HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 338-HĐBT | Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 1991 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 338-HĐBT NGàY 26-10-1991 VỀ THI HÀNH LUẬT PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Luật phổ cập giáo dục tiểu học ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
NGHỊ ĐỊNH:
Phổ cập giáo dục tiểu học là sự nghiệp và trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.
Nhà nước có trách nhiệm dành ngân sách thích đáng cho giáo dục tiểu học.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, gia đình và công dân có trách nhiệm:
1 - Xây dựng quỹ giáo dục quốc gia;
2 - Xây dựng và bảo quản trường, lớp;
3 - Kết hợp với ngành giáo dục trong việc giáo dục tiểu học cho trẻ em;
4 - Mọi hành vi cản trở, thiếu trách nhiệm, xâm phạm việc giáo dục tiểu học cho trẻ em đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Trẻ em 6 tuổi, tính theo năm, không tính theo tháng, phải được học lớp 1 ngay từ đầu năm học.
Trẻ em không được đi học muộn hơn 11 tuổi, trừ những trường hợp dười đây:
a) Không đủ điều kiện sức khoẻ, phát triển chậm về thể lực, trí lực hoặc ốm đau đột xuất được tổ chức y tế xác nhận;
b) Do hoàn cảnh gia đình có khó khăn đặc biệt được chính quyền cơ sở xác nhận;
c) Cư trú ở những vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng hải đảo và các vùng có khó khăn.
2. Học sinh tiểu học đựoc vượt lớp sau khi đã được Hội đồng sư phạm nhà trường kiểm tra, cho phép và được phòng giáo dục quận, huyện, thị xã chấp nhận.
2. Học sinh học ở bất cứ loại hình trường, lớp tiểu học nào đều có quyền dự thi tốt nghiệp theo quy chế thi do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thành lập và giải thể các trường, lớp tiểu học; quy chế hoạt động các loại hình trường, lớp tiểu học.
Điều 9. Trường, lớp tiểu học phải bảo đảm các điều kiện:
1. Xây đựng gần khu dân cư để trẻ em đi học phù hợp với lứa tuổi, điều kiện địa lý và khí hậu của mỗi vùng.
2. Có đủ phòng học với điều kiện vệ sinh học đường cần thiết, có sân chơi, vườn trường;
3. Bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh mỗi lớp;
4. Không được giảng dạy trong những phòng học không bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên.
2. Trong trường hợp không đủ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có văn bằng quy định ở
3. Những người không đủ tư cách, đạo đức và trình độ chuyên môn không được hành nghề giáo dục.
4. Nghiêm cấm các hình thức đối xử xâm phạm đến thân thể và danh dự học sinh.
Điều 11. Cha mẹ, người đỡ đầu của trẻ em có trách nhiệm:
1. Bảo đảm các điều kiện để trẻ em hoàn thành giáo dục tiểu học trước tuổi; cho trẻ em đi học đúng độ tuổi; bảo đảm không cho trẻ em bỏ học.
2. Trong trường hợp trẻ em học tại gia đình, phải đăng ký với chính quyền địa phương và bảo đảm mọi điều kiện để trẻ em hoàn thành giáo dục tiểu học.
3. Thực hiện mọi thủ tục cần thiết khi trẻ em chuyển trường hoặc trở lại trường theo quy định của cơ quan giáo dục.
4. Tham gia các hoạt động của Hội cha mẹ học sinh, làm đầy đủ các trách nhiệm trong việc giúp đỡ, phối hợp với nhà trường thực hiện giáo dục tiểu học cho trẻ em.
5. Trong trường hợp con, trẻ em được đỡ đầu không hoàn thành giáo dục tiểu học theo Luật định, phải chịu các hình thức xử phạt thích hợp.
Điều 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
1. Quyết định các chương trình và nội dung giáo dục tiểu học chung cho cả nước và riêng cho từng vùng quy định trong Điều 6 của Luật.
2. Xét duyệt, cho phép ấn hành sách giáo khoa, tài liệu dùng cho giáo dục tiểu học.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học.
4. Xây dựng và tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục tiểu học.
6. Ban hành quy chế hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.
7. Ban hành quy chế về thủ tục nhập học, chuyển trường, thi tốt nghiệp tiểu học.
8. Phối hợp với Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn vệ sinh học đường đối với giáo dục tiểu học.
9. Ban hành quy chế thành lập và giải thể, quy chế hoạt động của trường, lớp tiểu học, quy chế về tiêu chuẩn và điều kiện của trường, lớp tiểu học.
10. Phối hợp với Thanh tra Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định Thanh tra giáo dục trong đó có vấn đề thanh tra giáo dục tiểu học.
Điều 13. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
1. Xây dựng quy chế lập quỹ giáo dục quốc gia, xác định chế độ thu, chi của quỹ này và tỷ lệ dành cho phổ cập giáo dục tiểu học trích từ quỹ này. Quản lý việc sử dụng quỹ giáo dục quốc gia.
2. Ban hành các định mức chi phí cho học sinh tiểu học chung cho cả nước và riêng cho các vùng quy định tại Điều 6 của Luật; bảo đảm phân bổ ngân sách kịp thời theo thẩm quyền, ưu tiên phân bổ ngân sách cho các vùng nói trên.
3. Bảo đảm các khoản chi cho giáo dục tiểu học theo những yêu cầu do các ngành hữu quan đề xuất và được Hội đồng Bộ trưởng duyệt.
Điều 14. Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
1. Xác định biên chế đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên các trường, lớp tiểu học chung cho cả nước và riêng cho mỗi vùng quy định tại Điều 6 của Luật.
2. Xây dựng và ban hành các chế độ trợ cấp, giúp đỡ tài chính, hiện vật nhằm mở trường, lớp dành cho các đối tượng quy định tại Điều 11 của Luật.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế, chế độ để thực hiện phổ cập giáo dục đối với trẻ em khuyết tật.
3. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Hội đồng Bộ trưởng ban hành các tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học.
4. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học, quy định chế độ ưu đãi đối với những người công tác tại các vùng nêu trong Điều 6 của Luật.
Điều 18. Chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm :
1. Quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học; thực hiện các quy định về sử dụng ngân sách dành cho giáo dục tiểu học ở địa phương; vận động nhân dân đóng góp vào sự nghiệp giáo dục tiểu học; lập và sử dụng quỹ giáo dục ở địa phương trong đó dành phần thích đáng hỗ trợ phổ cập giáo dục tiểu học.
2. Thực hiện các chế độ chính sách nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học.
3. Tổ chức việc đào tạo, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học ở địa phương.
4. Sở Giáo dục - Đào tạo là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các quy định nói trên.
Điều 19. Chính quyền quận, huyện, thị xã và cấp tương đương có trách nhiệm:
1. Xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện các quy định về sử dụng ngân sách dành cho giáo dục tiểu học trên địa bàn.
2. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học.
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học.
4. Bảo đảm các nhu cầu về sách vở, học cụ, các trang thiết bị cho giáo dục tiểu học đủ và đúng thời hạn.
5. Quyết định việc thành lập hoặc giải thể trường, lớp tiểu học.
6. Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp chính quyền quận, huyện, thị xã và cấp tương đương thực hiện các quy định nói trên.
Điều 20. Chính quyền cơ sở có trách nhiệm:
1. Đề nghị thành lập hoặc giải thể trường, lớp tiểu học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
2. Tổ chức đăng ký và huy động trẻ em vào học lớp một đúng độ tuổi quy định, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa trẻ em bỏ học, bảo đảm cho trẻ em hoàn thành giáo dục tiểu học trước 15 tuổi.
3. Xem xét và kiến nghị biện pháp xử lý đối với các trường hợp không hoàn thành giáo dục tiểu học.
4. Giúp đỡ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học cải thiện đời sống.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy chế tặng thưởng "Huy chương vì sự nghiệp giáo dục" cho các cá nhân có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp phổ cập giáo dục tiểu học nói riêng.
Điều 23. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm cùng với các bộ hữu quan ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết và theo dõi, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Thông tư 14-GDĐT-1997 về tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra, đánh giá kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 2 Chỉ thị 14/GD-ĐT năm 1996 về nhiệm vụ năm học 1996-1997 của các ngành học, bậc học: Giáo dục mần non, giáo dục phổ thông; giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991
- 4 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981