CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2008/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2008 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện dịch vụ tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.
2. Viện Khoa học xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Social Sciences.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Viện) thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức của Viện thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các đề án, dự án quan trọng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây về khoa học xã hội Việt Nam:
a) Lý luận và kinh nghiệm phát triển trên thế giới, dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển khu vực, toàn cầu và Việt Nam;
b) Những khía cạnh khoa học xã hội của sự phát triển khoa học và công nghệ và nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự tác động của chúng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam;
c) Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển xã hội dân sự và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
d) Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hoá nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
đ) Những vấn đề cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá, văn minh nhân loại;
e) Những vấn đề về đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam;
g) Những vấn đề cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý thuyết phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế;
h) Nghiên cứu, điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm của đất nước;
i) Nghiên cứu, tổ chức biên soạn những bộ sách lớn, tiêu biểu cho tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá tri thức về khoa học xã hội.
4. Tổ chức sưu tầm, khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và bảo tàng nhằm phát huy những di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam.
5. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo và cấp bằng thạc sỹ và tiến sỹ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của cả nước, ngành, vùng, địa phương và doanh nghiệp.
6. Tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các viện và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật.
7. Góp ý và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
8. Tổ chức tư vấn và thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
9. Xây dựng hệ thống quốc gia về th«ng tin khoa học xã hội, phổ biến tri thức khoa học, góp phần nâng cao trình độ dân trí.
10. Quyết định những vấn đề về: tổ chức, bộ máy, biên chế, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức của Viện theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý tài chính, tài sản được Nhà nước giao; quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Ban Tổ chức cán bộ.
2. Ban Kế hoạch - Tài chính.
3. Ban Quản lý khoa học.
4. Ban Hợp tác quốc tế.
5. Văn phòng.
6. Viện Triết học.
7. Viện Tâm lý học.
8. Viện Xã hội học.
9. Viện Sử học.
10. Viện Khảo cổ học.
11. Viện Dân tộc học.
12. Viện Văn học.
13. Viện Ngôn ngữ học.
14. Viện Nghiên cứu Hán - Nôm.
15. Viện Kinh tế Việt Nam.
16. Viện Nhà nước và Pháp luật.
17. Viện Nghiên cứu Văn hoá.
18. Viện Nghiên cứu Con người.
19. Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
20. Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững.
21. Viện Gia đình và Giới.
22. Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ.
23. Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ.
24. Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.
25. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
26. Viện Nghiên cứu Trung Quốc.
27. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
28. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
29. Viện Nghiên cứu châu Âu.
30. Viện Nghiên cứu châu Mỹ.
31.Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông.
32. Viện Thông tin khoa học xã hội.
33. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.
34. Trung tâm Phân tích và Dự báo.
35. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
36. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 là các đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, được thành lập phòng; các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 34 là các đơn vị nghiên cứu khoa học; các đơn vị quy định tại các khoản 35 và 36 là các đơn vị sự nghiệp khác.
Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp còn lại thuộc Viện.
1. Viện Khoa học xã hội Việt Nam có Chủ tịch và không quá 03 Phó Chủ tịch. Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam là người đứng đầu và lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
2. Các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về nhiệm vụ được phân công.
3. Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam ban hành văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt, quy chế hoạt động của Viện và quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Viện.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
3. Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Nghị định 26/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Viện Khoa học xã hội Việt Nam
- 2 Nghị định 109/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
- 3 Nghị định 109/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam