HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 200-HĐBT | Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1985 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
1- Điều 2 mới: Những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm trọng, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức xử phạt bằng các biện pháp hành chính khác là phạm pháp vi cảnh và có thể bị xử lý bằng các hình thức sau đây:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền từ 10 đồng đến 100 đồng.
- Phạt lao động công ích từ 1 ngày đến 3 ngày.
- Phạt giam từ 1 ngày đến 3 ngày.
2- Điểm 17 mới của Điều 15: Phơi rơm rạ, thóc lúa và các thứ khác trên đường phố, đường ô-tô; thả rông súc vật, chăn dắt súc vật trên đường ô-tô, đường xe lửa; buộc súc vật vào cây cối, vào cọc tiêu, cột báo hiệu ở hai bên đường.
3- Điều 26 mới:
Cán bộ, chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ quản lý trật tự an toàn xã hội được quyền phạt: cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đồng đến 30 đồng.
4- Điều 27 mới:
Trưởng, Phó công an xã, Trưởng Phó công an phường; Trưởng, Phó công an thị trấn được quyền phạt: cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đồng đến 50 đồng, phạt 1 ngày lao động công ích.
5- Điều 28 mới:
Cán bộ công an từ cấp Trưởng, Phó công an huyện, Trưởng, Phó công an quận, Trưởng, phó công an thị xã, Trưởng, Phó công an thành phố thuộc tỉnh trở lên được quyền phạt: cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đồng đến 100 đồng, phạt lao động công ích từ 1 ngày đến 3 ngày, phạt giam từ 1 ngày đến 3 ngày và quyết định tịch thu tang vật hoặc phương tiện phạm pháp.
Điều 3. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Tố Hữu (Đã ký) |