- 1 Luật đấu thầu 2013
- 2 Luật Xây dựng 2014
- 3 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5 Luật Đầu tư công 2019
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 8 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- 9 Quyết định 1467/QĐ-TTg năm 2021 về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh”, sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Đức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 2025/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt chủ trương tham gia dự án “Số liệu thống kê và dữ liệu đo lường các dòng tài chính bất hợp pháp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức do UNODC, ESCAP và UNCTAD tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 423/QĐ-TTg năm 2022 về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án "Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Hoàng Mai" sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2023/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2023 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 114/2021/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2021 VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
1. Sửa đổi
“2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình, dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, trừ chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;”
2. Bổ sung
“3a. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
3b. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.”
3. Sửa đổi
“d) Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án với các nội dung chính: Tên chương trình, dự án; tên nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài (nếu có); tên cơ quan chủ quản; mục tiêu, kết quả chính dự kiến; tổng mức đầu tư dự kiến và cơ cấu nguồn vốn; cơ chế tài chính trong nước, phương thức cho vay lại.”
4. Bổ sung
“5. Điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án:
Trong quá trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, trường hợp có thay đổi so với nội dung chính Đề xuất dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan chủ quản thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án như sau:
a) Trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư do thay đổi tỷ giá; giảm vốn ODA, vốn vay ưu đãi và không làm thay đổi các nội dung chính khác của Đề xuất chương trình, dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này: Cơ quan chủ quản không phải thực hiện điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án;
b) Trường hợp thay đổi các nội dung chính của Đề xuất chương trình, dự án quy định tại điểm d khoản 2 của Điều này và không làm tăng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi: Cơ quan chủ quản gửi văn bản và báo cáo về lý do điều chỉnh để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Trường hợp tăng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi: Cơ quan chủ quản xây dựng Đề xuất chương trình, dự án và thực hiện trình tự, thủ tục tại khoản 2 của Điều này; Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền và thời gian quyết định điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 3 của Điều này, trong hồ sơ làm rõ lý do và các nội dung điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án;
d) Đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình đầu tư công; chương trình, dự án đầu tư nhóm A; chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: Không phải thực hiện điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án theo quy định tại khoản này.”
5. Bổ sung
“5a. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Cơ quan chủ quản lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan;
c) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
d) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan;
đ) Căn cứ ý kiến thẩm định của đơn vị có chức năng, ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư.
5b. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan;
đ) Căn cứ ý kiến thẩm định của đơn vị có chức năng, ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.”
6. Sửa đổi
“7. Trường hợp các nội dung của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình đầu tư công; chương trình, dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi có thay đổi so với nội dung chính Đề xuất chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13: Cơ quan chủ quản báo cáo cụ thể các nội dung thay đổi so với Đề xuất chương trình, dự án đã được phê duyệt tại Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.”
7. Bổ sung
“7a. Trường hợp các nội dung của Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án không quy định tại khoản 7 của Điều này có thay đổi so với nội dung chính Đề xuất chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 13: Cơ quan chủ quản thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 13 trước khi thực hiện trình tự, thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án.”
8. Bổ sung
“b1) Văn bản góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan (đối với dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi).”
9. Sửa đổi
“c) Báo cáo kết quả thẩm định nội bộ của cơ quan chủ quản về chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình đầu tư công; chương trình, dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, chương trình, dự án đầu tư khác sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ).”
10. Bổ sung
“a1) Sự phù hợp với các nội dung chính của Đề xuất chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
11. Sửa đổi
“b) Báo cáo Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép gia hạn thời gian thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.”
12. Sửa đổi
“1. Sau khi chủ trương đầu tư dự án được phê duyệt và trước khi điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi được ký, trường hợp cần thiết đề rút ngắn thời gian tổ chức đấu thầu, người có thẩm quyền được tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để chủ đầu tư làm căn cứ tổ chức thực hiện các hoạt động chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển (nếu có);
b) Xác định danh sách ngắn đối với các hoạt động mua sắm của dự án (nếu có);
c) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Căn cứ lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các hoạt động thực hiện trước bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án;
b) Ý kiến không phản đối của nhà tài trợ về việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các hoạt động thực hiện trước.
3. Nhà thầu tham dự quan tâm, tham dự sơ tuyển phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển. Trường hợp đã lựa chọn danh sách ngắn nhưng điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi của dự án không được ký kết, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo cho các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn việc không tiếp tục tổ chức đấu thầu.
4. Chủ đầu tư chỉ được phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu sau khi điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi của dự án được ký kết.”
13. Bổ sung
“2a. Đối với chương trình, dự án nhóm A:
a) Trường hợp điều chỉnh thời gian thực hiện dự án không làm thay đổi các nội dung chính còn lại của Quyết định chủ trương đầu tư; điều chỉnh giảm vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nhưng phát sinh nghĩa vụ tài chính và không làm thay đổi nội dung chính còn lại của Quyết định chủ trương đầu tư được quy định tại Điều 18 của Nghị định này: Cơ quan chủ quản gửi văn bản và báo cáo về lý do điều chỉnh để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Trường hợp điều chỉnh chương trình, dự án dẫn tới thay đổi các nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư không quy định tại điểm a khoản 2a Điều này: Cơ quan chủ quản thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Đầu tư công.”
14. Sửa đổi
“Đối với các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trừ chương trình, dự án nhóm A:
a) Trường hợp điều chỉnh thời gian thực hiện dự án không làm thay đổi các nội dung chính còn lại của Quyết định chủ trương đầu tư; điều chỉnh giảm vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nhưng phát sinh nghĩa vụ tài chính và không làm thay đổi nội dung chính còn lại của Quyết định chủ trương đầu tư: Cơ quan chủ quản gửi văn bản và báo cáo về lý do điều chỉnh để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Trường hợp điều chỉnh chương trình, dự án dẫn tới thay đổi các nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này: Cơ quan chủ quản thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định này.
Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền và thời gian quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại Điều 15, 16 của Nghị định này, trong hồ sơ làm rõ các nội dung: Lý do điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án; các nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án tương ứng với các nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.”
15. Sửa đổi
“4. Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Trường hợp điều chỉnh dẫn tới thay đổi các nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan chủ quản thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 5a và 5b Điều 14 của Nghị định này.
5. Trường hợp chương trình, dự án có điều chỉnh tổng mức đầu tư do thay đổi tỷ giá; giảm vốn ODA, vốn vay ưu đãi không làm phát sinh nghĩa vụ tài chính và không dẫn đến thay đổi các nội dung chính còn lại của Quyết định chủ trương đầu tư được quy định tại Điều 18 của Nghị định này, cơ quan chủ quản không phải thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh Đề xuất dự án và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.”
16. Bổ sung
“c) Phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại của nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư do cơ quan, tổ chức mình quản lý và không phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương thực hiện.”
17. Bổ sung
“3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại của nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư do địa phương quản lý và không phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương thực hiện.”
18. Sửa đổi
“đ) Căn cứ kết quả thẩm định, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án. Đối với dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án đầu tư do địa phương quản lý, căn cứ kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Văn kiện dự án.”
19. Bổ sung
“a1) Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đàm phán thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán gồm: Văn bản đề xuất chủ trương đàm phán; dự thảo thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi; quyết định đầu tư dự án.”
20. Sửa đổi
“b) Căn cứ phê duyệt đàm phán của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đối với dự thảo thỏa thuận vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Các cơ quan được lấy ý kiến trả lời Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và tài liệu liên quan.”
21. Sửa đổi
“2. Cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư văn bản về việc sử dụng vốn dư của chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổng hợp ý kiến của Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan và nhà tài trợ nước ngoài, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc sử dụng vốn dư.
3. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn dư của chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, cơ quan chủ quản thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư (đối với dự án mới), điều chỉnh chủ trương đầu tư (đối với việc sử dụng vốn dư phát huy hiệu quả của dự án đang triển khai) theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư và thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư quy định tại Điều 14, 15, 16, 18 và 19 của Nghị định này.”
22. Bổ sung
“3a. Đối với việc sử dụng vốn dư của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, căn cứ ý kiến của nhà tài trợ, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan chủ quản thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư (đối với dự án mới), điều chỉnh chủ trương đầu tư (đối với việc sử dụng vốn dư phát huy hiệu quả của dự án đang triển khai) theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư và thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư quy định tại Điều 14, 15, 16, 18 và 19 của Nghị định này.”
23. Thay thế Phụ lục II như sau:
“Phụ lục II
MẪU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI
I. NHỮNG THÔNG TIN CHỦ YẾU
1. Tên chương trình, dự án (tiếng Việt và tiếng Anh).
2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề xuất và chủ chương trình/dự án (dự kiến): Tên, địa chỉ, thông tin liên quan khác.
3. Nhà tài trợ và đồng tài trợ nước ngoài (nếu có) dự kiến hỗ trợ thực hiện chương trình/dự án.
- Tầm quan trọng, sự cần thiết và khả thi của chương trình, dự án về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, khoa học, công nghệ, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Những nỗ lực đã/đang được thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra.
- Các chương trình, dự án đang triển khai cùng lĩnh vực (nếu có).
- Nhà tài trợ nước ngoài dự kiến (nêu rõ lý do sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ này).
1. Mục tiêu, địa điểm, quy mô, phạm vi của chương trình, dự án: Mô tả mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và địa điểm, quy mô, phạm vi của chương trình, dự án.
2. Dự kiến kết quả chính của chương trình, dự án: Tóm tắt kết quả chính dự kiến.
3. Dự kiến thời gian thực hiện của chương trình, dự án (trong đó xác định thời gian xây dựng và thời gian vận hành).
4. Dự kiến tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án và đề xuất cơ chế tài chính:
- Tổng mức vốn đầu tư: Vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, vốn đối ứng chi tiết theo loại tiền nguyên tệ và quy giá trị tương đương theo đồng Việt Nam và USD (sử dụng tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm đề xuất).
- Điều kiện và điều khoản vay: Nêu rõ loại lãi suất dự kiến (thả nổi/cố định), mức lãi suất dự kiến và các loại phí (nếu có); đối với các chương trình dự án dự kiến sử dụng nguồn vay lãi suất thả nổi, mức lãi suất thả nổi trong nội dung đề xuất bao gồm lãi suất thả nổi cơ sở (Sibor, Eurobor...) và lãi suất biên tham chiếu trên thị trường tại thời điểm đề xuất khoản vay; dự kiến thời gian vay và thời gian ân hạn của khoản vay.
- Đề xuất cơ chế tài chính trong nước, dự kiến tiến độ giải ngân hàng năm (gắn với thời gian thực hiện chương trình, dự án).
- Phương án cân đối nguồn trả nợ.
5. Phương án sử dụng vốn vay, phương án sử dụng vốn đối ứng (bao gồm phương án bố trí vốn chủ sở hữu), phương án bảo đảm tiền vay, phương án trả nợ và đề xuất cơ quan được ủy quyền cho vay lại (chịu rủi ro tín dụng hoặc không chịu rủi ro tín dụng) trong trường hợp Đề xuất dự án là cho vay lại doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Đánh giá tác động:
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (nếu có).
- Đánh giá sơ bộ tác động đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn của cơ quan đề xuất.”
Điều 2. Bãi bỏ, thay thế một số điều khoản, phụ lục của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP
1. Bãi bỏ:
2. Thay thế: Phụ lục II.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.
2. Điều khoản chuyển tiếp:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình đầu tư công; chương trình, dự án đầu tư nhóm A; chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đã được phê duyệt Đề xuất; chủ trương đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện các trình tự, thủ tục tiếp theo theo quy định của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
b) Chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án, trong quá trình thực hiện cần sửa đổi, điều chỉnh thì thực hiện theo quy định về điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án của Nghị định này;
c) Chương trình, dự án khác không quy định tại điểm a: Không phải thực hiện điều chỉnh Đề xuất chương trình, dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định này;
d) Đối với dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư và thực hiện các trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này;
đ) Đối với dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã hoàn thành thủ tục lập, thẩm định và có văn bản thẩm định làm cơ sở cho việc quyết định chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 14, 15, 16, 18 và 19 của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Quyết định 1467/QĐ-TTg năm 2021 về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh”, sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Đức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2025/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt chủ trương tham gia dự án “Số liệu thống kê và dữ liệu đo lường các dòng tài chính bất hợp pháp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức do UNODC, ESCAP và UNCTAD tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 423/QĐ-TTg năm 2022 về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án "Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Hoàng Mai" sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành