HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 237-HĐBT | Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 1985 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 273-HĐBT NGÀY 19/9/1985 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ LẬP, THẨM TRA, XÉT DUYỆT THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ vào nghị định 232-CP ngày 6/6/1981 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị quyết 166-HĐBT ngày 15/12/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến quản lý xây dựng cơ bản;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước;
NGHỊ ĐỊNH:
| Tố Hữu (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ LẬP, THẨM TRA, XÉT DUYỆT THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 237-HĐBT ngày 19/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng)
Các công trình dưới hạn ngạch được thiết kế một bước: thiết kế kỹ thuật - thi công theo tổng dự toán. Những công trình dưới hạn ngạch có kỹ thuật phức tạp (theo quy định của chuyên ngành) thì vẫn phải thiết kế 2 bước.
Đối với công trình có thời hạn thi công dự kiến từ 2 năm trở lên hoặc có phân đoạn đầu tư thì lập 1 lần cho cụm hoặc mục công trình đồng bộ đưa vào sử dụng từng đợt (sau đây gọi tắt là tổ hợp N0) phù hợp với luận chứng kinh tế - kỹ thuật. Trong trường hợp này người thiết kế phải giải quyết những vấn đề kỹ thuật liên quan với đợt sau và tổng mức đầu tư có phân bố hợp lý cho đợt đó (tổng dự toán đợt N0).
Tổng dự toán của toàn bộ công trình phải được lập và trình duyệt cùng một lúc với hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng dự toán của cụm tổ hợp đợt cuối cùng của công trình.
Thiết kết bản vẽ thi công - dự toán được lập cho từng hạng mục công trình và phải phù hợp với thiết kế kỹ thuật được duyệt.
Điều 7: Thành phần chủ yếu của thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán.
1- Thuyết minh của đề án thiết kế kỹ thuật :
a) Thuyết minh tổng quát :
- Căn cứ và cơ sở lập đồ án thiết kế, trích những nội dung cơ bản của luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt.
- Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế.
- Các thông số và chỉ tiêu đạt được của công trình theo phương án được chọn.
- Phục lục bản sao văn bản phê duyệt và thoả thuận của các bước thiết kế danh mục các tiêu chuẩn, thiết kế điển hình được sử dụng.
b) Điều kiện thiên nhiên, kỹ thuật, xã hội ảnh hưởng đến đề án thiết kế:
- Các tài liệu địa hình, địa chất, thuỷ văn, động đất ... sử dụng cho thiết kế công trình đã thu thập hoặc khảo sát được tại khu vực xây dựng.
- Những điều kiện phát sinh khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật chưa thấy hết
c) Phần kinh tế - kỹ thuật.
- Năng lực, công suât thiết kế và các thông số của công trình.
- Phương án, danh mục, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.
- Những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
d) Phần công nghệ, vận hành khai thác sử dụng:
- Quy trình công nghệ, dây chuyền vận hành.
- Tính toán nhu cầu và xác định nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng, vận chuyển v.v...
- Tổ chức sản xuất, nhu cầu và kế hoạch đào tạo cán bộ, công nhân vận hành.
- Biện pháp an toàn lao động, an toàn sản xuất, chống nổ, chống cháy, chống độc hại, vệ sinh công nghiệp bảo vệ môi trường sinh thái.
e) Phần xây dựng và kỹ thật công trình.
- Tổng mặt bằng, diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng của công trình (kể cả hạng mục công trình phục vụ thi công).
- Giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính, nền móng, các phương pháp và kết quả tính toán.
- Các hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng: cấp điện, cấp nhiệt, cấp hơi, cấp dầu, cấp nước, thoát nước, thông gió, thông tin tín hiệu, cứu hoả, điều khiển tự động v.v..
- Giải pháp mặt bằng và thiết bị vận tải.
- Trang trí kiến trúc và trồng cây xanh.
- Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật tư chính và thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình.
- Các chỉ tiêu sử dụng vật liệu quý hiếm, vật liệu địa phương.
g) Phần thiết kế tổ chức xây dựng:
Tóm tắt những điểm chính của thiết kế tổ chức xây dựng và các chỉ dẫn biện pháp thi công và an toàn chủ yếu trong quá trình xây dựng.
2- Bản vẽ của thiết kế kỹ thuật:
- Hiện trạng của mặt bằng và vị trí trên bản đồ của công trình được thiết kế.
- Tổng mặt bằng bố trí các hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.
- Dây chuyền công nghệ và các thiết bị công nghệ chính.
- Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, mặt kết cấu chính của các hạng mục công trình.
- Phối cảnh toàn bộ công trình.
- Các hệ thống chính công trình kỹ thuật hạ tầng, đường xá, trồng cây xanh.
- Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.
- Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình (theo hợp đồng riêng của phía đặt hàng).
3- Tổng dự toán thiết kế kỹ thuật:
a) Các căn cứ lập tổng dự toán, danh mục các tài liệu liên quan đến tổng dự toán.
b) Xác định đơn giá của từng loại công tác: xây dựng, thiết bị, lắp đặt, phụ tùng thay thế v.v... theo đơn giá tổng hợp.
c) Tổng hợp khối lượng của thiết kế kỹ thuật và kết quả xác định đơn giá lập thành:
- Dự toán của từng hạng mục công trình theo thiết kế kỹ thuật.
- Tổng dự toán của toàn bộ công trình phân theo cơ cấu vốn đầu tư.
Điều 8: Nội dung chủ yếu của của thiết kế bản vẽ thi công dự toán gồm:
1- Bản vẽ thi công:
- Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt của các hạng mục công trình, thể hiện đầy đủ vị trí và kích thước của các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của các hạng mục công trình đó, chất lượng quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.
- Chi tiết cho các bộ phận công trình thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu, cấu kiện có ghi chú cần thiết cho người thi công.
- Chi tiết về lắp đặt thiết bị công nghệ của nhà máy chế tạo thiết bị, trong đó có thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng của từng loại thiết bị, cấu kiện, linh kiện và vật liệu, những ghi chú cần thiết cho người thi công.
- Chi tiết về lắp đặt và chi tiết của các hệ thống kỹ thuật, đường xá...
- Gia công cấu kiện và các chi tiết phải làm tại công trường kể cả chi tiết cốp - pha phức tạp (trừ bản vẽ chi tiết kết cấu thép).
- Biểu tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công trình, và toàn bộ công trình thể hiện đầy đủ quy cách, số lượng từng loại vật liệu, cấu kiện thiết bị.
2- Dự toán thiết kế bản vẽ thi công:
a) Thuyết minh các căn cứ và cơ sở để lập dự toán, biểu tóm tắt kết quả dự toán, mục lục nội dung của tài liệu dự toán và các phụ lục cần thiết.
b) Xác định đơn giá của từng loại công tác xây lắp thiết bị lắp đặt và phụ tùng thay thế theo đơn giá khu vực tính đến chân công trình hoặc đơn giá riêng của công trình.
c) Tổng hợp khối lượng các loại công tác xây lắp, thiết bị lắp đặt và phụ tùng thay thế của hạng mục công trình đó, kể cả những khối lượng và chi phí tăng thêm hợp lý chưa lường hết trong thiết kế kỹ thuật.
d) Bản dự toán của từng hạng mục công trình có phân theo cơ cấu vốn đầu tư.
e) Tổng hợp dự toán thiết kế bản vẽ thi công của tất cả các hạng mục công trình hoặc các hạng mục thuộc tổ hợp từng đợt:
a) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm:
- Tập thuyết minh (theo Điều 7);
- Tập bản vẽ;
- Tập tổng dự toán;
- Mô hình (khi cần thiết).
b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của từng hạng mục công trình bao gồm:
- Tập bản vẽ.
- Tập dự toán.
c) Nếu là hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công thì bao gồm:
- Tập bản vẽ của thiết kế bản vẽ thi công.
- Tập dự toán.
- Tập thuyết minh thiết kế kỹ thuật kèm theo tổng dự toán.
Tổ chức thiết kế phải lưu lại tại cơ quan mình hồ sơ tính toán thiết kế. Khi cần thiết, theo yêu cầu của các cơ quan thẩm tra tổ chức thiết kế có trách nhiệm trình hồ sơ tính toán.
- Xác định toạ độ và cao trình của công trình tại địa điểm xây dựng công trình.
- Xác định điều kiện đặt móng và thiết kế cho phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình.
- Thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết trong các bản vẽ.
- Đối với những công trình, cấu kiện, chi tiết áp dụng hoàn toàn thiết kế điển hình thì phải ghi rõ ký hiệu bản vẽ để tra cứu dễ dàng.
Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước thống nhất quản lý và ban hành thiết kế điển hình.
LẬP, THẨM TRA, XÉT DUYỆT THIẾT KẾ.
- Bản sao văn bản duyệt phê luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
- Tài liệu luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt và toàn bộ tài liệu khảo sát, thí nghiệm đã thực hiện trong quá trình lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
- Các bản sao văn bản phát biểu thoả thuận của các cơ quan và địa phương có liên quan đến việc thiết kế công trình.
- Bản yêu cầu thiết kế kỹ thuật công trình.
- Trường hợp có tổng thầu thiết kế, tổng thầu thiết kế phải giao cho tổ chức thiết kế nhận thầu lại các tài liệu sau:
- Tài liệu sao trích từ luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt có liên quan đến phần việc do tổ chức thiết kế nhận thầu lại đảm nhiệm.
- Bản sao các văn bản phát biểu và thoả thuận của các cơ quan và địa phương có liên quan và đến phần việc do tổ chức thiết kế nhận thầu lại đảm nhiệm.
- Bản yêu cầu thiết kế kỹ thuật phần việc do tổ chức thiết kế nhận thầu lại đảm nhận.
Nội dung bản yêu cầu thiết kế nêu rõ :
- Nhiệm vụ của công trình mà đồ án phải đạt được.
- Các điều kiện bố trí tổng mặt bằng, kết cấu, kiến trúc, thiết bị công nghệ, tổ chức xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu.
- Các điều kiện xây dựng, sản xuât, khai thác, quản lý sử dụng của công trình.
- Những vấn đề tồn tại trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.
- Thời hạn hoàn thành thiết kế.
Nội dung, khối lượng của công tác khảo sát thí nghiệm phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế và đặc điểm của công trình, Khi thiết kế phải tận dụng tài liệu, số liệu đã khảo sát, thí nghiệm trong quá trình lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật cũng như các tài liệu đã có trong khu vực xây dựng công trình mà các ngành, các cơ quan địa phương đã thực hiện và thu thập được. Không được khảo sát lập lại mà chỉ được phép kiểm tra bổ sung và làm chính sác các tài liệu đã có.
Tất cả các tài liệu khảo sát kỹ thuật do tổ chức thiết kế thực hiện tại địa phương nào đều phải nộp lưu một bộ tại Uỷ ban Xây dựng tỉnh, thành phố quản lý để sử dụng cho công trình khác.
Điều 18: Thời hạn lập thiết kế được thực hiện theo hợp đồng giao nhận thầu thiết kế.
Thiết kế bản vẽ thi công phải giao cho tổ chức nhận thầu thi công xây lắp không chậm hơn 3 tháng trước khi khởi công hạng mục công trình đó.
Điều 19: Số lượng hồ sơ thiết kế và cơ quan nhận quy định như sau:
1- Thiết kế kỹ thuật:
a) Đối với công trình quan trọng, tổ chức thiết kế phải lập 6 bộ giao chủ đầu tư để chủ đầu tư gửi cho:
- Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước;
- Chủ quản đầu tư;
- Tổ chức nhận thầu xây lắp;
- Ban quản lý công trình;
- Cục lưu trữ - quôc gia;
- Tổ chức thiết kế.
b) Đối với công trình khác, tổ chức thiết kế sẽ phải lập 5 bộ giao cho chủ đầu tư để chủ đầu tư gửi cho:
- Chủ quản đầu tư;
- Tổ chức nhận thầu xây lắp;
- Ban quản lý công trình;
- Cơ quan lưu trữ ngành hoặc địa phương;
- Tổ chức thiết kế.
Riêng đối với công trình do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt thiết kế kỹ thuật, phải có thêm một tập thuyết minh tổng quát gửi Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
2- Thiết kế bản vẽ thi công
a) Đối với công trình quan trọng và trên hạn ngạch, tổ chức thiết kế lập 7 bộ giao cho chủ đầu tư 6 bộ để chủ đầu tư gửi cho chủ quản đầu tư 1 bộ, Ban quản lý công trình 2 bộ và tổ chức nhận thầu xây lắp 3 bộ; tổ chức thiết kế lưu 1 bộ.
b) Đối với công trình dưới hạn ngạch tổ chức thiết kế phải lập 5 bộ, giao cho chủ đầu tư 4 bộ để chủ đầu tư gửi cho chủ quản đầu tư 1 bộ; Ban quản lý công trình 1 bộ và tổ chức nhận thầu xây lắp 2 bộ; tổ chức thiết kế lưu 1 bộ.
Số lượng hồ sơ nêu trên là quy định trong giá thiết kế. Ngoài ra khi cần chủ đầu tư có thể hợp đồng thêm ngoài giá thiết kế.
Bản thuyết minh và các bản vẽ, đều phải đóng dấu của tổ chức thiết kế.
B- THẨM TRA VÀ XÉT DUYỆT THIẾT KẾ.
Điều 23: Việc phân cấp xét duyệt thiết kế kỹ thuật quy đinh như sau:
a) Trong số những công trình thuộc loại quan trọng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sẽ xét duyệt những công trình đặc biệt mà trong quyết định phê duyệt luật chứng kinh tế - kỹ thuật đã được ghi cụ thể.
b) Công trình quan trọng:
- Nếu công trình chủ quản đầu tư là các Bộ, Tổng cục và tổ chức trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng thì do Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng, các Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt có sự thoả thuận của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
- Nếu công trình chủ quản đầu tư là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu xét duyệt có sự thẩm tra thoả thuận của Bộ chuyên ngành và của Uỷ ban Xây dưng cơ bản Nhà nước.
c) Các công trình trên hạn ngạch không thuộc diện nên tại điểm a và b, thì do chủ quản đầu tư xét duyệt, các công trình dưới hạn ngạch chủ quản đầu tư xét duyệt hoặc cụ thể uỷ quyền cho thủ trưởng cơ quan quản lý xây dựng cơ bản của Bộ, tỉnh hoặc cơ quan cấp trên của chủ đầu tư xét duyệt. Riêng công trình chuyên ngành có kỹ thuật phức tạp thì phải có thẩm tra thoả thuận của Bộ chuyên ngành.
Tuyệt đối không được uỷ quyền xét duyệt thiết kế cho thủ trưởng các tổ chức thiết kế đã được thực hiện thiết kế đó.
Điều 24: Cơ quan thẩm tra thiết kế:
Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước tổ chức thẩm tra và báo cáo lên Hội đồng Bộ trưởng thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán các công trình do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt, thẩm tra và có văn bản thoả thuận về thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán các công trình quan trọng do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xét duyệt.
Cơ quan quản lý xây dựng cơ bản của tỉnh, thành phố (Uỷ ban hoặc Ban Xây dựng cơ bản tỉnh, thành phố) cơ quan quản lý xây dựng cơ bản Bộ (Vụ hoặc Phòng xây dựng cơ bản) tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán các công trình để chủ quản đầu tư xét duyệt hoặc chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Các ngành và địa phương có thể lập Hội đồng thẩm kế (cơ quan quản lý xây dựng cơ bản là thường trực) tập hợp được những chuyên gia có đủ trình độ đảm bảo thẩm tra chặt chẽ và đúng đắn.
a) Tờ trình xin xét duyệt thiết kế;
b) Bản sao văn bản phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật;
c) Hồ sơ thiết kế quy định tại Điều 10 của bản Điều lệ này;
d) Các bản sao văn bản thoả thuận và phát biểu ý kiến của các cơ quan Nhà nước và địa phương có liên quan.
Điều 26: Nội dung thẩm tra thiết kế gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:
a) Tính hợp lệ của hồ sơ thiết kế.
b) Sự phù hợp của đề án thiết kế với giải pháp, phương án công nghệ xây dựng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong luật chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt.
c) Sự so sánh khách quan và lựa chọn đúng đắn phương án về:
- Tổng mặt bằng hoặc tuyến công trình.
- Dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ.
- Phương án kết cấu và kiến trúc các hạng mục công trình chính.
d) Sự lựa chọn hợp lý về :
- Nguồn cung cấp điện, nước, động lực, nguyên liệu, vật liệu nhiên liệu cho sản xuất và xây dựng.
- Giải pháp vận chuyển và thông tin liên lạc.
- Phương án tổ chức và thi công xây lắp công trình.
- Kế hoạch tiến độ xây dựng công trình.
e) Sự đúng đắn của tổng dự toán, sự phù hợp của tổng dự toán với vốn đầu tư được duyệt trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
g) Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, các định mức đơn giá, các chế độ thể lệ trong tài liệu thiết kế và dự toán.
Khi kết thúc việc thẩm tra, cơ quan thẩm tra thiết kế phải lập báo cáo kết quả thẩm tra và dự thảo văn bản phê duyệt gửi lên cấp phê duyệt.
Điều 27: Văn bản phê duyệt thiết kế phải quyết định cụ thể các nội dung sau:
Năng lực hoặc công xuất thiết kế của công trình;
Các thông số kỹ thuật của công trình;
Phương án công nghệ và các kỹ thuật của công trình;
Tổng mặt bằng hoặc tuyến công trình, diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng;
Kiến trúc và kết cấu chủ yếu của công trình;
Phương án tổ chức thi công xây lắp;
Kế hoạch tiến độ xây dựng công trình;
Tổng dự toán thiết kế kỹ thuật của công trình;
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của công trình;
Nhiệm vụ của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan trong thiết kế và xây dựng công trình.
a) Đối với công trình quan trọng và trên hạn ngạch: Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng đầu tư và xây bản Việt Nam, Bộ Ngoại thương (nếu là công trình có nước ngoài thiết kế hoặc cung cấp thiết bị) và Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi xây dựng công trình.
b) Đối với công trình dưới hạn ngạch: Cơ quan tài chính, ngân hàng đầu tư và xây dựng, và Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi xây dựng công trình.
c) Đối với công trình thuộc bí mật quốc phòng, an ninh, có quy định riêng.
Điều 29: Thời hạn thẩm tra và xét duyệt thiết kế kể từ sau khi nhận đủ hồ sơ và tờ trình:
a) Đối với công trình do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt thì thẩm tra không quá 60 ngày, xét duyệt không quá 15 ngày.
b) Đối với công trình do chủ quản đầu tư xét duyệt thì thẩm tra không quá 45 ngày, xét duyệt không quá 10 ngày.
Các cơ quan thẩm tra, thoả thuận cũng theo thời gian quy định này.
Trường hợp phải sửa chữa, bổ sung hoặc lập lại hồ sơ trình duyệt thì thời hạn thẩm tra xét duyệt được tính từ khi nhận đủ hồ sơ đã được điều chỉnh, bổ sung.
C. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ
Điều 31: Tổ chức thiết kế có trách nhiệm và quyền hạn:
Thực hiện toàn bộ công tác khảo sát kỹ thuật, thí nghiệm thu thập tài liệu, số liệu phục vụ trực tiếp cho thiết kế và thiết kế các bước tiếp theo quy định trong Điều lệ này.
Trường hợp tổ chức thiết kế không nhận thầu công việc khảo sát, thí nghiệm thì có trách nhiệm kiểm tra xác nhận những tài liệu do chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng giao.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, nội dung và khối lượng của toàn bộ tài liệu thiết kế (kể cả việc sử dụng các tài liệu thiết kế (kể cả việc sử dụng các tài liệu phục vụ thiết kế và sử dụng thiết kế điển hình).
Bảo đảm thực hiện tiến độ thiết kế theo hợp đồng, cung cấp tài liệu thiết kế đúng hạn, không được tự ý huỷ bỏ hợp đồng và chịu trách nhiệm bổ sung, sửa chữa hoặc lập lại khi thiết kế chưa được phê duyệt.
Thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiệm thu nội bộ các tài liệu, số liệu trong quá trình thiết kế và trước khi giao thiết kế cho chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng.
Ký kết hợp đồng nhận thầu thiết kế với chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng; ký kết hợp đồng giao thầu khảo sát và thiết kế với các tổ chức nhận thầu lại.
Trình bày và bảo vệ đồ án thiết kế trong quá trình thẩm tra, xét duyệt, tham gia với chủ đầu tư trong việc thoả thuận tổng dự toán và dự toán thiết kế với tổ chức nhận thầu xây lắp.
Tham gia nghiệm thu đánh giá chất lượng thi công xây lắp công trình. Tổ chức thiết kế được tham gia công việc của Hội đồng nghiệm thu.
Giữ bản quyền tác giả của đồ án thiết kế (trừ thiết kế điển hình được Nhà nước ban hành), lưu trữ và quản lý các tài liệu gốc.
Chịu trách nhiệm bảo hành thiết kế theo niên hạn thiết kế. Riêng đối với kỹ thuật sản xuất, bảo hành đến khi đạt công xuất thiết kế.
Có quyền từ chối thiết kế những công trình chưa có luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt, hoặc nội dung luận chứng kinh tế - kỹ thuật không đủ điều kiện để thiết kế.
Đảm bảo về sự đúng đắn của phương pháp luật, kết quả tính toán và khớp nối đồng bộ toàn bộ đồ án thiết kế hoặc phần thiết kế được giao chủ trì.
Chịu trách nhiệm kiểm tra công việc của những người cộng sự thực hiện đồ án thiết kế.
Thay mặt tổ chức thiết kế thực hiện quyền giám sát tác giả.
Được quyền khiếu nại với các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về sự thực hiện không đúng đắn bản vẽ thiết kết của mình đã được duyệt.
Chịu trách nhiệm trước cơ quan và pháp luật (cùng những người liên đới) khi công trình có sự cỗ kỹ thuật, phát hiện lãng phí do nguyên nhân thiết kế gây nên.
Điều 33: Chủ đầu tư có trách nhiệm và quyền hạn:
Ký kết hợp đồng giao thầu thiết kế với các tổ chức thiết kế có tư cách pháp nhân; theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng và thanh toán kinh phí thiết kế.
Cung cấp tài liệu, số liệu và các văn bản pháp lý cần thiết cho tổ chức thiết kế làm căn cư cho việc thiết kế công trình.
Tiếp nhận hồ sơ thiết kế và gửi cho các cơ quan quy định tại Điều 19.
Lập đồ án trình duyệt thiết kế.
Cùng với tổ chức thiết kế trình bày và bảo vệ trong quá trình thẩm tra xét duyệt.
Chủ trì giải quyết các vấn đề tồn tại và phát sinh về thiết kế và dự toán trong quá trình thi công.
Điều 34: Tổ chức nhận thầu xây lắp có trách nhiệm và quyền hạn:
Cung cấp theo yêu cầu cầu của chủ đầu tư và tổ chức thiết kế các số liệu và điều kiện có liên quan đến thi công xây lắp công trình.
Tham gia xem xét, phát biểu ý kiến với chủ đầu tư và tổ chức thiết kế về phần thiết kế, tổ chức xây dựng trong thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.
Soát xét bản vẽ thi công, kiến nghị với chủ đầu tư và tổ chức thiết kế sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thi công và vật liệu.
Xem xét và thoả thuận với chủ đầu tư về dự toán xây lắp.
Từ chối làm những phần việc chưa được cung cấp bản vẽ thi công cần thiết.
Lập hồ sơ hoàn công để bàn giao công trình và gửi chủ đầu tư để nộp lưu trữ.
Điều 35: Trách nhiệm của các cơ quản lý:
1- Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước:
Ngoài trách nhiệm thẩm tra thiết kế ghi trong Điều 24 về quản lý thiết kế, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc xét duyệt thiết kế dự toán của các ngành Trung ương và địa phương.
- Xử lý các vụ tranh chấp khiếu nại về mặt kỹ thuật thuộc công việc khảo sát, thiết kế.
- Tổ chức nghiên cứu, xét duyệt ban hành hoặc thoả thuận để các Bộ chuyên ngành ban hành các loại thiết kế điển hình và các thiết kế dùng lại của các Bộ chuyên ngành.
- Nghiên cứu trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành, được uỷ nhiệm ban hành các tiêu chuẩn thiết kế, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, chế độ thể lệ phục vụ khảo sát, thiết kế cấp Nhà nước.
- Kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn định mức phục vụ khảo sát kỹ thuật và thiết kế.
- Là cơ quan giám định chất lượng Nhà nước đối với sản phẩm thiết kế xây dựng cơ bản trong cả nước.
2- Các bộ chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý công tác thiết kế chuyên ngành trong cả nước.
Ngoài nhiệm vụ thẩm tra thoả thuận thiết kế kỹ thuật của các công trình chuyên ngành ghi trong Điều 24, các Bộ chuyên ngành còn có trách nhiệm :
- Nghiên cứu và ban hành các chế độ thể lệ, tiêu chuẩn ngành dùng cho công tác thiết kế thuộc chuyên ngành trong khuôn khổ phù hợp với những chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn Nhà nước.
- Nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, thể lệ của Nhà nước theo đặc điểm chuyên ngành.
Các tổ chức quản lý xây dựng cơ bản của ngành và địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý thiết kế của ngành và địa phương.
Các cơ quan khác có trách nhiệm phát biểu và trả lời bằng văn bản những yêu cầu của tổ chức thiết kế và của chủ đầu tư, chủ quản đầu tư về các vấn đề liên quan đến đồ án thiết kế thuộc lĩnh vực quản lý được Nhà nước phân công.
D- CÔNG TRÌNH DO NƯỚC NGOÀI THIẾT KẾ VÀ CÔNG TRÌNH DO VIỆT NAM THIẾT KẾ CHO NƯỚC NGOÀI
Điều 38: Chủ quản đầu tư các công trình do người nước ngoài thiết kế phải giao cho một tổ chức thiết kế chuyên ngành chủ trì đàm phán kỹ thuật với Đoàn chuyên gia nước ngoài. Tổ chức thiết kế ngành được giao phải cử Chủ nhiệm đồ án về phía Việt Nam để trao đổi, tiếp thu thiết kế kỹ thuật của Bạn và chủ trì thiết kế các hạng mục công trình do Việt Nam tự thiết kế.
Trong trường hợp tổ chức thiết kế nước ngoài có yêu cầu tổ chức Văn phòng lâm thời để sửa chữa và bổ sung thiết kế thì cơ quan chủ đầu tư đề nghị Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước xét trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
Các công trình do tổ chức thiết kế của ta thiết kế cho nước ngoài, khi áp dung các tiêu chuẩn, định mức của ta thì tổ chức thiết kế có trách nhiệm nghiên cứu điều kiện thực tế của nước đó để thiết kế cho phù hợp và phải được chấp thuận của cơ quan đặt hàng
Việc giám sát thiết kế do chuyên gia của tổ chức thiết kế nước ngoài chịu trách nhiệm. Chủ đầu tư cử một tổ giám sát về phía Việt Nam để cộng tác với chuyên gia giám sát thiết kế.
KINH PHÍ VÀ THƯỞNG PHẠT TRONG THIẾT KẾ
Nguyên tắc thanh toán phân đoạn như sau:
- Tạm ứng 10% ngay sau khi ký hợp đồng.
- Thanh toán 50% (bao gồm cả 10% tạm ứng) sau khi thiết kế kỹ thuật được duyệt.
- Thanh toán 40% sau khi bàn giao xong bản vẽ.
- Thanh toán 10% sau khi nghiệm thu bàn giao công trình.
Trường hợp nếu tổ chức nhận thầu giao lại thiết kế chỉ nhận thầu thiết kế bản vẽ thi công thì tiền thuê thiết kế do hai tổ chức giao thầu và nhận thầu thiết kế đó thoả thuận nằm trong giới hạnh của giá thiết kế và giá khảo sát hiện hành.
HIỆU LỰC ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐƯỢC DUYỆT
Điều 50: Thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán được duyệt là cơ sở để:
Lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán.
Ghi kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình.
Ký hợp đồng mua sắm thiết bị công nghệ, thiết bị thi công, vật tư kỹ thuật và mời chuyên gia (nếu có).
Ký hợp đồng giao thầu xây lắp.
Riêng đối với công trình thiết kế một bước thì hồ sơ thiết kế kỹ thuật - thi công và tổng dự toán được duyệt thay cho thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán.
Điều 51: Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán của hạng mục công trình được duyệt là cơ sở để.
1. Khởi công xây dựng hạng mục công trình đó.
2. Nghiệm thu và thanh quyết toán công trình.
1. Tờ trình xin xét duyệt phần thay đổi thiết kế.
2. Tài liệu của phần thay đổi và các phần liên quan khác được tổ chức thiết kế chấp thuận bằng văn bản.
Chỉ khi nào có văn bản phê duyệt cho thay đổi thiết kế của cấp xét duyệt thì phần thay đổi mới có hiệu lực.
Điều 53: Tổ chức nhận thầu xây lắp phải thực hiện xây lắp công trình theo đúng bản vẽ thi công.
Nếu tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư được duyệt trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật do biến động của giá cả, thay đổi chế độ chính sách thì giải quyết theo Thông tư số 83-UB/VTK của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành ngày 24 tháng 4 năm 1985.
Cuối thời gian xây lắp nếu vốn dự toán công trình tính lại cho đến lúc quyết toán vượt tổng dự toán thiết kế được duyệt lớn hơn 5% thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật để xét duyệt bổ sung dự toán.
Các trường hợp vượt tổng dự toán làm cho công trình từ cấp này chuyển lên cấp cao hơn thì thủ tục thẩm tra, xét duyệt theo cấp công trình mới.
- 1 Luật xây dựng 2003
- 2 Tiêu chuẩn ngành 22 TCN207:1992 về công trình bến cảng biển
- 3 Thông tư 52-BXD/GĐTKXD-1988 hướng dẫn công tác giám sát của tác giả thiết kế công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Chỉ thị 46-CT năm 1986 quán triệt, thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 và 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa v) và Nghị quyết 28 ngày 19 tháng 9 năm 1985 của Bộ Chính trị trong xây dựng cơ bản do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5 Quyết định 166-HĐBT năm 1981 sửa đổi khoản phụ cấp lương do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6 Nghị định 232-CP năm 1981 Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 242-CP năm 1971 ban hành Điều lệ lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế các công trình xây dựng do của Hội đồng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị định 242-CP năm 1971 ban hành Điều lệ lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế các công trình xây dựng do của Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Chỉ thị 46-CT năm 1986 quán triệt, thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 và 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa v) và Nghị quyết 28 ngày 19 tháng 9 năm 1985 của Bộ Chính trị trong xây dựng cơ bản do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Nghị định 177-CP năm 1994 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 4 Luật xây dựng 2003