- 1 Thông tư 35/2011/TT-BGDĐT quy định về trao và nhận học bổng, trợ cấp cho người học trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 39/2012/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư 60/2012/TT-BGDĐT về Quy định kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Thông tư 38/2013/TT-BGDĐT Quy định quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Thông tư 13/2017/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện để cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2011/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2011 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung
a) Sửa đổi, bổ sung
“1. Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Có kế hoạch và giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;
b) Bảo đảm để mọi trẻ em sáu tuổi đều được vào học lớp một; thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và chống mù chữ.”
b) Sửa đổi, bổ sung
“4. Hằng năm, cơ sở giáo dục và đơn vị hành chính (gọi chung là đơn vị) đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải tiến hành tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục, báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn.”
2. Sửa đổi, bổ sung
“1. Chương trình giáo dục và thẩm quyền ban hành chương trình giáo dục được quy định các Điều 6, 24, 29, 35, 41, 45 và 100 của Luật Giáo dục; khoản 1 và khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.”
3. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 8. Sách giáo khoa
4. Sửa đổi, bổ sung
“1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp, giáo trình giáo dục đại học; quy định về giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình này.
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học, giám đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn giáo trình các môn học hoặc lựa chọn giáo trình tiên tiến, hiện đại trong nước và ngoài nước phù hợp với mục tiêu giáo dục, phù hợp với chương trình khung và nhiệm vụ đào tạo của trường; duyệt giáo trình trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lập, bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy và học tập.”
5. Sửa đổi, bổ sung
“2. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
a) Nhóm trẻ, nhà trẻ; các lớp độc lập gồm: lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không được đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học;
c) Viện nghiên cứu khoa học được đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.”
6. Sửa đổi, bổ sung
“2. Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập cơ sở giáo dục dân lập; Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục dân lập. Không thành lập cơ sở giáo dục dân lập ở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.”
7. Sửa đổi, bổ sung tên
a) Sửa đổi, bổ sung tên
“Điều 20. Thành lập cơ sở giáo dục và cho phép hoạt động giáo dục”
b) Sửa đổi, bổ sung
“2. Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện cho phép nhà trường hoạt động giáo dục được quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
3. Điều kiện thành lập, thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập các cơ sở giáo dục khác quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền.”
8. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 22. Đình chỉ hoạt động giáo dục
Cơ sở giáo dục bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp bị đình chỉ hoạt động giáo dục quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục hoặc cho phép cơ sở giáo dục hoạt động giáo dục trở lại được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác.”
9. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 23. Giải thể cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp bị giải thể quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Trình tự, thủ tục giải thể cơ sở giáo dục được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác.”
10. Sửa đổi, bổ sung
a) Sửa đổi, bổ sung
“2. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường gồm các quy định cụ thể hóa Điều lệ nhà trường để áp dụng cho một loại hình nhà trường hoặc một mô hình tổ chức cụ thể của nhà trường.
3. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác bao gồm: quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục quy định: nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục; tổ chức các hoạt động giáo dục; nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo; nhiệm vụ và quyền hạn của người học; tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục; tài chính và tài sản của cơ sở giáo dục; quan hệ giữa cơ sở giáo dục với gia đình người học và xã hội.”
b) Sửa đổi, bổ sung
“a) Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học, trường đại học tư thục;”
c) Sửa đổi, bổ sung
11. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 30. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Người tốt nghiệp các trình độ đào tạo muốn trở thành nhà giáo mà chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm thì phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp trong suốt quá trình học tập.”
12. Sửa đổi, bổ sung
“2. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ có quyền phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự.
Bằng tiến sĩ danh dự phải ghi rõ danh hiệu “Tiến sĩ danh dự”, không ghi “học vị Tiến sĩ” và không ghi ngành đào tạo.”
13. Bổ sung
a) Bổ sung
“l) Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.”
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định về trợ cấp xã hội cho người học.”
14. Sửa đổi, bổ sung
a) Sửa đổi, bổ sung
b) Sửa đổi, bổ sung
15. Sửa đổi, bổ sung
a) Sửa đổi, bổ sung
“b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập hoặc do tổ chức, cá nhân thành lập. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.”
b) Bổ sung
“3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập khi có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; có đội ngũ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng bảo đảm thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
Để được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp; có cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực và tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về thành lập, hoạt động, đình chỉ, giải thể và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.”
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
- 1 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2 Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT năm 2013 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 1 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 13/2017/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện để cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư 38/2013/TT-BGDĐT Quy định quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Nghị định 141/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học
- 6 Thông tư 60/2012/TT-BGDĐT về Quy định kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Thông tư 39/2012/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8 Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9 Thông tư 35/2011/TT-BGDĐT quy định về trao và nhận học bổng, trợ cấp cho người học trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 11 Luật Giáo dục 2005
- 12 Luật Tổ chức Chính phủ 2001