Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 24-NĐ

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 1959

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH NHỮNG VĂN KIỆN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN

Căn cứ Thông tư của Thủ tướng Chính phủ số 3871-CN ngày 07-9-1958 về việc tăng cường công tác bảo hộ lao động;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị giữa Bộ với các Tổng cục trưởng và thư ký công đoàn đường sắt, bưu điện, vận tải, công trình;
Để đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe công nhân trong ngành Giao thông và Bưu điện,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Nay ban hành những văn kiện sau đây về công tác bảo hộ lao động:

a) Quy định về việc điều tra, đăng ký và báo cáo thống kê về tai nạn lao động.

b) Điều lệ tạm thời về tổ chức công tác bảo hộ lao động.

c) Quy định về việc giáo dục an toàn kỹ thuật.

Điều 2. - Các ông Tổng cục Trưởng, Vụ trưởng và Chánh văn phòng Bộ Giao thông và Bưu điện có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN




Nguyễn Văn Trân

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN KỸ THUẬT CỦA CÔNG NHÂN VIÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN

Điều 1. – Tăng cường giáo dục an toàn kỹ thuật trong toàn thể công nhân viên ngành giao thông vận tải và bưu điện là một công tác trọng yếu để không ngừng nâng cao ý thức sản xuất phải an toàn, không ngừng nâng cao trình độ thành thạo về kỹ thuật của mọi người nhằm ngăng ngừa những tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra, đảm bảo công việc không bị gián đoạn, hiệu suất lao động được nâng cao.

Điều 2. – Toàn thể cán bộ lãnh đạo và công nhân viên các ngành thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện đều có trách nhiệm coi trọng việc giáo dục an toàn kỹ thuật và phải tiến hành theo bản quy định này.

Điều 3. - Chế độ giáo dục an toàn kỹ thuật gồm có:

- Giáo dục 3 bước cho công nhân mới,

- Giáo dục thường xuyên,

- Giáo dục định kỳ.

Điều 4. – Giáo dục 3 bước cho công nhân mới là giáo dục sơ bộ về an toàn kỹ thuật cho những công nhân viên mới tuyển dụng, mới thuyên chuyển công tác nơi khác đến.

Bước 1. – Khi người công nhân mới đến (kể cả công nhân học nghề, học sinh thực tập, công nhân tạm thời, trừ trường hợp thay đổi công tác từ nơi này sang nơi khác ở trong một đơn vị), kỹ thuật viên an toàn kỹ thuật (hoặc chủ nhiệm nhân sự) của đơn vị phải sơ bộ giáo dục về an toàn kỹ thuật. Mục đích giáo dục của bước này chủ yếu là làm cho người công nhân đó hiểu biết được một số về an toàn kỹ thuật và vệ sinh công nghiệp ở đơn vị, như: những nơi cấm đi lại, những nơi nguy hiểm trong đơn vị, qui tắc an toàn, kỷ luật lao động, sự cần thiết phải tôn trọng qui tắc an toàn kỹ thuật.

Kỹ thuật viên an toàn kỹ thuật đưa người công nhân viên mới đến nơi làm việc (khi đưa công nhân viên mới đến nơi làm việc phải đưa theo cả giấy “đăng ký về giáo dục an toàn kỹ thuật công nhân viên mới” (mẫu 1). Giấy này là một tài liệu phải có trong hồ sơ nhân sự, do bộ môn nhân sự bảo quản.

Bước 2. - Khi người công nhân viên mới đến nơi làm việc thì lĩnh công viên, công trưởng hoặc cung trưởng, trưởng ban, trưởng kíp, trưởng máy, trưởng ga trực ban, trưởng phòng bưu điện huyện, và những người phụ trách chức vụ tương đương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ dẫn cho người mới nhận việc thấy rõ những điều cần hiểu biết về an toàn kỹ thuật ở nơi làm việc, cách làm việc, cách điều khiển và sử dụng máy móc, dụng cụ trong thực tế. Khi người công nhân mới đã hiểu rõ những vấn đề đó trong cương vị công tác của mình, mới cho tham gia công tác hoặc thực tập.

Bước 3. – Khi người công nhân mới đó đã bắt đầu làm việc hoặc thực tập, người lãnh đạo trực tiếp có trách nhiệm chỉ định một công nhân viên cũ thành thạo thường xuyên theo dõi giúp đỡ trong công tác theo quan hệ “thợ cũ dìu dắt thợ mới”. Có thể 2 người cùng ký hợp đồng giảng dạy và học tập trong một thời gian nhất định.

Điều 5. Giáo dục thường xuyên về an toàn kỹ thuật là cán bộ lãnh đạo (như chủ nhiệm phân xưởng, phân đội trưởng, lĩnh, công viên, trưởng ban, trưởng kíp, trưởng ga trực ban, giám dốc xưởng, trưởng xưởng, đội trưởng, đoàn trưởng, thuyền trưởng, giám đốc cảng, giám đốc khu, sở và những người phụ trách chức vụ tương đương) dựa vào tình hình thực tế của từng đơn vị, kịp thời đề ra những biện pháp cần thiết để giáo dục anh chị em công nhân luôn luôn đề cao ý thức và trách nhiệm đối với công việc đảm bảo an toàn kỹ thuật trong sản xuất, đề phòng tai nạn, nâng cao trình độ thuộc luyện về nghề nghiệp của công nhân viên, lấy việc xây dựng tư tưởng sản xuất phải an toàn làm trọng tâm, đồng thời kết hợp với việc nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân viên. Tài liệu học tập sẽ căn cứ vào yêu cầu của từng đơn vị hay từng thời gian mà quy định. Khi thời tiết thay đổi, hoặc dự đoán thiên tai có thể xảy đến, như bão, lụt v.v…. thủ trưởng đơn vị phải dựa vào tình hình cụ thể của địa điểm công tác, các kho chứa nguyên vật liệu, vào tình hình sản xuất, mà bố trí các biện pháp an toàn cần thiết, tuyên truyền giáo dục công nhân viên nắm vững, và thi hành các biện pháp đó; phân tích nguyên nhân những vụ tai nạn xảy ra trong ngành, hướng dẫn làm việc đúng với quy tắc kỹ thuật và an toàn, phê phán những hiện tượng mạo hiểm và sai lầm.

Điều 6. - Giáo dục định kỳ an toàn kỹ thuật là căn cứ vào yêu cầu cụ thể ở mỗi ngành, mỗi năm tổ chức học tập vào một kỳ nhất định cho toàn thể cán bộ và công nhân viên về các vấn đề có liên quan đến phương pháp làm việc, qui trình và qui tắc kỹ thuật, sự hiểu biết về kỹ thuật cơ bản đối với những thiết bị và dụng cụ thường dùng đến, để ngày càng củng cố thêm ý thức của mỗi người đối với việc đảm bảo an toàn trong sản xuất, và ngày một làm cho mọi người nắm vững phương pháp làm việc hoàn thiện nhất.

Riêng các công nhân kỹ thuật trọng yếu hoặc làm những công việc dễ xảy ra tai nạn, thì qua kỳ học tập này phải được tổ chức kiểm tra từng người theo quy định ở điều 10.

Tổ chức việc giáo dục về an toàn kỹ thuật định kỳ hàng năm, do thủ trưởng đơn vị (hoặc công trình sư) người lãnh đạo trực tiếp, kỹ thuật các bộ môn, kỹ thuật viên bảo hộ lao động của đơn vị trực tiếp phụ trách với sự tham gia của ủy viên phụ trách bảo hộ lao động của công đoàn cấp tương đương.

Hàng năm, các tổng cục phải quy định cụ thể chương trình giáo dục định kỳ một cách có thể thống và tỷ mỷ cho ngành mình.

Điều 7. - Trước khi tiến hành một quá trình sản xuất mới, một phương pháp thi công mới, hoặc lắp các máy móc mới, thì phải đặt ra quy tắc tỷ mỹ về cách sử dụng và điều khiển được an toàn, rồi giáo dục những công nhân và cán bộ có liên quan thấm nhuần.

Điều 8. - Mỗi khi thi công ở một địa điểm nào, cán bộ lãnh đạo công trình phải căn cứ vào tình hình cụ thể, đặt ra quy tắc an toàn về mọi mặt, để giáo dục một lần rộng rãi trong toàn thể cán bộ và công nhân viên, kể cả công nhân tạm thời và dân công được thấu triệt rồi mới tiến hành.

Điều 9. – Trong các trường kỹ thuật và nghiệp vụ, các lớp học bổ túc về giao thông vận tải và bưu điện, đều phải có các bài học về “an toàn kỹ thuật, bảo hộ lao động”. Các bài đó cũng được coi trọng như những bài học chuyên nghiệp. Khi ra thực tập, cũng phải thực tập về các mặt này.

Điều 10. - Tất cả những công nhân kỹ thuật và nhân viên trực tiếp sản xuất trọng yếu hoặc làm các loại công việc dễ xảy ra tai nạn thì khi mới tuyển dụng hoặc mới thuyên chuyển từ một công tác khác đến, đều phải được giáo dục về an toàn kỹ thuật một cách có hệ thống và được xác nhận đủ điều kiện mới được công tác độc lập và mỗi năm phải được kiểm tra lại một lần.

Điểm kiểm tra quy định 10 điểm về lý thuyết và 10 điểm về công tác thực tế ở hiện trường.

Hình thức kiểm tra về lý thuyết, thì tùy hoàn cảnh từng nơi, tùy trình độ văn hóa của công nhân mà tổ chức, bằng cách nêu câu hỏi, viết bài trả lời hoặc trả lời bằng miệng. Hình thức kiểm tra về công tác thực tế thì do anh em trong từng bộ phận tự nhận xét và cho điểm.

Những người qua kỳ kiểm tra không đủ điểm quy định, có trách nhiệm ôn tập thêm, và sau một tháng, được kiểm tra lại.

Nếu qua nhiều lần kiểm tra lại cũng không đủ điểm và bản thân người công nhân viên không chăm chỉ học tập, thì phải chuyển sang một công tác khác thấp hơn hoặc đơn giản hơn.

Khi tiến hành kiểm tra ở mỗi đơn vị sẽ thiết lập một hội đồng kiểm tra an toàn kỹ thuật, thành phần gồm có:

- Phó thủ trưởng phụ trách về kỹ thuật làm chủ tịch.

Ủy viên Ban chấp hành công đoàn cấp tương đương phụ trách về bảo hộ lao động làm phó chủ tịch.

- Trưởng ban hoặc chủ nhiệm kỹ thuật làm hội viên.

- Trưởng ban hoặc chủ nhiệm nhân sự làm hội viên.

- Kỹ thuật viên bảo hộ lao động làm thư ký.

Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm đề ra kế hoạch kiểm tra, lãnh đạo thực hiện kế hoạch đó, và tổng kết việc kiểm tra, khi làm xong nhiệm vụ thì giải tán.

Hội đồng có thể căn cứ vào tình hình thực tế để tổ chức thêm các tổ kiểm tra ở từng bộ phận sản xuất.

Khi kiểm tra xong những người đủ điểm trung bình (14 điểm cả lý thuyết và thực tế công tác) trở lên, thì được coi là hợp cách về an toàn kỹ thuật. Kết quả ghi vào “biểu ghi về giáo dục an toàn” của hồ sơ nhân sự (mẫu số 2 kèm theo).

Công nhân kỹ thuật trọng yếu hoặc làm các loại công việc dễ xảy ra tai nạn, nếu chưa qua cuộc kiểm tra này, hoặc đã qua cuộc kiểm tra mà chưa đủ điểm, thì không được dự vào các kỳ xét chuyển cấp.

Các Tổng cục sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để quy định bảng chức danh những công nhân kỹ thuật và nhân viên trực tiếp sinh sản trọng yếu hoặc làm các loại công việc dễ xảy ra tai nạn.

Điều 11. - Tài liệu để giáo dục về an toàn kỹ thuật là, Nghị định, thông tư, chỉ thị, qui trình, qui tắc, thông báo của Chính phủ, của bộ, của tổng cục về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp và những tài liệu có liên quan.

Các Tổng cục có trách nhiệm căn cứ vào tình hình cụ thể để công bố các qui tắc tỷ mỷ về an toàn kỹ thuật cho các nghề cần thiết, riêng ở một số đơn vị trong ngành của mình.

Những qui tắc đó do bộ môn kỹ thuật dự thảo, bộ môn bảo hộ lao động tham gia ý kiến, Tổng cục phó phụ trách kỹ thuật thẩm tra rồi Tổng cục công bố.

Trong những trường hợp cần thiết, đơn vị hiện trường cần phải định thêm nội quy an toàn cho đơn vị mình.

Đối với những nghề cần thiết phổ biến trong tất cả các ngành thuộc Bộ, thì qui tắc an toàn kỹ thuật sẽ do bộ môn kỹ thuật của Bộ dự thảo, bộ môn bảo hộ lao động tham gia ý kiến, hội đồng kỹ thuật của Bộ thẩm tra và Bộ công bố, hoặc tùy trường hợp đề nghị Chính phủ công bố thi hành trong phạm vi toàn quốc.

Các văn bản kể trên là tài liệu chính về giáo dục an toàn kỹ thuật.

Các Tổng cục có trách nhiệm in và phổ biến những tài liệu đó trong công nhân viên và tùy điều kiện có thể, sẽ dần dần bố trí ở phòng giáo dục hoặc phòng đọc sách các mô hình, tranh vẽ, biểu đồ tranh ảnh và các thứ sách báo có liên quan đến bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật.

Điều 12. – Cán bộ lãnh đạo các cấp phải thực sự phụ trách công tác giáo dục an toàn kỹ thuật, thấm nhuần các nghị định, thông tư, chỉ thị, qui trình qui tắc an toàn kỹ thuật, đặt ra và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục an toàn kỹ thuật; tiến hành kiểm tra, thống kê kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng quan điểm “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất” trong toàn thể công nhân viên. Các kỹ sư và kỹ thuật viên, kỹ thuật viên giáo dục kỹ thuật đều có trách nhiệm chấp hành đầy đủ những nghị định, thông tư, chỉ thị, qui trình, qui tắc về an toàn kỹ thuật và tùy theo cương vị công tác của mình, tham gia vào việc giáo dục và kiểm tra công nhân về an toàn kỹ thuật.

Người lãnh đạo trực tiếp bộ phận sản xuất của đơn vị, như chủ nhiệm phân xưởng, công trường, tổ trưởng, ga trưởng, thuyền trưởng v.v… có trách nhiệm trực tiếp thực hiện mọi kế hoạch công tác về giáo dục an toàn kỹ thuật ở bộ phận mình.

Người chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác bảo hộ lao động an toàn kỹ thuật của đơn vị dưới sự lãnh đạo của thủ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, theo dõi và tổng kết việc giáo dục an toàn kỹ thuật và sau khi hội đồng kiểm tra đã tuyên bố kết quả, thì biên chép vào “biểu ghi việc giáo dục” (mẫu 2) cho những công nhân có đủ điểm trung bình trở lên, đồng thời lập bảng danh sách những người không đủ điểm trung bình để tổ chức cho họ học tập thêm.

Điều 13. – Hàng năm, Bộ, Tổng cục sẽ tổ chức một kỳ kiểm tra lớn về công tác bảo hộ lao động an toàn kỹ thuật ở các đơn vị hiện trường

BỘ GIAO THÔNG BƯU ĐIỆN

Tổng cục…………………………..

Đơn vị……………………………...

Mẫu số 1

BIỂU GHI

VIỆC GIÁO DỤC AN TOÀN KỸ THUẬT CHO CÔNG NHÂN MỚI
(dài rộng 195 x 135)

Họ tên công nhân

Chức danh

Bộ phận công tác

Ngày giáo dục sơ bộ

Người giáo dục sơ bộ ký tên

Người giáo dục sơ bộ ký tên

Ngày giáo dục thực tế ký tên

CHÚ THÍCH

GHI CHÚ: Sau khi ghi việc giáo dục sơ bộ vào biểu này, cần phải đưa cho công nhân đem tới hiện trường công tác. Việc giáo dục thực tế sẽ tiếp tục ghi vào biểu này, xong rồi gửi phiếu này đến bộ phận nhân sự để xếp vào hồ sơ của người công nhân mới.

BỘ GIAO THÔNG BƯU ĐIỆN

Tổng cục……………………………

Đơn vị……………………………...

Mẫu số 2

Trang 1

(Cao rộng 195 x 135)

BIỂU GHI

Kết quả việc kiểm tra về giáo dục an toàn kỹ thuật cho công nhân kỹ thuật trọng yếu hoặc làm công việc có tính cách nguy hiểm

Họ và tên ………………………………………………………….

Chức danh…………………………………………………………

Trình độ văn hóa………………………………………………….

Ngày nào làm việc………………………………………………..

Ngày bắt đầu làm nghề này……………………………………..

………………………………………………………………….......

………………………………………………………………….......


Trang 2

GHI KẾT QUẢ CÁC LẦN KIỂM TRA VÀ KHEN THƯỞNG

Ngày kiểm tra

Số điểm

Hội đồng kiểm tra xác nhận

Người học tập ký tên

Khen thưởng

1

2

3

4

5

Trang 3

GHI TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI TAI NẠN LAO ĐỘNG

Ngày xảy ra tai nạn

TÓM TẮT TAI NẠN

6

7

CHÚ THÍCH CÁCH GHI:

Cột 1: Ghi rõ ngày tháng năm kiểm tra.

Cột 2: Số điểm kiểm tra từ 1 đến 10 điểm mỗi môn về lý thuyết cũng như công tác thực tế, ghi rõ điểm từng môn một.

Cột 3: Sau mỗi lần kiểm tra, Hội đồng ghi nhận xét và học viên ký tên vào cột 4 để chứng thực kỳ học tập và lời phê phán của Hội đồng.

Cột 5: Ghi các trường hợp được khen thưởng trong việc thực hiện an toàn kỹ thuật.

Cột 7: Ghi tóm tắt tai nạn, nếu có phạm điều nào trong nội quy, trong quy tắc an toàn, trong tổ chức, kỹ thuật và xử lý ra sao?


ĐIỀU LỆ TẠM THỜI

Về tổ chức công tác bảo hộ lao động ở các ngành thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện

Chương 1:

MỤC ĐÍCH

Điều 1. – Qui định điều lệ tạm thời về tổ chức công tác bảo hộ lao động ở các ngành thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện nhằm mục đích tăng cường các mặt công tác bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp để đề phòng và tiêu diệt mọi nguyên nhân gây ra tai nạn về người và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo sức khỏe của công nhân viên, đảm bảo công việc sản xuất, vận chuyển xây dựng trong ngành được an toàn, đảm bảo việc sự dụng mọi công việc kỹ thuật tiền tiến được tốt.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM CÁC CẤP LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Điều 2. – Các ông tổng cục trưởng, viện trưởng, hiệu trưởng, vụ trưởng… phải chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp trong ngành hoặc trong đơn vị của mình.

Điều 3. - Những cán bộ lãnh đạo trực tiếp ở các đơn vị hiện trường như xưởng trưởng, đội trưởng, ty trưởng, chi nhánh trưởng, đoàn trưởng, ga trưởng, thuyền trưởng, giám đốc cảng, giám đốc sở và các chức vụ tương đương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với công đoàn cung cấp, lãnh đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động trong đơn vị mình: cụ thể là:

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các nhân viên trực thuộc có trách nhiệm giữ gìn tốt nhà ở, công trình kiến trúc và thiết bị vệ sinh, các dụng cụ phòng hộ, các thiết bị máy móc, các thiết bị thông tin hiệu tín, v.v…

- Hướng dẫn các nhân viên trực thuộc tôn trọng những qui trình, qui tắc chạy xe, xếp dỡ, sử dụng máy cần trục, sử dụng thiết bị động lực, thi công các công trình.

- Trực tiếp lãnh đạo các nhân viên phụ trách từng bộ phận thực hiện trình tự công tác cũng như các biện pháp đề phòng tai nạn lao động, tránh bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo năng suất của công nhân viên trong đơn vị.

Điều 4. - Các cán bộ lãnh đạo trực tiếp ở từng bộ phận sản xuất vận chuyển và công trình như: chủ nhiệm phân xưởng, phân đội trưởng, lĩnh, công viên, trưởng ban, trưởng kíp, trưởng ga trực ban, thuyền phó, trưởng bến, trưởng cung, trưởng hạt, trưởng tổ bốc dỡ, trưởng phòng bưu điện huyện, giám đốc sở và những người phụ trách chức vụ tương đương chịu trách nhiệm an toàn về nơi ăn, nơi ở, nơi làm việc, thiết bị máy móc, và dụng cụ trong đơn vị, đồng thời có nhiệm vụ như sau:

- Trực tiếp huấn luyện, giáo dục về vệ sinh an toàn kỹ thuật cho những công nhân viên cũ cũng như mới, cấp phát dụng cụ phòng hộ cho công nhân theo tiêu chuẩn quy định.

- Tổ chức sản xuất và địa điểm công tác cho chính xác, kiểm tra tình hình máy móc dụng cụ thiết bị, tình hình vệ sinh an toàn ở đơn vị cũng như ở địa điểm công tác.

- Kiểm tra tình hình công nhân viên chấp hành quí trình, qui tắc an toàn kỹ thuật và tình hình sử dụng bảo quản dụng cụ phòng hộ, áo quần công tác.

- Điều tra phân tích, đăng ký tai nạn, bị thương, bệnh nghề nghiệp, định ra và thực hiện các biện pháp đề phòng.

Điều 5. - Chủ tịch Hội đồng kỹ thuật của Bộ tổng công trình sư ở các Tổng cục, các chức phó thủ trưởng phụ trách về kỹ thuật ở các cấp, các trưởng phòng, trưởng ban kỹ thuật, các chủ nhiệm kỹ thuật, hoặc kỹ thuật viên ở các đơn vị hiện trường chịu trách nhiệm về phương diện kỹ thuật trong các mặt công tác an toàn kỹ thuật như sau:

- Tổ chức việc biên soạn, thẩm tra, hướng dẫn thực hiện dùng các quy định về trình tự công tác.

- Tổ chức thẩm tra và hướng dẫn thực hiện các công việc bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật.

- Biên soạn các qui trình qui tắc an toàn kỹ thuật và quán triệt những quy trình, qui tắc đó.

- Tôn trọng những vấn đề cần thiết về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật trong khi thiết kế.

Để tiến hành công tác bảo hộ lao động được đầy đủ, các cấp cần chú trọng kết hợp thật chặt chẽ với công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện công tác bảo hộ lao động được tốt.

Chương 3:

BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở CÁC CẤP

Điều 6. - Ở Bộ, các mặt công tác bảo hộ lao động do Vụ nhân sự và Hội đồng kỹ thuật chịu trách nhiệm.

Để giúp việc có các kỹ sư ở Hội đồng kỹ thuật và bộ phận bảo hộ lao động. Bộ phận bảo hộ lao động có nhiệm vụ:

- Dự thảo điều lệ bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp và theo dõi các đơn vị chấp hành điều lệ đó.

- Hướng dẫn các Tổng cục lập kế hoạch về công tác bảo hộ lao động hàng năm.

- Thẩm tra việc sử dụng liền cải thiện điều kiện lao động, đôn đốc các đơn vị báo cáo đúng kỳ hạn việc chi tiêu tiền cải thiện điều kiện lao động hàng năm.

- Theo dõi một cách có hệ thống việc chấp hành các sắc lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị, qui trình, qui tắc về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp và các luật lệ của Nhà nước về lao động.

- Kết hợp với y tế tổ chức việc thống kê và nghiên cứu nguyên nhân phát sinh ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Qui định các công việc ngăn ngừa tai nạn lao động và theo dõi tình hình chấp hành các công việc đó.

- Tham gia các cuộc kiểm tra lớn về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Làm báo cáo hàng quý, hàng năm về công tác bảo hộ lao động.

- Theo dõi việc tôn trọng các tiêu chuẩn và yêu cầu thực tế về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp trong các công trình xây dựng mới hoặc sửa chữa lại, tham gia các Hội đồng nghiệm thu trong những trường hợp cần thiết.

- Tham gia soạn các tài liệu học tập về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Sưu tầm, in và phát sách báo, tài liệu tuyên truyền về an toàn kỹ thuật bảo hộ lao động.

Để chấp hành những nhiệm vụ trên đây, ông vụ trưởng vụ nhân sự có quyền hạn và trách nhiệm như sau:

- Căn cứ vào các chế độ hiện hành thảo ra các biện pháp về công tác bảo hộ lao động.

- Yêu cầu các tổng cục, các đơn vị trực thuộc bộ báo cáo những tài liệu cần thiết về công tác bảo hộ lao động và giải thích những vấn đề cần thiết.

- Yêu cầu bộ phận thiết kế giải thích về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp trên các đồ án xây dựng mới hoặc sửa chữa lại và tham gia hội đồng nghiệm thu về phương diện an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp trong những trường hợp cần thiết.

- Đề nghị cấp lãnh đạo khen thưởng những cá nhân hoặc đơn vị có thành tích về công tác bảo hộ lao động và đề nghị xử trí những nhân viên vi phạm và sắc lệnh, nghị định, chỉ thị, qui trình, qui tắc về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Đề nghị các bộ môn có liên quan nghiên cứu những vấn đề cần thiết về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp, tham gia các hội nghị có liên quan đến công tác bảo hộ lao động.

- Phải chịu trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ đã quy định. (Nhiệm vụ của hội đồng kỹ thuật về phần này sẽ có quy định sau).

Điều 7. - Các Tổng cục sẽ căn cứ vào yêu cầu thực tế để tổ chức ban bảo hộ lao động hoặc giám sát viên bảo hộ lao động thuộc Phòng lao động tiền lương hoặc Phòng nhân sự. Ban bảo hộ lao động hoặc giám sát viên bảo hộ lao động có nhiệm vụ:

- Theo dõi các đơn vị trực thuộc về việc chấp hành chính xác các nghị định, chỉ thị, qui chương, qui trình, qui tắc về công tác bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật.

- Đề nghị sửa chữa hoặc bổ sung những quy định về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp hiện hành.

- Cùng với các đơn vị hiện trường và những bộ môn có liên quan thảo ra các công việc an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp (đặc biệt chú ý đến những công tác dễ xảy ra tai nạn) trình thủ trưởng thẩm tra rồi công bố và theo dõi việc thực hiện những biện pháp đó.

- Tổ chức và chỉ đạo việc kiểm tra định kỳ về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật trong các đơn vị thuộc ngành mình.

- Chỉ đạo các đơn vị làm kế hoạch tỷ mỷ về cải thiện điều kiện lao động và công việc an toàn kỹ thuật hàng quý, hàng năm.

- Theo dõi tình hình thực hiện các công việc an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp và việc sử dụng tiền cải thiện điều kiện lao động ở các đơn vị hiện trường thuộc hệ thống của mình.

- Theo dõi việc áp dụng đúng các qui trình về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp ở những công trình xây dựng mới hoặc sửa chữa lại, đồng thời tham gia hội đồng nghiệm thu về phương diện an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Theo dõi, hướng dẫn về phương pháp giáo dục huấn luyện cho công nhân viên về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Biên soạn các tiêu chuẩn và mẫu mực quần áo công tác, dụng cụ phòng hộ và theo dõi tình hình cấp phát, bảo quản, sử dụng.

- Theo dõi việc đăng ký, điều tra và thống kê chính xác kịp thời tình hình tai nạn lao động.

- Điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng và nghiên cứu các biện pháp cần thiết để tiêu diệt những nguyên nhân gây ra tai nạn.

- Hàng quý, hàng năm tổng kết, phân tích tình hình tai nạn lao động trong các đơn vị thuộc hệ thống của mình, đề ra các biện pháp khắc phục và làm báo cáo gửi cấp trên trực tiếp.

Để chấp hành những nhiệm vụ trên đây, ông trưởng phòng lao động tiền lương hoặc nhân sự phụ trách công tác bảo hộ lao động, trưởng ban hoặc giám sát viên bảo hộ lao động có quyền hạn và trách nhiệm:

- Thông qua cấp lãnh đạo trực tiếp trong phạm vi chế độ ban hành, thảo các chỉ thị, biện pháp, qui trình, qui tắc về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp thích hợp với tình hình thực tế của ngành mình và trình cấp lãnh đạo phê chuẩn công bố.

- Giải thích và theo dõi việc thực hiện các thông tư, chỉ thị, qui chương, qui trình về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Đề nghị bộ phận thiết kế giải thích về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp trên các đồ án xây dựng mới hoặc sửa chữa lại và tham gia hội đồng nghiệm thu về phương diện an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Đề nghị cấp lãnh đạo khen thưởng các cá nhân hoặc đơn vị có thành tích về bảo hộ lao động và đề nghị xử trí những nhân viên vi phạm các sắc lệnh, nghị định, chỉ thị, qui trình, qui tắc về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

Các ông trưởng phòng lao động tiền lương hoặc nhân sự phụ trách công tác bảo hộ lao động, trưởng ban hoặc giám sát viên bảo hộ lao động phải chịu trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ đã quy định.

Điều 8. - Ở các đơn vị hiện trường như các xưởng máy, cảng, ty, chi nhánh vận tải ô tô, đội công trình khu, sở, v.v… sẽ tùy theo tính chất công việc sản xuất (cơ giới hay thủ công nghiệp) và tùy theo khối lượng công tác bảo hộ lao động nhiều hay ít, đặt một kỹ thuật viên bảo hộ lao động.

Về phương diện kỹ thuật, các kỹ thuật viên bảo hộ lao động sẽ đặt dưới sự lãnh đạo của công trình sư hoặc phó thủ trưởng phụ trách về kỹ thuật của đơn vị và sẽ tùy tình hình cụ thể ở từng đơn vị mà đặt trong bộ môn kỹ thuật hoặc bộ môn lao động tiền lương.

Các kỹ thuật viên bảo hộ lao động có nhiệm vụ:

- Theo dõi việc chấp hành đúng các quy định về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp trong đơn vị.

- Nghiên cứu điều kiện làm việc ở hiện trường để tìm ra những nhân tố có thể làm hại đến sức khỏe công nhân viên và định ra các công việc cải thiện điều kiện lao động cho thích hợp.

- Những qui tắc tỷ mỷ về an toàn kỹ thuật do bộ môn kỹ thuật dự thảo, bộ môn bảo hộ lao động tham gia ý kiến, phó thủ trưởng hoặc kỹ sư phụ trách về kỹ thuật thẩm tra rồi trình thủ trưởng phê chuẩn công bố để áp dụng và hướng dẫn kỹ càng cho công nhân viên triệt để thực hiện các qui tắc đó.

- Tổ chức giáo dục, huấn luyện công nhân mới, cũ về an toàn kỹ thuật.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong anh chị em công nhân viên các sắc lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư, điều lệ, qui tắc và những tài liệu có liên quan đến bảo hộ lao động bằng mọi hình thức cần thiết và có thể như: nói chuyện, báo cáo, triển lãm, khẩu hiệu, báo chí v.v…

- Theo dõi có hệ thống, kịp thời, tình hình an toàn về nhà cửa, thiết bị máy móc… của đơn vị và đề nghị sửa chữa khi thấy có trạng thái hư hỏng.

- Tổ chức kiểm tra bất thường hoặc định kỳ về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Theo dõi, kiểm tra đúng kỳ hạn các thiết bị nồi hơi, máy chịu ép, máy cần trục và những bộ phận quan trọng tương tự.

- Theo dõi việc sử dụng chính xác các thiết bị về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Theo dõi việc thực hiện đầy đủ các qui tắc an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp trong các công trình xây dựng mới và sửa chữa lại, tham gia hội đồng nghiệm thu về phương diện an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Tổng kết việc cấp phát dụng cụ phòng hộ, áo quần công tác, xà phòng, chuyển dụng và theo dõi tình hình cấp phát sử dụng, bảo quản những thứ đó được tốt.

- Tham gia vào việc định kế hoạch chi tiêu về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các công việc về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Tham gia việc điều tra nghiên cứu các vụ tai nạn lao động, trúng độc bởi khí độc, hơi hóa chất hay nhiệt độ cao, xảy ra trong đơn vị, tìm ra nguyên nhân phát sinh và đề ra biện pháp đề phòng.

- Hàng quý và hàng năm tiến hành việc thống kê, tổng kết, phân tích tình hình tai nạn lao động trong đơn vị, đề ra biện pháp phòng ngừa, trình thủ trưởng công bố thực hiện và đôn đốc theo dõi hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp đó, thông qua thủ trưởng đơn vị gửi báo cáo đó về cấp trên trực tiếp.

Để chấp hành nhiệm vụ trên đây, kỹ thuật viên bảo hộ lao động (kể cả những người kiêm nhiệm), có quyền hạn và trách nhiệm:

- Thông qua bộ môn kỹ thuật, thảo ra các nội quy, quy tắc tỉ mỉ về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp trình thủ trưởng công bố về thi hành.

- Đề nghị cấp lãnh đạo trực tiếp kịp thời đình chỉ những công việc xét thấy có thể nguy hiểm đến tính mạng của công nhân viên.

- Đề nghị đình chỉ việc sử dụng các máy móc, dụng cụ không hợp quy cách có thể xảy ra tai nạn thiệt hại.

- Yêu cầu bộ phận thiết kế giải thích về an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp trên các đồ án xây dựng mới, hoặc sửa chữa lại, đồng thời tham gia hội đồng nghiệm thu về phương diện an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Đề nghị cấp lãnh đạo khen thưởng những cán bộ, công nhân viên có thành tích về bảo hộ lao động và xử trí những người vi phạm các sắc lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư, quy trình, quy tắc về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp.

- Phải chịu trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ đã quy định.

Điều 9. - Ở các bộ phận sản xuất, vận chuyển, công trình tập trung đông công nhân và tính chất sản xuất dễ gây ra tai nạn như: tổ sửa chữa, tổ sản xuất, tổ dồn xe, tổ bốc dỡ, tổ kích kéo, tổ tháo lắp, tổ đập đá, tổ đục choòng, công khu sửa đường v.v… đều có một trực nhật bảo hộ lao động.

Trực nhật bảo hộ lao động do công nhân trong bộ phận có chia phiên nhau đảm nhiệm mỗi người một tuần.

Các trực nhật bảo hộ lao động vừa trực tiếp sản xuất, vừa đôn đốc việc thực hiện các mặt công tác bảo hộ lao động an toàn kỹ thuật trong bộ phận của mình.

- Trong giờ làm việc các trực nhật bảo hộ lao động mang 1 băng đỏ ở cánh tay trái, trên băng đỏ có chữ: “Trực nhật bảo hộ lao động”.

Băng này do đơn vị cấp (mẫu kèm theo).

Các trực nhật bảo hộ lao động có nhiệm vụ:

1. Đôn đốc, động viên công nhân trong tổ chấp hành đúng các quy định về bảo hộ lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh sản xuất.

2. Đôn đốc việc xử dụng hợp lý dụng cụ phòng hộ lao động, bảo quản dụng cụ phòng hộ được tốt.

3. Trước khi làm việc, đôn đốc việc kiểm tra an toàn các dụng cụ thiết bị máy móc, dụng cụ phòng hộ trong bộ phận mình và đề nghị cấp lãnh đạo trực tiếp đổi hoặc sửa chữa nếu thấy có trạng thái hư hỏng.

4. Nhắc nhở anh em trong tổ thi hành đúng quy định về giờ làm việc, giờ sinh hoạt, giờ nghỉ ngơi.

5. Đôn đốc anh em giữ gìn sạch sẽ địa điểm làm việc, các đường đi lại và sắp xếp dụng cụ vật liệu được gọn gàng.

6. Góp ý kiến và đôn đốc anh em thực hiện những biện pháp cải tiến điều kiện lao động ở Bộ phận mình trong mọi trường hợp cần thiết và cụ thể.

7. Nhắc nhở anh em làm việc đúng theo các quy định về trình tự sản xuất, nếu thấy người nào không làm đúng thì giúp đỡ người đó sửa chữa để tránh tai nạn có thể xảy ra.

8. Tham gia điều tra những tai nạn xảy ra trong lúc làm trực nhật bảo hộ lao động.

9. Đề nghị với cấp lãnh đạo trực tiếp khen thưởng hoặc biểu dương những công nhân có thành tích hoặc có nhiều sáng kiến trong công tác bảo hộ lao động an toàn kỹ thuật.

MẪU BĂNG ĐỎ TRỰC NHẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG

TRỰC NHẬT

BẢO HỘ - LAO ĐỘNG

Bề dài băng đỏ

Bề ngang băng đỏ

Bề cao chữ “Trực nhật”

Bề cao chữ “Bảo hộ lao động”

Nền đỏ

Chữ thêu chỉ vàng

400 ly

75 ly

20 ly

25 ly

Kích thước và phẩm chất băng đỏ:

QUY ĐỊNH

Về điều tra, đăng ký, thống kê về tai nạn lao động, trong ngành Giao thông vận tải và Bưu điện

Điều 1. - Bản quy định này áp dụng cho tất cả các đơn vị vận tải bưu điện, công nghiệp, xây dựng cơ bản và những đơn vị khác thuộc các ngành hoạt động của Bộ Giao thông và Bưu điện.

Điều 2. - Điều tra, đăng ký, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động là một công tác có ý nghĩa chỉ đạo về mặt bảo hộ lao động mà tất cả các ngành hoạt động thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện phải thường xuyên coi trọng, thực hiện một cách đầy đủ, để kịp thời tìm ra mọi nguyên nhân gây ra tại nạn về người và thực hiện những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn trong công tác thông tin, vận tải, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản và những sự nghiệp có liên quan được an toàn.

Điều 3. - Tất cả những vụ tai nạn về người xảy ra trong khi làm công việc, hoặc trong khi đi công tác, kể cả tai nạn trúng độc (hơi độc, khi độc v.v…) đều phải được điều tra, đăng ký, thống kê, báo cáo theo quy định này.

Trường hợp công nhân viên của một đơn vị bị tai nạn trong khi làm việc ở một đơn vị khác, thì đơn vị xảy ra tai nạn có trách nhiệm điều tra, đăng ký, thống kê, báo cáo, đồng thời báo ngay cho đơn vị của người bị nạn biết.

Điều 4. - Tổng công trình sư, Tổng cục phó hay Cục phó phụ trách về kỹ thuật, phó xưởng trưởng, phó đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó ty trưởng phụ trách về kỹ thuật, phó giám đốc Khu, Sở, hiệu phó, thuyền trưởng, trưởng ga, chủ nhiệm phân xưởng, lĩnh công viên, hạt trưởng, trưởng phòng bưu điện huyện, trưởng ban, trưởng kíp và những chức vụ tương đương là những người có trách nhiệm trực tiếp điều tra, lập biên bản và báo cáo một cách chính xác, kịp thời về các vụ tai nạn lao động xảy ra ở phạm vi mình phụ trách.

Điều 5. - Khi xảy ra tai nạn, thì người trông thấy trước nhất hoặc chính người bị nạn, nếu người này có thể đi được, phải lập tức báo cáo với người lãnh đạo trực tiếp.

Người lãnh đạo trực tiếp có trách nhiệm tổ chức cấp cứu, dùng mọi phương tiện vận tải nhanh chóng đưa ngay người bị nạn đến cơ quan y tế gần nhất để cứu chữa và căn cứ vào tình hình tai nạn mà làm các công việc theo quy định ở điều 6, 7, 8, 9, 10.

Điều 6. - Đối với tai nạn khiến cho công nhân viên phải nghỉ việc dưới 3 ngày, người lãnh đạo trực tiếp như: công trưởng ở đường sắt, trưởng cung ở đường bộ, trưởng phòng huyện ở bưu điện, chủ nhiệm phân xưởng ở nhà máy, phân đội trưởng ở công trình hay những người lãnh đạo tương đương ở các đơn vị khác có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân gây nên tai nạn và kịp thời thực hiện những biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Ở những đơn vị có kỹ thuật viên bảo hộ lao động thì nhân viên ấy có trách nhiệm trực tiếp ghi vào sổ những tai nạn lao động.

Trường hợp không có kỹ thuật viên bảo hộ lao động thì người lãnh đạo nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm trực tiếp ghi sổ.

Điều 7. - Đối với những tai nạn phải nghỉ việc từ 3 ngày trở lên, nhưng theo y tế khám đoán người bị nạn không thành tàn phế, thì việc điều tra, đăng ký cũng làm như quy định ở điều 6 trên và người lãnh đạo trực tiếp phải dùng mọi hình thức nhanh chóng nhất báo cáo điều tra tai nạn (theo mẫu báo cáo điều tra tai nạn) gửi về cấp lãnh đạo trực tiếp.

Điều 8. - Đối với những tai nạn lớn, nghĩa là có người bị thương sẽ thành tàn phế, (theo sự khám đoán của cơ quan y tế), hoặc có nhiều người bị thương một lúc, (từ 3 người trở lên) nhưng không có người chết, thì người lãnh đạo trực tiếp phải dùng mọi hình thức nhanh chóng nhất báo cáo với xưởng trưởng, đoàn trưởng, ty trưởng, giám đốc cảng, giám đốc khu, sở, hiệu trưởng hoặc các chức vụ tương đương.

Các người lãnh đạo trên đây khi nhận được báo cáo, phải thông tri ngay cho công đoàn cùng cấp biết và tổ chức điều tra tìm nguyên nhân, xác định trách nhiệm, đề ra biện pháp phòng ngừa tai nạn về sau, định thời gian thực hiện và chỉ định người chịu trách nhiệm thực hiện những biện pháp đó.

Tổ điều tra tai nạn gồm có:

- Chánh hay phó thủ trưởng đơn vị

- Đại biểu công đoàn cấp tương đương

- Kỹ thuật viên bảo hộ lao động

- Người lãnh đạo trực tiếp của bộ phận có người bị nạn.

Việc điều tra phải tiến hành trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra tai nạn.

Căn cứ vào kết quả điều tra, tổ điều tra tai nạn lập bản báo cáo “điều tra tai nạn” (theo mẫu báo cáo điều tra tai nạn). Bản báo cáo này làm thành 5 bản gửi về Tổng cục, cơ quan lao động địa phương (hoặc Ủy ban Hành chính nếu ở địa phương đó không có cơ quan lao động), Công đoàn cùng cấp, người lãnh đạo ở bộ phận có người bị nạn, mỗi nơi 1 bản, còn một bản xếp vào hồ sơ về tai nạn lao động của đơn vị.

Người lãnh đạo trực tiếp ở bộ phận có người bị nạn chịu trách nhiệm đăng ký vào cuốn sổ tai nạnl nói ở điều 6.

Điều 9. - Đối với những tai nạn chết người, việc báo cáo điều tra, đăng ký, quy định như sau:

a) Nếu đơn vị có người bị tai nạn trực thuộc trung ương quản lý thì người lãnh đạo trực tiếp đơn vị đó lập tức dùng mọi phương tiện nhanh chóng nhất báo cáo về Tổng cục.

Tổng cục chỉ nhận được báo cáo phải báo ngay cho Bộ Giao thông và Bưu điện và tổ chức Đoàn điều tra đến nơi xảy ra tai nạn trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

Đoàn này gồm có:

- Trưởng hay phó phòng lao động tiền lương làm trưởng đoàn.

- Trưởng hay phó phòng nhân sự.

- Ủy viên ban bảo hộ lao động, hoặc giám sát viên bảo hộ lao động.

- Thủ trưởng đơn vị có người bị nạn.

Trong khi đoàn điều tra của Tổng cục chưa đến, thủ trưởng đơn vị báo tin cho gia đình người bị nạn biết, và lo liệu việc mai táng theo như quy định hiện hành. Ngoài ra, có trách nhiệm cùng với đại biểu công đoàn đồng cấp tiến hành điều tra và gom góp tài liệu cần thiết để khi đoàn điều tra đến nơi có thể làm việc được nhanh chóng.

Trường hợp tổng cục ở xa nơi xảy ra tai nạn và phương tiện đi lại không thuận tiện, hoặc vì lý do nào khác, không thể cử đoàn điều tra đến trong vòng 48 tiếng đồng hồ, thì Tổng cục có thể điện ủy quyền cho cấp lãnh đạo trực tiếp của đơn vị tổ chức điều tra như quy định ở điều 8 trên.

Báo cáo điều tra làm thành 5 bản:

- 1 bản gửi Tổng cục.

- 1 bản gửi Bộ Giao thông và Bưu điện.

- 1 bản gửi ty lao động địa phương.

- 1 bản gửi người lãnh đạo trực tiếp đơn vị có người bị nạn.

- Còn 1 bản xếp vào hồ sơ tai nạn lao động của đơn vị.

b) Nếu đơn vị có người bị nạn thuộc Ủy ban Hành chính địa phương quản lý, thì người lãnh đạo trực tiếp phải lập tức báo cho cơ quan lao động địa phương bằng phương tiện nhanh chóng nhất, hoặc Ủy ban Hành chính (nơi không có cơ quan lao động) để cơ quan này tổ chức đoàn điều tra theo quy định của Ủy ban Hành chính tỉnh hay thành phố.

Trường hợp Ủy ban Hành chính tỉnh hay thành phố chưa tổ chức đoàn điều tra tai nạn lao động, thì người lãnh đạo trực tiếp đơn vị có người bị nạn có trách nhiệm phối hợp với công đoàn cùng cấp để lập hồ sơ điều tra theo như quy định ở điều 8.

Báo cáo điều tra làm thành 5 bản và gửi cho các cơ quan quy định ở điều 9 này (phần a) mỗi nơi 1 bản.

Điều 10. - Đối với những tai nạn người bị thương không chết ngay, nhưng sau khi cuộc điều tra đã tiến hành xong, vết thương trở nên trầm trọng và người bị nạn chết vì vết thương đó, thì coi như tai nạn chết người. Trường hợp này người lãnh đạo trực tiếp của đơn vị có người bị nạn như: đoàn trưởng, xưởng trưởng, đội trưởng, thuyền trưởng, ga trưởng, giám đốc cảng, giám đốc khi, sở, ty trưởng, chi sở trưởng phải báo cáo tiếp theo quy định ở điều 9.

Điều 11. - Báo cáo điều tra tai nạn phải ghi chép rõ ràng, phân tích đầy đủ và chính xác. Những người tham gia cuộc điều tra cùng ký tên vào bản báo cáo điều tra.

Khi phân tích về trách nhiệm, nếu người có trách nhiệm chính trong việc xảy ra tai nạn có ý kiến khác với những người kết luận của đoàn điều tra, thì ý kiến đó cũng phải được ghi vào bản báo cáo điều tra tai nạn. Trường hợp này trong bản báo cáo gửi cấp lãnh đạo trực tiếp và cơ quan lao động địa phương, cán bộ bảo hộ lao động trong đoàn điều tra cũng phải phản ánh cả kết luận của đoàn điều tra ý kiến của người có trách nhiệm chính trong tai nạn.

Điều 12. - Người lãnh đạo trực tiếp ở bộ phận có người bị nạn chịu trách nhiệm thực hiện và đôn đốc các bộ phận có liên quan thực hiện những biện pháp phòng ngừa đúng theo thời gian đã định ở bản báo cáo điều tra tai nạn.

Đến ngày cuối cùng của kỳ hạn thực hiện các công việc phòng ngừa, người lãnh đạo trực tiếp nói trên phải cùng đại diện Công đoàn đồng cấp kiểm tra việc hoàn thành những công việc đó và ghi nhận xét vào mục tình hình hoàn thành các công việc phòng ngừa.

Điều 13. - Trong trường hợp cần thiết phải xử trí đối với những người có trách nhiệm trong các vụ tai nạn chết người hoặc tai nạn lớn thì đoàn điều tra đề nghị và ghi vào bản báo cáo điều tra, bộ môn nhân sự thẩm tra và cấp lãnh đạo có thẩm quyền nhiệm miễn về nhân sự quyết định.

Điều 14. - Khi kết thúc các vụ tai nạn chết người hoặc tai nạn lớn, người kỹ thuật viên bảo hộ lao động (hoặc người lãnh đạo trực tiếp) phải viết tóm tắt tình hình kết thúc tai nạn ghi vào phần cuối bản báo cáo điều tra tai nạn, lưu lại ở đơn vị tình hình kết thúc tai nạn, tổng số tổn phí và các vấn đề cần tiếp tục giải quyết.

Điều 15. - Khi nhận được báo cáo điều tra các vụ tai nạn chết người và tai nạn lớn, các Tổng cục trưởng có trách nhiệm căn cứ vào tình hình cụ thể để thông báo cho công nhân viên tất cả các đơn vị hoặc một số đơn vị biết để kịp thời rút kinh nghiệm và đề phòng tai nạn. Cán bộ lãnh đạo các đơn vị phải coi trọng việc phổ biến rộng rãi và kịp thời những thông báo đó.

Điều 16. - Cuối mỗi quý, các đơn vị hiện trường có trách nhiệm phân tích tình hình tai nạn lao động trong đơn vị mình làm “báo cáo thống kê tai nạn lao động hàng quý” về tất cả những vụ tai nạn xảy ra trong quý đã làm cho công nhân viên phải nghỉ việc từ 3 ngày trở lên, gửi về tổng cục, nếu đơn vị đó thuộc Trung ương quản lý. Đối với những đơn vị thuộc địa phương quản lý thì báo cáo gửi về ty lao động (hoặc chính quyền địa phương) đồng gửi về tổng cục 1 bản (mẫu báo cáo thông kê tai nạn).

Báo cáo phải gửi đi trước ngày 10 của tháng thứ nhất quý sau; riêng đối với các đơn vị công trình, thì ngoài việc làm báo cáo hàng quý ra, mỗi khi hoàn thành một công trình nào và trước khi chuyển quân đi làm một công trình khác ở một địa điểm khác, cấp lãnh đạo của đơn vị có trách nhiệm phân tích tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả thời gian từ ngày khởi công đến ngày kết thúc công trình và làm báo cáo như trên gửi đến các cơ quan nói trên, mỗi nơi 1 bản.

Điều 17. - Sau mỗi quý, các Tổng cục tiến hành phân tích tình hình tai nạn lao động toàn ngành và gửi báo cáo về Bộ Giao thông và Bưu điện và công đoàn dọc trung ương trước ngày 20 tháng thứ nhất quý sau (theo mẫu báo cáo thống kê tai nạn).

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng cục phó phụ trách về bảo hộ lao động phối hợp với trưởng ban bảo hộ lao động hoặc giám sát viên bảo hộ lao động và ủy viên phụ trách bảo hộ lao động của công đoàn cấp tương đương kết hợp với tình hình đã trực tiếp điều tra được trong quý và báo cáo của đơn vị hiện trường, cán bộ phụ trách bảo hộ lao động và Ủy viên phụ trách bảo hộ lao động của công đoàn tiến hành phân tích, nghiên cứu theo phương pháp thống kê và phương pháp kỹ thuật, để tìm ra những nguyên nhân gây ra tai nạn của toàn ngành trong quý. Trên cơ sở đó, nhận xét và đặt kế hoạch công tác quý sau nhằm không ngừng giảm bớt chỉ tiêu tai nạn lao động hiện có, trình Tổng cục trưởng thẩm tra để thi hành.

Chỉ tiêu về tai nạn lao động gồm có mức tai nạn nhiều và mức tai nạn nghiêm trọng.

Công thức tính như sau:

a) Mức tai nạn nhiều:

‰ (tỷ lệ phần nghìn)

- P là tổng số người bị tai nạn trong quý.

- Q là tổng số công nhân viên bình quân của đơn vị trong quý.

b) Mức tai nạn nghiêm trọng: - T là tổng số ngày nghỉ vì tai nạn trong quý (chỉ kê những tai nạn phải nghỉ việc từ 3 ngày trở lên).

- P là tổng số người bị tai nạn trong quý.


BỘ GIAO THÔNG BƯU ĐIỆN

***

Tổng cục: …………………….

Tên đơn vị: …………………..

Địa chỉ: …………………….....

Điện thoại số: ………………..

In khổ giấy

21 x 28

BẢN BÁO CÁO ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

1. Số người bị tai nạn

HỌ, TÊN

(nam hay nữ)

Chức vụ làm gì lúc xảy ra tai nạn

Thời gian công tác

Bị thương ở bộ phận nào (nặng, nhẹ, chết)

Đã được giáo dục về an toàn kỹ thuật chưa? Đã qua kỳ kiểm tra nào chưa, nếu có

Tuổi nghề

Ở đơn vị

2. Tai nạn xảy ra hồi…….. giờ…. phút, ngày……… tháng…….. năm…….. sau khi bắt đầu làm việc được……….. giờ…….. phút.

3. Địa điểm xảy ra tai nạn:

4. Nguyên nhân, gây ra tai nạn và tình hình khi xảy ra tai nạn (trước khi và sau khi xảy ra):

5. Phân tích trách nhiệm về ai?

6. Công việc phòng ngừa và kỳ hạn hoàn thành:

7. Họ, tên, chức vụ những người tham gia cuộc Điều tra:

Ngày………. tháng……… năm 19…..

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ký tên và đóng dấu:

THƯ KÝ CÔNG ĐOÀN

Ký Tên và đóng dấu:

KỸ THUẬT VIÊN BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Viết và ký tên:

8. Tình hình hoàn thành công việc phòng ngừa đề ra ở mục 6 trên:

9. Tình hình kết thúc tai nạn:

a) Tình trạng người bị nạn (chết hay bị tàn phế đến mức độ nào còn tiếp tục công tác được hay phải thay đổi công tác)………………………………………

b) Tổng số tổn phí (kể cả tiền lương trong những ngày nghỉ việc và các thứ phí tổn, thiệt hại khác, do tai nạn gây nên……………

c) Các vần đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết …………………………………

Ngày……….. tháng………. năm 19……..

THƯ KÝ CÔNG ĐOÀN

Ký tên và đóng dấu

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ký và đóng dấu:

----------

Chú thích: tùy từng trường hợp báo cáo này cần phải gửi đến những cơ quan quy định trong những điều 7, 8, 9 của bản quy trình.


BỘ GIAO THÔNG

VÀ BƯU ĐIỆN

***

Tổng cục………

BÁO CÁO THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

QUÝ THỨ …………………

In khổ

giấy dúp

21 x 28

a) Phần thống kê:

TÊN ĐƠN VỊ

Số công nhân viên bình quân trong ngày

Số lần tai nạn gây ra trong quý

SỐ NGƯỜI BỊ TAI NẠN TRONG QUÝ

Số ngày nghỉ việc về tai nạn

TỔNG SỐ TIỀN PHÍ TỔN

VÌ TAI NẠN

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN

Chết

Đã thành tàn phế

Bị thương nhẹ

Tiền lương và phụ cấp trả trong thời gian nghỉ

Tiền bồi dưỡng về thuốc men

Tiền bồi thường cho thương tật

Các khoản chi phí khác nếu có

Vi phạm quy tắc an toàn kỹ thuật

Máy móc thiết bị dụng cụ hư hỏng

Dụng cụ phòng hộ thiếu hoặc hư hỏng

Điều kiện làm việc không tốt

Tổ chức làm việc không hợp lý

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

CHÚ THÍCH CÁCH GHI:

Cột 1: Tên đơn vị viết hoàn toàn, không viết tắt.

Cột 3: Chỉ tính tai nạn phải nghỉ việc từ 3 ngày trở lên.

Cột 5: Theo sự khám đoán của Y tế.

Cột 10: Số tiền bồi thường cho những người bị tàn phế theo như quy định số 111.

Cột 11: Gồm các khoản chi phí về hư hỏng máy móc, vật liệu ngừng sản xuất, bồi thường hàng hóa và các khoản linh tinh khác.

Cột 15: Như thiếu ánh sáng, nóng quá, bụi nhiều, tiếng ầm vang quá mạnh, nền nhà, lối đi mấp mô, đường lối chật hẹp có nhiều chướng ngại vật v.v…

Cột 17, 18, 19: Để cho đơn vị có nguyên nhân gì ngoài những cột từ 12 đến 16 thì ghi vào.

b) Phân tích và nhận xét:

- Mức tai nạn nhiều: quý này… ‰ (tỷ lệ phần nghìn).

- Mức tai nạn nghiêm trọng: quý này… ngày.

- Phân tích những nguyên nhân chính gây ra tai nạn trong quý.

c) Kế hoạch công tác quý sau:

Thủ trưởng đơn vị

Ký và đóng dấu

Ngày… tháng…. Năm 19…

Người phụ trách bảo hộ lao động

Viết và ký

Các đơn vị gửi:

1 bản gửi Lao động địa phương.

1 bản gửi Ban chấp hành Công đoàn cấp tương đương.

1 bản gửi về Tổng cục.

Tổng cục tập hợp các báo cáo của các đơn vị và đúc thành 1 bản báo cáo chung gửi về Vụ Nhân sự Bộ Giao thông. Đồng thời gửi cho Bộ Lao động 1 bản.