THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 297-TTg | Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 1957 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ VỀ QUYỀN LỢI NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC BÁO CHÍ CHUYÊN NGHIỆP
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật số 100-SL/Lt002 ngày 20 tháng 05 năm 1957 và Sắc lệnh số 282-SL ngày 14 tháng 12 năm 1956 về chế độ báo chí;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Sở Báo chí Trung ương,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. Những người làm công tác báo chí sau này được hưởng quyền lợi ghi trong Nghị định này:
1) Những người viết báo hiện đang làm việc cho một tờ báo hay tạp chí xuất bản đều kỳ bằng tiếng Việt nam hay tiếng ngoại quốc trên lãnh thổ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, và giữ một trong những chức vụ sau đây:
- Chủ nhiệm,
- Chủ bút (hoặc tổng biên tập),
- Thư ký tòa soạn,
- Biên tập viên chính thức,
- Phóng viên,
- Họa sĩ chuyên nghiệp làm việc cho tờ báo,
- Phóng viên nhiếp ảnh thời sự của tờ báo.
2) Những biên tập viên thường xuyên và những phóng viên của Việt nam thông tấn xã và của Đài phát thanh Tiếng nói Việt nam (kể cả phóng viên thu thanh).
3) Những phóng viên điện ảnh, nhiếp ảnh của các tổ chức thông tin và điện ảnh của Nhà nước.
Điều 3. Nghị định này không áp dụng đối với những người dưới đây:
1) Công tác viên không chuyên nghiệp, không ở trong biên chế của tòa báo.
2) Những người không trực tiếp viết bài, những người làm các công tác có tính chất hành chính quản trị của tờ báo, của cơ quan thông tấn, đài phát thanh như: cổ động, phát hành, lấy quảng cáo, sửa bản in, phiên dịch, đánh máy, lưu trữ công văn tài liệu, vv…
Điều 4. Trong khi sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình, người làm công tác báo chí có quyền:
- Viết tin, đưa tin mà không phải chịu sự kiểm duyệt trước của bất cứ một cơ quan chính quyền nào;
- Phản ảnh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân: góp ý kiến vào việc xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Chính phủ;
- Đưa ra dư luận những âm mưu, những hành động có phương hại đến lợi ích của nhân dân.
Đối với các phiên tòa xử công khai của tòa án, nhà báo được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán để lấy tài liệu viết báo.
Phóng viên do tòa báo cử đến, được dành điều kiện dễ dàng để làm việc.
Bộ Giao thông Bưu điện sẽ quy định chi tiết về việc này
Người được cấp thẻ nhà báo phải là người có quyền công dân, không bị pháp luật đang truy tố và được Chủ nhiệm tòa báo giới thiệu.
Điều 11. Người được cấp thẻ nhà báo phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng thẻ của mình.
Nếu người được cấp thẻ nhà báo thôi không làm công tác báo chí nữa hoặc chuyển sang công tác ở một tờ báo khác, thì phải hoàn thẻ lại cho Sở Báo chí Trung ương hoặc xin đổi thẻ khác ngay.
Tờ báo nào phải đính bản vi phạm kỷ luật hoặc tự ý đính bản thì thẻ nhà báo cấp cho những người công tác trong tờ báo đó không còn giá trị nữa.
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |