BỘ QUỐC PHÒNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 287-NĐ | Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 1958 |
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Sắc lệnh số 33-SL ngày 22/3/1946 và Sắc lệnh số 71-SL ngày 22/5/1946 ấn định quy tắc Quân đội nhân dân Việt Nam;
Căn cứ Sắc lệnh số 121-SL ngày 11/7/1950 tổ chức Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh;
Căn cứ Luật quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được khóa họp thứ 8 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 29/4/1958;
Được sự đồng ý của Hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ họp ngày 04/6/1958,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. Những quy định ban hành trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
| BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG |
CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Để đẩy mạnh việc xây dựng Quân đội tiến lên chính quy và hiện đại, tăng cường lực lượng quốc phòng, bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Để xác định nghĩa vụ, quyền lợi, vinh dự của quân nhân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và ý thức kỷ luật của quân nhân.
Nay tạm thời quy định chế độ phục vụ của Hạ sĩ quan và binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Hạ sĩ quan có: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.
Binh sĩ có: binh nhất, binh nhì.
Chuẩn úy không thuộc trong hệ thống Hạ sĩ quan, nhưng chưa phải là sĩ quan, mà là một cấp chuẩn bị để lên sĩ quan.
Điều 2. Hạ sĩ quan và binh sĩ gồm có Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ và Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị.
Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị chia ra hai loại:
- Dự bị loại 1 gồm những quân nhân hết hạn tại ngũ.
- Dự bị loại 2 gồm những công dân đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự.
Mỗi loại lại căn cứ theo tuổi mà chia hai hạng: hạng 1 và hạng 2.
Điều 3. Những người sau đây được lấy để bổ sung cho Hạ sĩ quan tại ngũ:
1. Trong thời bình:
Quân nhân tốt nghiệp ở các trường Hạ sĩ quan;
Những binh sĩ có năng lực, có thành tích xuất sắc trong công tác được đề bạt theo nhu cầu của Quân đội.
2. Trong thời chiến:
Quân nhân tốt nghiệp ở các trường Hạ sĩ quan;
Binh sĩ có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong công tác được đề bạt.
Hạ sĩ quan dự bị được động viên và những người công tác kỹ thuật ở các ngành ngoài quân đội được trưng tập có đủ điều kiện đảm nhiệm chức vụ của Hạ sĩ quan.
QUÂN HÀM VÀ CHỨC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ
MỤC I: QUÂN HÀM CỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ
Điều 6. Niên hạn xét thăng cấp bậc cho binh sĩ như sau:
Binh nhì đã qua một năm phục vụ trong Quân đội mà có đủ tiêu chuẩn đức, tài thì được lên binh nhất.
Binh sĩ lên Hạ sĩ quan chủ yếu qua trường đào tạo; trường hợp đề bạt lên mà không qua trường, thì ngoài tiêu chuẩn đã nêu trong điều 5, phải trải qua ít nhất hai năm phục vụ trong quân đội.
Việc thăng cấp bậc cho Hạ sĩ quan tùy nhu cầu của biên chế quân đội, không ấn định niên hạn.
Điều 7. Có thể được phong hoặc thăng Chuẩn úy:
- Những quân nhân học ở các trường sĩ quan ra mà chưa đủ điều kiện được phong Thiếu úy.
- Những Thượng sĩ lâu năm, có thành tích, nhưng chưa đủ điều kiện lên cấp Thiếu úy.
Những người được phong hoặc thăng Chuẩn úy sau một thời gian nhất định, nếu không đủ điều kiện để lên Thiếu úy, thì sẽ chuyển sang ngạch dự bị.
Điều 8. Quyền hạn phong cấp bậc cho Hạ sĩ quan và binh sĩ như sau:
- Thủ trưởng Trung đoàn trở lên và các chức tương đương phong cấp bậc binh nhất và xác định cấp bậc binh nhì cho binh sĩ thuộc quyền.
- Thủ trưởng Lữ đoàn trở lên và các chức tương đương phong các cấp bậc Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ cho Hạ sĩ quan thuộc quyền;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phong cấp bậc Chuẩn úy.
Điều 9. Quyền hạn thăng cấp bậc cho Hạ sĩ quan và binh sĩ như sau:
- Thủ trưởng Tiểu đoàn trở lên và các chức tương đương quyết định thăng lên cấp bậc binh nhất cho binh sĩ thuộc quyền.
- Thủ trưởng Trung đoàn trở lên và các chức tương đương quyết định thăng lên các cấp bậc hạ sĩ, trung sĩ cho binh sĩ và hạ sĩ quan thuộc quyền.
- Thủ trưởng Lữ đoàn trở lên và các chức tương đương quyết định thăng lên cấp bậc Thượng sĩ cho Hạ sĩ quan thuộc quyền.
- Thủ trưởng Quân khu, Thủ trưởng Quân chủng, Binh chủng và Thủ trưởng Tổng cục quyết định thăng lên cấp bậc Chuẩn úy cho Hạ sĩ quan thuộc quyền.
Thủ trưởng có thẩm quyền phong đến cấp bậc nào thì có quyền cho thăng trước niên hạn và thăng vượt bậc lên cấp bậc ấy.
MỤC II: CHỨC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ
Tùy nhu cầu công tác, Hạ sĩ quan có thể được bổ nhiệm vào một chức vụ cao hơn hoặc thấp hơn chức vụ tương đương với cấp bậc quân hàm của mình.
Thủ trưởng Trung đoàn trở lên và các chức tương đương có quyền bổ nhiệm chức vụ đối với Hạ sĩ quan thuộc quyền.
Trường hợp phải giáng xuống nhiều chức hoặc phải cách chức thì do Thủ trưởng Lữ đoàn trở lên và các chức tương đương quyết định.
- Thủ trưởng Đại đội và các chức tương đương có quyền đình chỉ chức vụ Tiểu đội trưởng trở xuống.
- Thủ trưởng Tiểu đoàn và các chức tương đương có quyền đình chỉ chức vụ Trung đội phó trở xuống.
Thủ trưởng có thẩm quyền phong cấp bậc nào có quyền tước cấp bậc quân hàm, cách chức và tước quân tịch đối với cấp bậc ấy.
Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ bị tù mà không mất quân tịch, hoặc sau khi hết hạn tù đã được khôi phục quân tịch, thì lại được tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc được xuất ngũ, tùy theo nhu cầu của Quân đội.
Thủ trưởng có thẩm quyền tước quân tịch, quân hàm, cách chức theo điều 16 có quyền quyết định việc khôi phục quân tịch, phong quân hàm và bổ nhiệm chức vụ.
HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ XUẤT NGŨ CHUYỂN SANG NGẠCH DỰ BỊ, GIẢI NGẠCH DỰ BỊ, TÁI ĐĂNG
- Đã hết hạn phục vụ tại ngũ
- Không đủ điều kiện sức khỏe hoặc thiếu những điều kiện cần thiết khác để tiếp tục phục vụ tại ngũ.
- Quân đội giảm bớt quân số
Trường hợp cho xuất ngũ trước thời hạn đối với Hạ sĩ quan thì do Thủ trưởng Lữ đoàn trở lên và các chức tương đương quyết định.
Điều 22. Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ chuyển sang ngạch dự bị vẫn được giữ cấp bậc quân hàm cũ.
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ
Trong thời chiến, những Hạ sĩ quan và binh sĩ chiến đấu anh dũng, lập được chiến công hoặc có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, căn cứ theo nhu cầu của Quân đội, có thể được đề bạt lên sĩ quan.
Khi hết hạn tại ngũ về, Hạ sĩ quan và binh sĩ được sự giúp đỡ của nhân dân và chính quyền địa phương để làm ăn sinh sống.
Ban bố kèm theo Nghị định số 287-NĐ ngày 30 tháng 6 năm 1958.