhân mà phải làm thêm giờ, thêm ban thì trả lương và phụ cấp hoặc nghỉ bù theo điều 5 và điều 6 trên đây.
Điều 8. – Cách tính thêm lương và phụ cấp làm thêm giờ, thêm ban.
a) Lấy phút làm đơn vị để tính, thời gian làm thêm giờ, thêm ban. Sau khi đã tính gộp cả tháng lại thì tính tròn để để trả phụ cấp (nghĩa là số giờ phút lẻ chưa được ½ giờ thì không tính. Nếu được ½ giờ trở lên tính tròn một giờ).
b) Tính thời gian công tác trong tháng được kể cả ngày đi công tác hoặc nghỉ vì ốm và y tá, y sĩ, bác sĩ chứng nhận (ốm không có chứng nhận thì không được tính).
Những trường hợp nghỉ việc không có lý do chính đáng không được tính vào tiêu chuẩn thời gian đã quy định.
Những số giờ phút hàng ngày đi trễ hay về sớm không có lý do cũng không tính vào tiêu chuẩn thời gian công tác.
c) Cách tính lương và phụ cấp làm thêm giờ. Công nhân hưởng chế độ lương ngày hoặc giờ quy định như sau:
- Tính lương làm thêm giờ: Lấy lương tháng kể cả phụ cấp khu vực (nếu có) chia cho số giờ hoặc số ban tiêu chuẩn quy định trong tháng, rồi nhân với số giờ hoặc số ban làm thêm.
Lương tháng + phụ cấp khu vực | x Thời gian làm thêm |
tiêu chuẩn thời gian công tác tháng |
- Tính phụ cấp làm thêm thì lấy lương làm thêm nhân với 30%.
( | Lương tháng + phụ cấp khu vực | x Thời gian làm thêm ) x 30 |
tiêu chuẩn thời gian công tác tháng |
d) Cách tính lương và phụ cấp làm thêm giờ cho những công nhân viên làm việc theo chế độ đổi ban quy định như sau:
Công nhân viên làm việc theo chế độ đổi ban vì tạm thời nghỉ việc, nhân viên dự bị chưa cử tới kịp thì tạm thời đổi thành chế độ đổi ban mới.
- Chế độ 3 ban rưỡi 12 giờ tạm thời chuyển sang chế độ 3 ban 12 giờ. Số ban làm thêm bằng số ban thực tế làm việc, trừ số ban quy định cũ.
Ví dụ:Theo chế độ 3 ban rưỡi 12 giờ, một người phải làm 17 ban trong 01 tháng, khi chuyển qua chế độ 3 ban 12 giờ người đó phải làm 21 ban 1 tháng, số ban làm thêm là:
21 – 17 = 4 ban.
- Chế độ 3 ban 12 giờ tạm thời chuyển sang chế độ 2 ban 24 giờ.
Số ban làm thêm bằng số ban thực tế làm việc nhân hai rồi trừ số ban theo chế độ 3 ban đã quy định cũ.
Ví dụ: Theo chế độ 3 ban 12 giờ mỗi người phải làm 21 ban trong một tháng, khi chuyển qua chế độ 2 ban 24 giờ, người đó phải làm 15 ban trong một tháng. Khi tính số ban làm thêm phải lấy số ban 24 giờ x 2 giờ trừ cho số ban tiêu chuẩn theo chế độ 3 ban 12 giờ. (15 x 2) – 21 = 9.
Điều 10. – Trách nhiệm của các cấp đối với việc làm thêm giờ thêm ban.
a) Trong những trường hợp phải làm thêm ban, thêm giờ trừ trường hợp khẩn cấp quy định ở điều 4 nói trên, thủ trưởng đơn vị cần thảo luận với công đoàn rồi quyết định.
Nếu đo kế hoạch không được chính xác, bố trí công tác không được chu đáo hoặc điều phối công nhân không được hợp lý v.v… mà xảy ra tình trạng làm thêm giờ, thêm ban thủ trưởng đơn vị phải đề ra kiểm thảo đặt phương pháp cải tiến và định kỳ hạn khắc phục.
Những trường hợp này phụ trách đơn vị phải báo cáo chi tiết để phòng nghiệp vụ xét phê chuẩn lương và phụ cấp làm thêm giờ, thêm ban.
Nếu không được phê chuẩn thì thủ trưởng phải chịu trách nhiệm đối với anh chị em công nhân viên.
Háng tháng các đơn vị phải thống kê tình hình làm thêm giờ, thêm ban vào trước ngày mồng 5 (năm) tháng sau gửi báo cáo về phòng nghiệp vụ. Nội dung báo cáo phải nói rõ số giờ làm thêm nguyên nhân phải làm thêm và phương pháp cải tiến việc làm thêm giờ thêm ban từ nay về sau. Khi làm cần được công đoàn tham gia sau khi gửi báo cáo lên cấp trên, đồng thời phải gửi bản sao cho cơ quan lao động địa phương.
b) Tổng cục đường sắt phải có kế hoạch theo dõi báo cáo và thẩm tra cơ sở, tổng kết từng quý, phân tích con số làm thêm giờ thêm ban, số tiền lương và phụ cấp làm thêm giờ, thêm ban tìm nguyên nhân phát sinh và đề ra phương pháp cải tiến. Tổng kết báo cáo xong phải gửi về Bộ và các đơn vị cơ sở.
c) Khi phê chuẩn bản báo cáo làm thêm giờ thêm ban cần chú ý không cho số tiền đó vượt quá quỹ tiền lương trong kế hoạch đã phân phối cho các đơn vị. Gặp trường hợp số tiền vượt quá thì phải báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục đường sắt phê chuẩn mới được thi hành.
d) Chủ nhiệm Tổng cục đường sắt và thủ trưởng các cấp phải chịu trách nhiệm bảo đảm cho công nhân làm việc theo bình thường và cần tìm mọi biện pháp hạn chế làm thêm giờ, thêm ban.
e) Chủ nhiệm Tổng cục đường sắt hướng dẫn những quy định cụ thể, theo dõi việc thi hành đúc rút kinh nghiệm để đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết.