CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51-CP | Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1997 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 51-CP NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ KHẨU
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thực hiện thống nhất việc đăng ký và quản lý hộ khẩu, tăng cường quản lý xã hội, bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của công dân;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ phụ trách việc đăng ký và quản lý hộ khẩu.
Mọi công dân phải đăng ký hộ khẩu ở nơi cư trú gọi là hộ khẩu thường trú. Khi chuyển đến cư trú ở nơi mới phải thực hiện đầy đủ chế độ đăng ký, quản lý hộ khẩu lại theo quy định.
Những người đang thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấm cư trú thì không được đăng ký hộ khẩu thường trú ở khu vực bị cấm.
Điều 4.- Những người có quan hệ về gia đình, cùng ở chung một nhà thì đăng ký thành một hộ gia đình.
Mỗi hộ gia đình phải có một người đứng tên chủ hộ. Chủ hộ có trách nhiệm chính trong việc thực hiện các quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu trong hộ của mình.
Điều 6.- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, công nhân, nhân viên của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ở trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể của quân đội, công an thì đăng ký, quản lý hộ khẩu theo quy định định riêng của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức của quân đội nhân dân và công an nhân dân hàng ngày ở với gia đình hoặc có nhà hợp pháp thì được đăng ký hộ khẩu gia đình theo quy định của Nghị định này.
Những công dân đang trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự thì không được đăng ký hộ khẩu gia đình.
Những công dân không phục vụ trong quân đội, công an mà cư trú trong khu vực doanh trại, nhà ở tập thể của quân đội, công an thì thực hiện đăng ký, quản lý hộ khẩu theo quy định chung.
Điều 7.- Công dân từ 15 tuổi trở lên có nghĩa vụ phải làm bản tự khai nhân khẩu chính xác, đầy đủ theo mẫu thống nhất của Bộ Nội vụ.
Ngoài sổ lưu ở cơ quan công an, mỗi cơ quan, tổ chức có đăng ký hộ khẩu tập thể, phải có bản sao sổ nhân khẩu tập thể của mình để theo dõi và quản lý. Sổ này không thay thế cho sổ hộ khẩu gốc lưu tại cơ quan công an.
- Mỗi hộ gia đình có một sổ hộ khẩu gia đình.
- Trong một nhà có nhiều gia đình ở thì mỗi gia đình được lập một sổ hộ khẩu gia đình riêng.
- Mỗi người đăng ký nhân khẩu tập thể được cấp một giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.
Sổ hộ khẩu gốc, sổ hộ khẩu gia đình và giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể nói trên do cơ quan công an cấp theo mẫu thống nhất của Bộ Nội vụ và là tài liệu có giá trị pháp lý, là cơ sở để xác định việc cư trú hợp pháp của công dân.
Tách hộ, nhập hộ, lập hộ mới.
Thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh.
Có trẻ em mới sinh.
Có người chết hoặc mất tích.
Có người đi làm nghĩa vụ quân sự.
Có người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất cảnh từ 12 tháng trở lên.
Có người bị thi hành án tù giam, tập trung giáo dục chữa bệnh và đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục.
Đến nơi cư trú mới trong vòng không quá 7 ngày nếu ở thành phố, thị xã và không quá 10 ngày nếu ở nông thôn, người mới chuyển đến hoặc chủ hộ gia đình mới chuyển đến phải làm thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú với cơ quan công an nơi đến.
Thủ tục đăng ký gồm các giấy tờ sau đây:
Giấy chứng minh nhân dân (người từ 15 tuổi trở lên).
Giấy chứng nhận chuyển đi.
Phiếu báo thay đổi nơi thường trú.
Giấy xác nhận nhà ở hợp pháp.
Các giấy tờ khác liên quan trực tiếp đến việc thay đổi nơi cư trú (nếu có).
Kể từ này nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định, cơ quan công an phải giải quyết xong trong thời hạn 10 ngày đối với trường hợp chuyển về nông thôn, 20 ngày đối với trường hợp chuyển vào thành phố, thị xã.
1. Nhà ở thuộc sở hữu của mình.
2. Nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp: có quyết định phân nhà, có hợp đồng thuê.
Nhà ở hợp pháp nói trên phải có đủ giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
1. Đối với những người được cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền điều động, tuyển dụng vào làm việc ở địa bàn thành phố:
a. Công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền điều động trong ngành hoặc khác ngành nhưng cùng nghề chuyên môn đến thay thế cho những công chức, viên chức được thuyên chuyển đi nơi khác, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, hoặc được điều động đến công tác.
b. Công chức, viên chức được cơ quan tổ chức cử đi học, đi công tác, biệt phái ở nơi khác, nay được cơ quan có thẩm quyền quyết định trở lại công tác nơi thường trú cũ.
c. Học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề được cơ quan có thẩm quyền cấp Bộ (đối với cơ quan, tổ chức thuộc Trung ương) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh, thành phố) ra quyết định tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế.
2. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân đang công tác ổn định tại địa bàn thành phố thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký hộ khẩu gia đình riêng:
a. Về ở với bố, mẹ, vợ, chồng, con đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.
b. Nữ công an, quân đội đã thành lập gia đình hoặc có con.
c. Đã công tác liên tục tại địa bàn thành phố từ 3 năm trở lên.
d. Nghỉ hưu.
3. Ngoài quy định tại điểm 1 và 2 nêu trên, những người thuộc một trong các trường hợp sau đây cũng được chuyển hộ khẩu đến ở với người có hộ khẩu thường trú thuộc thành phố.
a. Công chức, viên chức đang làm việc ở các tỉnh, thành phố giáp ranh, hàng ngày về ăn ở với bố, mẹ (nếu chưa có vợ, chồng), vợ, chồng, con đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.
b. Những người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, về nghỉ mất sức xin chuyển đến ở với con hoặc anh, chị, em ruột (nếu không có vợ, chồng, con) đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.
c. Những người mất khả năng lao động bao gồm: người tàn tật, mất trí, bệnh tật đến ở với bố, mẹ, con hoặc anh, chị, em ruột, chú bác, cô, dì ruột, hoặc người đỡ đầu (nếu không có bố, mẹ, không có vợ, chồng, con) đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.
d. Người dưới 18 tuổi đến ở với hoặc ông, bà, anh, chị, em ruột, chú, bác, cô, dì ruột hoặc người đỡ đầu, người giám hộ (nếu không còn bố mẹ) đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.
đ. Vợ xin về ở với chồng hoặc chồng xin về ở với vợ mà một trong hai người đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.
e. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương được cấp có thẩm quyền cho về cư trú ở thành phố.
g. Những người đã là nhân khẩu thường trú hoặc quê gốc ở thành phố đi nghĩa vụ quân sự, đi công tác, học tập, lao động... ở nơi khác (kể cả ở nước ngoài) nay trở về hợp pháp và người đi theo được quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 3 Điều này.
h. Những người đã là nhân khẩu thường trú ở thành phố đi tù, đi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hết hạn trở về không thuộc diện cấm cư trú ở thành phố.
4. Những trường hợp đặc biệt khác thì Giám đốc Công an thành phố báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
Điều 13.- Bộ Nội vụ chỉ đạo công an các cấp phải thường xuyên nắm vững số lượng các loại nhân khẩu, hộ khẩu ở từng địa phương; thống kê điều chỉnh kịp thời các biến động về nhân hộ khẩu và có biện pháp quản lý chặt chẽ từng loại hộ khẩu, nhân khẩu; tuyên truyền phổ biến các quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu; kiểm tra việc chấp hành và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.
ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ TẠM TRÚ, TẠM VẮNG
Điều 15.- Các trường hợp sau đây phải đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định:
1. Người thực tế đang cư trú tại địa phương nhưng chưa đủ thủ tục, điều kiện để được đăng ký hộ khẩu thường trú.
2. Người ở nơi khác đến học tập, làm việc, lao động tự do.
Người đi vắng khỏi nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú quá 6 tháng mà không khai báo tạm vắng, không có lý do chính đáng sẽ bị xoá tên trong sổ hộ khẩu; khi trở lại phải khai xin đăng ký lại hộ khẩu thường trú theo quy định.
Người có hộ khẩu thường trú, nhưng thực tế không cư trú ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mà không có lý do chính đáng; hoặc không thể ở nơi đó được thì cơ quan quản lý hộ khẩu phải xoá tên trong sổ hộ khẩu.
- Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký tạm trú và tạm vắng.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17.- Các cơ quan, tổ chức địa phương không được tự thay đổi hoặc làm trái những quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu nói trong Nghị định này. Đối với các trường hợp làm trái, Bộ Nội vụ có quyền đình chỉ hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bãi bỏ.
Cơ quan tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét giải quyết theo Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.
Người có trách nhiệm giải quyết đăng ký, quản lý hộ khẩu vi phạm những quy định của Nghị định này hoặc lợi dụng công việc này để sách nhiễu, gây phiền hà cho công dân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban quốc gia dân số kế hoạch hoá gia đình và Tổng cục Thống kê có trách nhiệm phối hợp giữa công tác hộ khẩu với các công tác hộ tịch, đăng ký lao động, thống kê dân số và kế hoạch hoá gia đình... bảo đảm sự thống nhất về tình hình và số liệu báo cáo để phục vụ các yêu cầu quản lý xã hội và phục vụ nhân dân của Nhà nước.
Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để ứng dụng công nghệ tiên tiến và cải cách thủ tục hành chính trong công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu ở địa phương mình.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện thống nhất Nghị định này trong cả nước.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Nghị định 108/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/CP về đăng ký và quản lý hộ khẩu
- 2 Nghị định 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú
- 3 Nghị định 4-HĐBT năm 1988 về điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Nghị định 4-HĐBT năm 1988 về điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Thông tư 11/2005/TT-BCA-C11 hướng dẫn thi hành Nghị định 51/CP năm 1997 và Nghị định 108/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ khẩu do Bộ Công an ban hành
- 2 Thông tư 6-TT/BNV(C13) năm 1997 thực hiện Nghị định 51/CP-1997 về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4 Nghị định 104-CP năm 1964 Điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 1 Quy định 298-TTg về việc đăng ký nhân khẩu toàn diện miền Bắc năm 1959 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2 Nghị định 107/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú
- 3 Nghị định 4-HĐBT năm 1988 về điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Nghị định 104-CP năm 1964 Điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu do Hội đồng Chính phủ ban hành