HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 195-HĐBT | Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 1990 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
NGHỊ ĐỊNH:
1- Xác định tiềm năng và sự phân bố của các loài thuỷ sản ở các vùng nước.
2- Các đối tượng khai thác và đối tượng nuôi trồng thuỷ sản.
3- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hàng năm.
4- Cơ cấu nghề nghiệp khai thác dịch vụ thuỷ sản ở các vùng nước.
5- Sản lượng và năng suất khai thác, nuôi chế biến thuỷ sản hàng năm ở các vùng nước.
6- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.
7- Các lĩnh vực khác có liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản thực hiện theo quy định tại điều 17 của Pháp lệnh.
Khu vực có các loại thuỷ sản tập trung sinh sản quanh năm.
Khu vực có những loại thuỷ sản chưa trưởng thành sống tập trung quanh năm.
Khu vực bảo tồn, bảo tàng của các loại thuỷ sản.
b) Khu vực cấm khai thác có thời hạn là:
Khu vực có một số loài thuỷ sản tập trung sinh sản trong một thời gian.
Khu vực có một số loài thuỷ sản chưa trưởng thành sống tập trung trong một thời gian nhất định.
Căn cứ vào tập tính các loài thuỷ sản và dựa trên tình hình thực tế cần bảo vệ, nay quy định khu vực cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn các loài thuỷ sản nằm trong các vùng nước sau đây:
1- Vùng biển nói ở điểm a, điểm b Điều 2.
2- Vùng biển thuộc các tuyến đảo trọng điểm.
3- Vùng biển chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.
4- Khu vực rừng ngập mặn.
5- Một số vùng nước khác cần bảo vệ các loài đặc sản quý, hiếm có giá trị kinh tế cao ở biển và ở hồ chứa lớn.
Căn cứ vào những quy định trên đây, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thống nhất với các ngành và các địa phương có liên quan xác định ranh giới, toạ độ trên hải đồ và trên thực địa các khu vực cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn và công bố thi hành.
1- Những căn cứ để xem xét khi giao vùng nước.
a) Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng vùng nước để khai thác, nuôi trồng hoặc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (quy định tại điều 17 của Pháp lệnh).
b) Căn cứ vào mục đích, yêu cầu sử dụng vùng nước của tổ chức, cá nhân đã ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
c) Những vùng nước được giao phải là vùng nước nằm trong quy hoạch đã được duyệt.
2- Trình tự và quy định khi xem xét giao vùng nước.
a) Tổ chức, cá nhân xin sử dụng vùng nước để khai thác, nuôi trồng hoặc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phải làm đơn, kèm theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được duyệt và có chứng nhận của chính quyền nơi mình ở, nộp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định khi giao vùng nước.
b) Việc giao vùng nước đang sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi vùng nước đó của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại mục b khoản 6 của điều này.
c) Cơ quan có thẩm quyền xem xét ra quyết định giao vùng nước cho tổ chức, cá nhân sử dụng phải làm xong không quá 90 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ ợp lệ.
3- Thẩm quyền giao vùng nước:
a) Việc giao vùng nước thuộc phần đất nông nghiệp (ruộng) và các vùng nước thuộc đất chuyên dùng như: ao, hồ, đầm phá, sông cụt cho tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản thực hiện theo quy định tại điều 13 về thẩm quyền giao đất của Luật đất đai.
b) Việc giao các vùng nước thuộc sông lớn, vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho tổ chức, cá nhân, kể cả người nước ngoài khai thác, nuôi trồng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản có quy định riêng và do Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
4- Cấp giấy chứng nhận sử dụng vùng nước và giải quyết tranh chấp:
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng vùng nước, việc thanh tra giải quyết tranh chấp quyền sử dụng vùng nước và thu nộp lệ phí khi làm thủ tục nhận vùng nước thực hiện theo quy dịnh tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 của Nghị định số 30-HĐBT ngày 23-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật đất dai.
5- Thời hạn sử dụng vùng nước:
Thời hạn cho phép tổ chức, cá nhân nhận vùng nước nói tại mục a khoản 3 của điều này để khai thác, nuôi trồng hoặc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản từ 5 năm trở lên, do cơ quan có thẩm quyền giao vùng nước quyết định.
6- Thẩm quyền thu hồi vùng nước:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần vùng nước đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng để khai thác, nuôi trồng hoặc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong các trường hợp sau đây:
Tổ chức được giao vùng nước bị giải thể hoặc chuyển đi nơi khác.
Tất cả số người trong hộ sử dụng vùng nước đã chuyển đi nơi khác hoặc đã chết mà không có người thừa kế hợp pháp.
Người sử dụng, bảo vệ vùng nước tự nguyện trả lại vùng nước được giao.
Vùng nước giao sử dụng và bảo vệ đã hết thời hạn.
Tổ chức, cá nhân sử dụng vùng nước được giao không tiến hành khai thác, nuôi trồng; không thực hiện việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, sử dụng vùng nước không mục đích, không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, hoặc sử dụng vùng nước được giao không có hiệu quả.
Tổ chức, cá nhân được giao vùng nước đã vi phạm nghiêm trọng những quy định về sử dụng vùng nước.
Thời hạn sử dụng vùng nước chưa hết nhưng Nhà nước có nhu cầu sử dụng vùng nước đã giao để phát triển kinh tế - xã hội.
b) Cơ quan Nhà nước quyết định giao vùng nước nào thì có quyền quyết định thu hồi vùng nước đó.
Nội dung chủ yếu của công tác thanh tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản bao gồm:
a) Xây dựng các văn bản hướng dẫn các quy định cụ thể về việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện để bảo đảm hiệu lực của Pháp lệnh và các văn bản dưới Pháp lệnh về việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được thi hành thống nhất trong cả nước.
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ở các khu vực cấm khai thác và các khu vực trọng điểm khác nhằm thực hiện việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và thi hành Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
d) Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong nhân dân và trong mọi tổ chức kinh tế - xã hội, lực lượng vũ trang.
Căn cứ vào những nội dung công tác chủ yếu trên đây, Bộ Thuỷ sản soạn thảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của tổ chức thanh tra bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo đảm nguyên tắc quản lý thống nhất trong cả nước, trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành.
Mọi hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tái phạm nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ sản đều phải xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.
Tàu thuyền và người nước ngoài khi được phép hoạt động trên vùng biển Việt Nam nếu vi phạm các điều trong Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản và những quy định của Nghị định này cũng bị xử phạt theo quy định nói trong Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Quyết định 844/QĐ-TTg về việc thành lập Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 190:2004 về cơ sở nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 191:2004 về vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 4 Thông tư 01/2000/TT-BTS sửa đổi Thông tư 04-TS/TT 1990 hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh năm 1989 và Nghị định 195-HĐBT về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
- 5 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 6 Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 7 Nghị định 30-HĐBT năm 1989 thi hành Luật Đất đai do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 8 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981