CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2006/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2006 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 38/2006/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2006 VỀ BẢO VỆ DÂN PHỐ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật An ninh Quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Bảo vệ dân phố.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Nghị định này. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Vị trí, chức năng của Bảo vệ dân phố
1. Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn (sau đây gọi chung là phường) nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập.
2. Bảo vệ dân phố có trách nhiệm làm nòng cốt trong việc thực hiện phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Bảo vệ dân phố
Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.
Mọi hoạt động của Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuế Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và mọi công dân có trách nhiệm tham gia xây dựng và giúp đỡ lực lượng Bảo vệ dân phố thực hiện nhiệm vụ.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
Điều 5. Nhiệm vụ của Bảo vệ dân phố
Điều 6. Quyền hạn của Bảo vệ dân phố
Điều 7. Tổ chức của Bảo vệ dân phố
l. Mỗi cụm dân cư được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tổ trưởng và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố do đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư bầu ra. Tuỳ vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên.
2. Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
3. Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức việc bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố và đề nghị Ủy ban nhân dân phường quyết định công nhận các chức danh trên.
Căn cứ vào kết quả bầu cử của Ban Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, công nhận Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên, các Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố.
4. Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 5 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, việc thay đổi, bãi miễn, bổ sung các chức danh của Ban Bảo vệ dân phố được thực hiện như sau:
a) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố mà khuyết (do chết, không còn đảm bảo sức khỏe hoặc xin nghỉ việc) thì
tổ chức bầu bổ sung vào các chức danh đó theo thủ tục chung được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tập thể Ban và nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Công an phường báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tổ chức họp tập thể Ban Bảo vệ dân phố để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và làm thủ tục bầu người khác thay thế;
c) Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Ban Bảo vệ dân phố báo cáo đề xuất với Trưởng Công an phường tổ chức họp đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư đã bầu thành viên đó để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người khác thay thế;
d) Việc công nhận và bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên mới của Ban Bảo vệ dân phố phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định bằng văn bản.
Điều 8. Điều kiện, tiêu chuẩn của Bảo vệ dân phố
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.
2. Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Có sức khỏe, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.
4. Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.
5. Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.
Điều 9. Lề lối làm việc của Bảo vệ dân phố
1. Trưởng Ban Bảo vệ dân phố chịu trách nhiệm quản lý tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, thường xuyên báo cáo tình hình kết quả thực hiện các mặt công tác của Bảo vệ dân phố với Ủy ban nhân dân phường và Công an phường
a) Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giúp việc Trưởng ban và thực hiện phần việc được phân công, thay thế Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Ban khi được Trưởng ban uỷ quyền
b) Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng ban, Phó trưởng Ban Bảo vệ dân phố và có trách nhiệm triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp, kế hoạch công tác của Bảo vệ dân phố ở cụm dân cư do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự do Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giao
2. Hàng tháng Ban Bảo vệ dân phố họp l lấn (trừ đột xuất) để kiểm điểm công tác đã làm và bàn chương trình công tác tháng tới
3. Trong khi làm nhiệm vụ Bảo vệ dân phố phải đeo băng chức danh, biển hiệu theo quy định.
Điều 10. Mối quan hệ công tác của Bảo vệ dân phố
l. Đối với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường: Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác.
2. Đối với Công an phường: Bảo vệ dân phố chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự và tham gia phối hợp cùng Công an phường trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự
3. Đối với lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dân phòng, đoàn thể quần chúng và lực lượng bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường: phối hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong địa bàn, theo chỉ đạo của Đảng uỷ và Ủy ban nhân dân phường.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO VỆ DÂN PHỐ
Điều 11 . Chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố
1. Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức phụ cấp cho từng chức danh Bảo vệ dân phố ở địa phương mình.
2. Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh, bị thương theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh.
3. Bảo vệ dân phố được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an. Trong thời gian tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự Bảo vệ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp đi lại, ăn ở như quy định đối với Công an xã.
Điều 12. Trang bị phương tiện đối với Bảo vệ dân phố
l. Bảo vệ dân phố được trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Bảo vệ dân phố được trang bị giấy chứng nhận, biển hiệu, băng chức danh theo mẫu thống nhất và các phương tiện cần thiết khác theo quy định.
Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể về trang bị phương tiện đối với Bảo vệ dân phố theo quy định của Điều này.
Điều 13. Kinh phí hoạt động của Bảo vệ dân phố
1. Kinh phí hoạt động của bảo vệ dân phố được bảo đảm từ các nguồn sau:
a) Ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Quỹ an ninh trật tự của địa phương;
c) Do tổ chức, cá nhân ủng hộ.
2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Bảo vệ dân phố.
KHEN THUỞNG, KỶ LUẬT VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng lực lượng Bảo vệ dân phố thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Bảo vệ dân phố lập thành tích xuất sắc trong công tác thì được xét khen thưởng theo quy định như đối với Công an xã.
Bảo vệ dân phố lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, uy tín của tổ chức thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật
1. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền về các hành vi của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên và tổ viên Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tố cáo Bảo vệ dân phố có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ vi phạm pháp luật hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự ở cơ sở.
Việc khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với Bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương 5:
Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an có trách nhiệm giúp Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng lực lượng và hoạt động của Bảo vệ dân phố; quy định chương trình nội dung bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh trật tự và pháp luật; việc trang thiết bị cho Bảo vệ dân phố theo quy định của pháp luật.
Hàng năm, Công an các cấp có trách nhiệm tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp mở hội nghị sơ kết, tổng kết thi đua về công tác Bảo vệ dân phố để rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến nhằm động viên, khen thưởng những cá nhân, đơn vị làm tốt phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách cho Bảo vệ dân phố khi bị thương, bị hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức phụ cấp hàng tháng đối với các chức danh Bảo vệ dân phố, chế độ phụ cấp đi lại, ăn, ở khi Bảo vệ dân phố được bồi dưỡng pháp luật và nghiệp vụ.
Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, quản lý tổ chức và hoạt động của Bảo vệ dân phố theo thẩm quyền và sự hướng dẫn, kiểm tra của Công an cấp trên; bố trí địa điểm làm việc; đảm bảo kinh phí hoạt động; trang bị phương tiện, trang phục và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Bảo vệ dân phố theo quy định pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể, đơn vị, tổ chức và mọi công dân
Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; các đơn vị, tổ chức và mọi công dân có trách nhiệm giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện để lực lượng Bảo vệ dân phố hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây về Bảo vệ dân phố trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ |