HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28-HĐBT | Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 1988 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Để thể chế hoá các chủ trương mới đã nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với các đơn vị kinh tế tập thể sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải.
Để giải phóng mọi lực lượng sản xuất, huy động khả năng của nhân dân phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ sản xuất phục vụ đời sống và phục vụ xuất khẩu;
Để phát triển kinh tế tập thể, kết hợp chặt chẽ kinh tế tập thể với kinh tế quốc doanh.
NGHỊ ĐỊNH:
Phạm Hùng (Đã ký) |
VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ TẬP THỂ
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách kinh tế nhằm khuyến khích các đơn vị kinh tế tập thể tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý để phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống của người lao động tăng thêm đóng góp cho Nhà nước, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước, bằng các chính sách kinh tế, hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị kinh tế tập thể phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải; đồng thời dựa trên hiệu quả kinh tế mà đẩy mạnh việc phân công chuyên môn hoá, hiệp tác hoá giữa các đơn vị kinh tế tập thể với các đơn vị kinh tế quốc doanh, giữa các vùng, giữa các ngành sản xuất.
Đơn vị kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân và địa vị pháp lý trước pháp luật.
Tất cả các đơn vị kinh tế tập thể phải theo chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước, phải sử dụng sổ sách kế toán có đăng ký với cơ quan tài chính và hoá đơn do cơ quan tài chính phát hành; Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê quy định cụ thể chế độ kế toán, thống kê phù hợp với mỗi loại đơn vị kinh tế tập thể.
Tất cả các đơn vị kinh tế tập thể đang hoạt động, hay mới thành lập, đều có quyền tự lựa chọn một trong các hình thức tổ chức phù hợp nêu dưới đây, có thể xin giải thể, thay đổi quy mô hoặc thay đổi hình thức tổ chức, không ai được gò ép.
a) Hợp tác xã bậc cao
- Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc sở hữu tập thể phải chiếm phần lớn trong tổng số vốn của hợp tác xã và ngày càng phát triển bằng quỹ tích luỹ trích từ lợi nhuận. Ngoài ra, hợp tác xã có thể gọi cổ phần của xã viên và của những người ngoài hợp tác xã để phát triển sản xuất.
- Chủ nhiệm và Ban quản trị hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu ra.
- Việc sản xuất kinh doanh phải theo Điều lệ hợp tác xã và theo Nghị quyết Đại hội xã viên.
- Thu nhập của xã viên được phân phối chủ yếu theo lao động.
- Vốn cổ phần được chia lợi nhuận theo quyết định của Đại hội xã viên.
b) Hợp tác xã bậc thấp.
- Tư liệu sản xuất và các vốn khác do xã viên góp cổ phần chiếm phần lớn trong tổng số vốn của hợp tác xã, phần còn lại là sở hữu tập thể ngày càng phát triển bằng quỹ tích luỹ trích từ lợi nhuận. Hợp tác xã có thể gọi thêm cổ phần của người ngoài hợp tác xã.
- Chủ nhiệm và Ban quản trị hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu ra.
- Việc sản xuất kinh doanh phải theo Điều lệ hợp tác xã và theo nghị quyết Đại hội xã viên.
- Thu nhập được phân phối theo lao động và theo cổ phần. Tỷ lệ cụ thể do Đại hội xã viên quyết định.
- Vốn cổ phần được chia lợi nhuận theo quyết định của Đại hội xã viên.
c) Tổ hợp tác là đơn vị kinh tế tập thể có nội dung hoạt động tương ứng như hợp tác xã bậc thấp, quy mô nhỏ có một phần tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền là sỡ hữu tập thể ngày càng phát triển bằng quỹ tích luỹ trích từ lợi nhuận.
Phạm vi ngành nghề, quy mô và số lao động tối đa trong tổ hợp tác do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương quy định cụ thể phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Các tổ, đội sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp trong hợp tác xã nông nghiệp, khi tách ra, có thể thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp.
Các đơn vị kinh tế tập thể do Uỷ ban Nhân dân quận, huyện xét cấp đăng ký kinh doanh. Nếu quy mô lớn thì do Uỷ ban Nhân dân quận, huyện xét, đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương duyệt cấp đăng ký kinh doanh.
a) Những ngành, nghề, sản phẩm phải có giấy phép đặc biệt mới được sản xuất kinh doanh.
Các đơn vị kinh tế tập thể không được hoạt động sản xuất kinh doanh những ngành, nghề, sản phẩm có liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội như sản xuất, chế biến thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc, nha phiến, chế tạo vũ khí phương tiện phát sóng vô tuyến điện và những ngành, nghề, sản phẩm Nhà nước độc quyền kinh doanh như ấn loát, xuất bản, vàng, kim cương, đá quý, rượu, thuốc lá, vận tải quá cảnh, vận tải viễn dương.
Các Bộ chủ quản các ngành sản xuất trên đây ban hành các quy chế cụ thể bảo đảm thực hiện quy định này.
Trường hợp đặc biệt, ngoại lệ phải được Hội đồng Bộ trưởng hoặc cơ quan được Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền cho phép.
b) Những ngành, nghề, sản phẩm có các quy chế riêng.
- Các Bộ có trách nhiệm ban hành các quy chế cụ thể về thủ tục và các điều kiện mà các đơn vị kinh tế tập thể phải chấp hành khi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành, nghề, sản phẩm liên quan đến sức khoẻ của nhân dân, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên và những vật tư quan trọng của nền kinh tế quốc dân, như:
Dược phẩm,
Thực phẩm, nước giải khát,
Khai thác gỗ, lâm sản, thuỷ sản, khoáng sản,
Xây dựng quy mô lớn,
Vận tải (thuỷ, bộ) liên tỉnh, đóng tàu,
Sử dụng điện với công suất lớn,
Nghề kim hoàn, nghề sửa chữa các máy thông tin điện tử,
Sản xuất săm lốp ô tô, săm lốp xe đạp,
Sản xuất bếp điện, lò sưởi điện, các dụng cụ đo điện và đun nấu bằng điện, dụng cụ điện,
Sản xuất quạt điện, động cơ điện, xe đạp và phụ tùng xe đạp.
- Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm ban hành những quy chế về thủ tục và các điều kiện mà các đơn vị kinh tế tập thể phải chấp hành, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành, nghề, sản phẩm có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội theo đặc điểm của từng địa phương, như:
Làm gạch, ngói nung,
Sử dụng lò hơi trong thành phố,
Sử dụng nguồn nước và xử lý các chất thải công nghiệp.
CÁC CHÍNH SÁCH VỀ VẬT TƯ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM,
I. VỀ VẬT TƯ, TRANG BỊ KỸ THUẬT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Khai thác và tận dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trong nước là hướng chính để phát triển sản xuất. Nhà nước bằng các chính sách kinh tế, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế tập thể ra sức tìm kiếm, khai thác, phát triển cơ sở nguyên liệu trong nước để phát triển sản xuất và sử dụng thay thế nguyên liệu nhập khẩu.
Điều 13. - Các đơn vị kinh tế tập thể có quyền:
Mua vật tư và thiết bị lẻ và bán sản phẩm theo giá thoả thuận với các tổ chức kinh doanh của Nhà nước (công ty vật tư, xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, công ty thương nghiệp...), theo đơn hàng, thông qua hợp đồng kinh tế, hoặc theo phương thức đấu thầu. Nhà nước có thể giao cho đơn vị kinh tế tập thể sản xuất những mặt hàng mà kinh tế tập thể sản xuất có hiệu quả hơn các xí nghiệp quốc doanh.
- Gia công hiệp tác sản xuất với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, và gia công cho các công ty thương nghiệp.
- Liên doanh, liên kết với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh để có vật tư, thiết bị phát triển sản xuất.
- Các đơn vị kinh tế tập thể có phương hướng sản xuất phù hợp với mục tiêu kế hoạch dài hạn của Nhà nước, được cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật trung ương hoặc sở công nghiệp tỉnh, thành phố đề nghị, thì có thể được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giúp đỡ trong việc xây dựng cơ sở sản xuất.
- Các đơn vị kinh tế tập thể được mua của các đơn vị kinh tế quốc doanh những máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải mà các đơn vị này có quyền bán lại.
- Các đơn vị kinh tế tập thể được thuê các tài sản cố định của các đơn vị kinh tế quốc doanh tạm thời chưa sử dụng, hay sử dụng chưa hết công suất, hoặc gia công đặt hàng cho các đơn vị đó.
- Các đơn vị kinh tế tập thể được mua một bộ phận hay toàn bộ cơ sở sản xuất của một đơn vị kinh tế quốc doanh, khi cấp có thẩm quyền quyết định giải thể bộ phận hoặc cả đơn vị kinh tế đó.
Điều 15. - Các đơn vị kinh tế tập thể có quyền:
- Dùng ngoại tệ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình để hợp đồng với tổ chức xuất nhập khẩu của Nhà nước đặt mua nguyên liệu, vật tư, thiết bị nhập khẩu.
- Nhận vật tư, thiết bị, ngoại tệ của thân nhân xã viên ở nước ngoài gửi về không hạn chế về số lượng và được ưu đãi về chính sách thuế.
Điều 16. - Các đơn vị kinh tế tập thể có quyền:
- Tự do tiêu thụ các sản phẩm ngoài mức hợp đồng mua vật tư bán sản phẩm, hoặc gia công với các tổ chức kinh doanh của Nhà nước và các sản phẩm tự sản xuất khác theo chính sách lưu thông hàng hoá của Nhà nước.
Điều 18. - Các đơn vị kinh tế tập thể có quyền:
- Chọn tổ chức xuất nhập khẩu của Nhà nước để uỷ thác xuất sản phẩm, nhập vật tư theo các điều kiện thoả thuận trong hợp đồng kinh tế, có quyền tham gia đàm phán với khách hàng trong và ngoài nước, và hưởng quyền sử dụng ngoại tệ theo chế độ của Nhà nước.
- Bán sản phẩm, mua vật tư, hàng hoá theo hợp đồng kinh tế với tổ chức xuất nhập khẩu của Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy chế cụ thể về vấn đề này.
Bộ Tài chính hướng dẫn ngành thuế địa phương cách tính toán, công khai mức thuế phải nộp cho từng cơ sở sản xuất, giúp đỡ cơ sở thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Chống mọi biểu hiện tiêu cực trốn thuế, lậu thuế trong tính thuế, thu thuế và gây phiền hà cho cơ sở nộp thuế.
- Các khoản trích nộp cho liên hiệp hợp tác xã cấp trên, tỷ lệ trích nộp và mục tiêu sử dụng các khoản đó do Đại hội đại biểu của Liên hiệp hợp tác xã quyết định và kiểm tra việc thực hiện.
- Các loại quỹ của đơn vị kinh tế tập thể, tỷ lệ trích lập các quỹ đó do Đại hội xã viên quyết định và kiểm tra việc thực hiện.
Các đơn vị kinh tế tập thể đều được tạo điều kiện thuận lợi thanh toán qua Ngân hàng dưới mọi hình thức, được rút tiền mặt từ tài khoản của đơn vị ở Ngân hàng và được vay Ngân hàng để phát triển sản xuất theo điều kiện tín dụng của Ngân hàng.
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy chế cụ thể và hướng dẫn thực hiện.
Người lao động trong các đơn vị kinh tế tập thể được hưởng thụ các phúc lợi công cộng của toàn dân.
Mọi quy định đã có trước đây do Hội đồng Bộ trưởng hoặc Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành trái với các quy định này đều bãi bỏ.
Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải có quy định cụ thể để vận dụng quy định này phù hợp với điều kiện và đặc điểm riêng của ngành mình.
Các cơ quan tuyên truyền có trách nhiệm phổ biến rộng rãi, làm cho quần chúng hiểu đúng chủ trương chính sách mới và tích cực hưởng ứng.
- 1 Nghị định 146-HĐBT năm 1988 sửa đổi bản quy định kèm theo nghị định 27-HĐBT và 28-HĐBT về chính sách quản lý cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Nghị định 146-HĐBT năm 1988 sửa đổi bản quy định kèm theo nghị định 27-HĐBT và 28-HĐBT về chính sách quản lý cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 2 Thông tư 1050/QLKH-1988 hướng dẫn tổ chức và hoạt động khoa học kỹ thuật đối với kinh tế tập thể, cá thể, tư doanh và kinh tế gia đình theo NĐ 27-HĐBT, 28-HĐBT, 29-HĐBT năm 1988 do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3 chỉ thị 81-CT năm 1988 thực hiện các nghị định 27-HĐBT; 28-HĐBT 29-HĐBT chính sách đối với kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tư doanh và kinh tế gia đình trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng và vận tải do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981