CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28-CP | Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 1993 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 3-CP ngày 26-10-1992 của Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Bưu điện;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. - Tổng cục Bưu điện có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển ngành bưu điện trình Chính phủ phê duyệt, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó trong phạm vi cả nước.
2. Xây dựng các dự án Luật để Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các văn bản dưới luật, các chính sách về bưu điện để trình Chính phủ ban hành.
Theo thẩm quyền được giao, ban hành các quyết định, thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy của Nhà nước; quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm về ngành bưu điện.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật trong ngành.
4. Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế về bưu điện; tham gia các hoạt động của các tổ chức liên minh bưu chính và viễn thông thế giới, các tổ chức quốc tế khác theo quy định của Nhà nước, ký kết các điều ước quốc tế về bưu điện theo uỷ quyền của Chính phủ.
5. Thống nhất quản lý Nhà nước về tần số vô tuyến điện, về kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu phát thanh và truyền hình, trực tiếp quản lý hệ thống phát hành báo chí trong cả nước và báo chí nước ngoài nhập khẩu, công tác in và phát hành tem bưu chính trong cả nước.
Cấp giấy phép cho mở mạng bưu chính - viễn thông dùng riêng, sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện đối với các tổ chức và cá nhân trong cả nước (kể cả các cơ quan đại diện, tổ chức và cá nhân người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam).
Tổng Cục trưởng Tổng cục bưu điện làm Chủ tịch Uỷ ban tần số vô tuyến điện.
6. Thẩm tra các điều kiện cho phép sản xuất các phương tiện phát sóng, truyền tin, dịch vụ bưu chính - viễn thông để trình Thủ tướng quyết định.
Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quản lý Nhà nước về kinh doanh và xuất nhập khẩu các thiết bị bưu chính và viễn thông trong cả nước.
7. Quản lý các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tổng cục theo pháp luật và quy định của Chính phủ.
8. Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ trong ngành theo quy định của Chính phủ.
9. Kiểm tra, thanh tra các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức và cá nhân trong cả nước, kể cả tổ chức và người nước ngoài về việc chấp hành pháp luật và các quy định của Nhà nước và của Tổng Cục về lĩnh vực bưu điện.
Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng Cục trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Tổng cục trưởng Tổng Cục Bưu điện chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ lĩnh vực công tác được giao. Các phó Tổng Cục trưởng chịu trách nhiệm trước tổng cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Điều 4. - Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Bưu điện gồm có:
a) Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng:
1. Vụ Chính sách Bưu điện.
2. Vụ Kinh tế kế hoạch.
3. Vụ Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
4. Vụ Tổ chức cán bộ - lao động.
5 Thanh tra.
6. Văn phòng.
Theo yêu cầu quản lý, Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện được quyền đặt đại diện ở các khu vực hoặc uỷ nhiệm cho Giám đốc bưu điện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bưu điện.
b) Các đơn vị sự nghiệp:
1. Viện Khoa học kỹ thuật.
2. Cục tần số vô tuyến điện.
3. Trung tâm Thông tin - xuất bản.
c) Các đơn vị sản xuất kinh doanh:
1. Tổng Công ty Bưu chính - viễn thông.
2. Các doanh nghiệp khác trực thuộc Tổng cục.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện chịu trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty bưu chính - Viễn thông trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |