CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2000/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2000 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 39/2000/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2000 VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08 tháng 02 năm 1999;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Nghị định này quy định về cơ sở lưu trú du lịch và quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân người Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế và tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, trừ trường hợp pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quy định khác.
Điều 3. Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại
Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch tham gia phát triển cơ sở lưu trú du lịch theo quy hoạch, kế hoạch.
Điều 4. Cơ sở lưu trú du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác đủ tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch gồm:
Khách sạn.
Làng du lịch.
Biệt thự kinh doanh du lịch.
Căn hộ kinh doanh du lịch.
Bãi cắm trại du lịch.
Nhà khách, nhà nghỉ có kinh doanh du lịch.
Điều 5. Phân loại cơ sở lưu trú du lịch
a) Cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất, trang thiết bị và một số dịch vụ chủ yếu có chất lượng tối thiểu, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt trong thời gian lưu trú.
b) Cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ có chất lượng cao hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng.
2. Tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng thống nhất trong cả nước. Tổng cục Du lịch xây dựng và công bố tiêu chuẩn chi tiết đối với từng loại, hạng cụ thể.
Chương 2:
KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
Điều 6. Hình thức kinh doanh
1. Hình thức kinh doanh:
a) Việc kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo các hình thức sau:
Doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh cá thể.
b) Tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh một hoặc đồng thời nhiều cơ sở lưu trú du lịch quy định tại
c) Một cơ sở lưu trú du lịch có thể là một doanh nghiệp hoặc là một đơn vị của doanh nghiệp.
2. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Địa điểm cơ sở lưu trú du lịch phải cách trường học, bệnh viện và những nơi có thể gây ra ô nhiễm một khoảng cách nhất định phù hợp với quy định của địa phương nơi xây dựng cơ sở lưu trú; không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng, an ninh và các mục tiêu cần được bảo vệ.
2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn phù hợp với từng loại cơ sở lưu trú du lịch.
Điều 8. Kinh doanh các dịch vụ có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch
1. Cơ sở lưu trú du lịch không thuộc loại xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao khi kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ có điều kiện phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.
2. Cơ sở lưu trú du lịch thuộc loại xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao khi kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ có điều kiện không cần phải có giấy phép kinh doanh, nhưng phải đăng ký với cơ quan có chức năng trước khi thực hiện.
Người hành nghề dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại các cơ sở lưu trú phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
khoan_num=1 address=khoan_1_dieu_9>2. Trong thời hạn chậm nhất 6 (sáu) tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lưu trú du lịch phải đăng ký để cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp chứng nhận loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại
3. Chủ cơ sở lưu trú du lịch chịu trách nhiệm bảo đảm, duy trì tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở lưu trú theo đúng loại, hạng đã đăng ký hoặc đã được công nhận. Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch sau khi được công nhận loại, hạng, nếu có các điều kiện mới, đạt tiêu chuẩn của loại cao hơn hoặc không bảo đảm, duy trì điều kiện, tiêu chuẩn của loại, hạng đó, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét để cấp giấy chứng nhận loại, hạng mới phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn thực tế của cơ sở lưu trú đó.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về loại, hạng cơ sở lưu trú, chủ cơ sở lưu trú có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền về việc công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú, nếu thấy chưa thoả đáng.
5. Lệ phí thẩm định phân hạng cơ sở lưu trú du lịch do Bộ Tài chính quy định.
Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch có các quyền sau:
a) Thuê người quản lý, điều hành, thực hiện chuyên môn nghiệp vụ (không phân biệt là người trong nước hay ngoài nước).
b) Từ chối hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách trong các trường hợp:
Khách không chấp hành nội quy của cơ sở đã được công bố công khai từ trước.
Yêu cầu của khách vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở.
Phát hiện khách có hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu phát hiện khách đang mang trong người các bệnh truyền nhiễm.
Trong những trường hợp đặc biệt, cơ sở lưu trú du lịch không thể nhận khách.
c) Từ chối các cuộc thanh tra, kiểm tra không đúng pháp luật.
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này còn có quyền:
a) Đăng ký sử dụng thiết bị thu tín hiệu truyền hình từ vệ tinh.
b) Giới thiệu cơ sở lưu trú của mình trong các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
Điều 11. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch
Tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch có các nghĩa vụ sau:
1. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Trong quá trình hoạt động phải bảo đảm và thường xuyên duy trì các điều kiện, tiêu chuẩn quy định đối với loại, hạng của cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký hoặc đã được công nhận.
2. Thông báo bằng văn bản thời điểm bắt đầu kinh doanh với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch.
3. Gắn biển cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được công nhận.
4. Bảo đảm và duy trì chất lượng phục vụ; chất lượng trang thiết bị ổn định, tương xứng với loại và hạng đã đăng ký hoặc đã được công nhận.
5. Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm và thực hiện các yêu cầu về vệ sinh trong quá trình phục vụ.
6. Có các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của khách.
7. Thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định.
9. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ sổ sách, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh, chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
10. Có nội quy của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
11. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quản lý khách lưu trú
Cơ sở lưu trú du lịch phải:
1. Yêu cầu khách xuất trình giấy tờ tuỳ thân và chỉ được nhận khách lưu trú khi có đủ giấy tờ tuỳ thân hợp lệ.
2. Lưu trữ danh sách khách đã lưu trú cùng các thông tin cần thiết khác theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 13. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch để mua bán, tàng trữ, sử dụng ma tuý; sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, các chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; tổ chức, chứa chấp, môi giới việc mua bán dâm; phổ biến văn hoá phẩm thuộc loại cấm lưu hành, tuyên truyền hoạt động mê tín dị đoan, chứa chấp kẻ gian, tội phạm đang trốn tránh pháp luật và các hoạt động trái pháp luật khác, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường phát triển du lịch.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
Điều 14. Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch
Tổng cục Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng và hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của cả nước đã phê duyệt.
2. Quy định tiêu chuẩn của từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy định trình tự, thủ tục tiến hành phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy định mẫu biển loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; quy định tiêu chuẩn của người quản lý, nhân viên phục vụ và tiêu chuẩn, chất lượng các dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.
Công bố công khai các tiêu chuẩn đã quy định để các tổ chức, cá nhân hoạt động cơ sở lưu trú du lịch biết và tuân thủ trong quá trình kinh doanh; làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc xếp hạng, cấp giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch và kiểm tra, kiểm soát.
3. Cấp giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp lệnh Du lịch.
Điều 15. Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:
1. Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng quy hoạch phát triển du lịch ở địa phương, công bố công khai quy hoạch nói trên, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.
2. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ về cơ sở lưu trú du lịch ở địa phương; kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về cơ sở lưu trú du lịch.
3. Cấp giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn tối thiểu và đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp lệnh Du lịch.
Điều 16. Quản lý phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
Việc xây dựng, phát triển cơ sở lưu trú du lịch phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng cơ sở lưu trú du lịch mới phải thực hiện theo đúng pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Những cơ sở lưu trú du lịch đã hoạt động trước ngày ban hành Nghị định này, nếu chưa phù hợp với
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phát triển và kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh; xây dựng cơ sở lưu trú du lịch không đúng quy hoạch; không thực hiện, duy trì tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã đăng ký, đã được công nhận hoặc có hành vi vi phạm khác, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 20. Trong thời hạn 6 (sáu) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, những cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước khi ban hành Nghị định này vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng phải điều chỉnh, bổ sung các điều kiện để hoạt động theo đúng quy định của Nghị định này.
Điều 21. Chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Tổng cục Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 22. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |