HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24-HĐBT | Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 1981 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Điều 107 Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng;
Căn cứ vào điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ ban hành theo Nghị định số 172-CP ngày 1/11/1973 và Nghị định số 35-CP ngày 9/21981 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Căn cứ vào Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước ban hành theo Nghị định số 75-CP ngày 14/4/1975 của Hội đồng Chính phủ và bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Hội đồng trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo Quyết định số 263-TTg ngày 2/8/1979 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của đồng chí Chủ tịch Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước;
Để kiện toàn tổ chức và phát huy hiệu lực của công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế.
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1: Thống nhất tên gọi các cơ quan trọng tài kinh tế như sau:
Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước cấp Trung ương nay gọi là Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Hội đồng trọng tài kinh tế cấp Bộ, Tổng cục nay gọi là Trọng tài kinh tế Bộ, Tổng cục.
Hội đồng trọng tài kinh tế cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương nay gọi là Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu.
Trọng tài kinh tế Bộ, Tổng cục do chủ tịch phụ trách, có một Phó chủ tịch giúp việc. Chủ tịch Trọng tài kinh tế Bộ, Tổng cục do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng. Phó chủ tịch Trọng tài kinh tế bộ, tổng cục do bộ trưởng, tổng cục trưởng bổ nhiệm và bãi miễn sau khi thoả thuận với chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương do chủ tịch phụ trách, có một phó chủ tịch giúp việc. Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương do chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu. Phó chủ tịch trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương do chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu bổ nhiệm và bãi miễn sau khi thoả thuận với chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Điều 4: Thành lập ngạch trọng tài viên thuộc hệ thống các cơ quan trọng tài kinh tế:
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tài viên:
Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, xét xử các vụ tranh chấp về hợp đồng kinh tế theo sự phân công của người đứng cơ quan trọng tài kinh tế cùng cấp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên ký hợp đồng.
Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước về hợp đồng kinh tế, về trọng tài kinh tế, xử phạt vi phạm hợp đồng kinh tế và buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại gây ra.
Trong trường hợp cần thiết, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm đối với những tổ chức và cá nhân phạm lỗi, gây ra vụ vi phạm hợp đồng kinh tế, làm thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa.
Thanh tra việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế nhằm phòng ngừa các vụ vi phạm kỷ luật hợp đồng kinh tế.
Thông qua công tác xét xử các vụ tranh chấp về hợp đồng kinh tế và công tác thanh tra việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế, phát hiện thiếu sót của đơn vị kinh tế cơ sở và các cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị kinh tế cơ sở trong việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế và các chính sách, chế độ quản lý có liên quan; tìm ra nguyên nhân và kiến nghị những biện pháp nhằm khắc phục, ngăn ngừa các thiếu sót trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế; hướng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật của Nhà nước.
Trong khi xét xử hoặc thanh tra, trọng tài viên phải thuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về nghiệp vụ xét xử, về nghiệp vụ thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Các quyết định của trọng tài viên đều có hiệu lực thi hành đối với các đương sự và các cơ quan, tổ chức có liên quan; nếu không đồng ý với quyết định của trọng tài viên, các đương sự có quyền kháng cáo, nhưng trong khi chờ đợi giải quyết, vẫn phải chấp hành quyết định đó.
b. Tiêu chuẩn của trọng tài viên:
Trọng tài viên thuộc Trọng tài kinh tế Nhà nước và Trọng tài kinh tế bộ, tổng cục phải là cán bộ cấp vụ hoặc tương đương. Trọng tài viên thuộc trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, và đặc khu trực thuộc Trung ương phải là cán bộ cấp sở, ty hoặc tương đương.
Trọng tài viên phải là người trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất chính trị tốt, liên khiết, công minh, có kiến thức pháp lý và kiến thức quản lý kinh tế cần thiế, hiểu biết về nghiệp vụ Trọng tài kinh tế và có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Số lượng trọng tài viên được quy định như sau:
Ở Trọng tài kinh tế Nhà nước có từ 7 đến 9 trọng tài viên;
Ở Trọng tài kinh tế Bộ, Tổng cục có từ 3 đến 5 trọng tài viên;
Ở Trọng tài kinh tế Tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có từ 3 đến 5 trọng tài viên;
d. Thủ tục bổ nhiệm và bãi miến trọng tài viên:
Trọng tài viên chính thức thuộc Trọng tài kinh tế Nhà nước do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm và bãi miễn. Trọng tài viên dự bị thuộc Trọng tài kinh tế Nhà nước do chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước bổ nhiệm và bãi miễn.
Trọng tài viên thuộc Trọng tài kinh tế Bộ, Tổng cục do Bộ trưởng, Tổng cục trưởng bổ nhiệm và bãi miễn sau khi thoả thuận với chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Trọng tài viên thuộc Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương do chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương bổ nhiệm và bãi miễn sau khi thoả thuận với chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Trọng tài viên có thể vị bãi miễn trong trường hợp không đảm đương được nhiệm vụ được giao, vi phạm nghiêm trọng những quy định ở điểm b, Điều 4 của nghị định này hoặc là vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Nhà nước.
Điều 6: Sửa đổi
Đổi vụ xét xử thành vụ pháp chế.
Vụ pháp chế có nhiệm vụ giúp chủ trịch Trọng tài kinh tế Nhà nước:
- Nghiên cứu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế, về Trọng tài kinh tế; hướng dẫn, giải thích việc thi hành các văn bản ấy;
- Sưu tầm, hệ thống hoá và cung ứng các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế, về Trọng tài kinh tế, về quản lý kinh tế theo nhu cầu công tác của các cơ quan trọng tài kinh tế;
- Giám sát tính đúng đắn của các kết luận trong biên bản thanh tra, biên bản xét xử và các quyết định xét xử của các cơ quan Trọng tài kinh tế.
Phạm Văn Đồng (Đã ký) |
- 1 Nghị định 22-HĐBT năm 1982 bổ sung nhiệm vụ xét xử của Trọng tài kinh tế và sửa đổi thời hạn khiếu nại, xét xử do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Thông tư 18-PC/TT-1981 hướng dẫn thi hành Nghị định 24-HĐBT-1981 sửa đổi một số điểm về tổ chức trọng tài Nhà nước về kinh tế do Trọng tài Kinh tế Nhà nước ban hành
- 3 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 4 Nghị định 35-CP năm 1981 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trưởng trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 5 Hiến pháp năm 1980
- 6 Quyết định 263-TTg năm 1979 về bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Hội đồng Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 7 Nghị định 172-CP năm 1973 về Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.