BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT |
| Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 1946 |
Chiếu chi sắc lệnh số 75 ngày 29 tháng 5 năm 1946 tổ chức Bộ Tài chính ;
Theo lời đề nghị của ông Đổng lý sự vụ
NGHỊ ĐỊNH:
Điều thứ 1: Nay kê rõ sau đây nhiệm vụ các phòng sự vụ Bộ Tài chính :
PHÒNG NHẤT. “CÔNG VĂN, NHÂN VIÊN VÀ DỤNG VỤ”:
1. Nhận, phát, đệ ký, gửi công văn,
2. Lưu trữ công văn,
3. Thư viện,
4. Nhân viên của bộ (trừ nhân viên các nha phụ thuộc) – (tuyến bố, bãi dịch, thưởng phạt, nghỉ phép, hưu trí, vân vân…),
5. Dụng vụ của bộ và các công sản thuộc quyền quản trị của bộ (trừ dụng cụ và công sản thuộc các nha phụ thuộc),
6. Vận hành (quy tắc và phát hành giấy đi tầu),
7. Các viêc linh tinh không thuộc phạm vi các phòng khác,
8. Đánh máy chữ cho các phòng sự vụ.
PHÒNG NHÌ. “NGÂN SÁCH”:
1. Lập và sửa đổi ngân sách toàn quốc và các ngân sách phụ thuộc,
2. Kiểm soát việc lập, sửa đổi, việc thi hành các ngân sách kỳ, thành phố, thị xã, tỉnh và các cơ quan tự trị, v.v.
3. Quỹ dự bị, các ngân sách ở 1,
4. Nguyên tắc trợ cấp (subventions) của ngân sách toàn quốc cho những ngân sách phụ thuộc, các ngân sách kỳ, thành phố, thị xã, tỉnh, các cơ quan tự trị, vân vân…,
5. Nguyên tắc các trợ cấp (subventions) khác, và về chương các khoản tiêu linh tinh và chương tạm chi,
6. Thống kê về các ngân sách,
7. Lập hay sửa đổi quy tắc thi hành ngân sách,
8. Xét các vấn đề và dự án có ảnh hưởng đến các ngân sách nói trên,
9. Nguyên tắc các tài khoản ngân khố.
PHÒNG BA. “KẾ TOÁN”:
A. Khu “thu”:
1. Phát lệnh thu ngân sách toàn quốc và các ngân sách phụ thuộc,
2. Sưu tập các tài liệu về phần “thu”,
3. Lập bảng kê, từng tuần hạn, các khoản thu.
B. Khu “chi” và kiểm soát”:
4. Thanh toán các chương “Nhân viên” “vật liệu” của Quốc hội, Hội đồng Chính phủ , của Bộ Tài chính (trừ các nha phụ thuộc) các chương về trái khoản, hưu bổng, trợ cấp cho các ngân sách, các cơ quan tự trị, và các chương có tính cách chung (chapitres communs) của ngân sách toàn quốc,
5. Kiểm soát việc thanh toán các chương khác của ngân sách toàn quốc phụ thuộc, các ngân sách tự trị ở Hà Nội, và kiểm ấn các ngân phiếu thuộc các ngân sách ấy,
7. Ủy ngân (Délégation de crédit) các khoản chi thuộc ngân sách toàn quốc và các ngân sách phụ thuộc,
8. Kế toán “định chi” (Comptabilité des depnses engagées), ngân sách toàn quốc và các ngân sách phụ thuộc,
9. Kiểm ấn về phương diện “định chi” các dự án có ảnh hưởng đến các ngân sách ấy,
10. Kế toán các khoản chi quá niên hạn (passif exigible),
C. Khu “phát lệnh chi” (Ordonnancement des dépenses)
11. Phát lệnh ngân phiếu (Ordonnancement des mandats) ngân sách toàn quốc và các ngân sách phụ thuộc,
12. Tập chung các khoản chi (dépouillement des dépenses) các ngân sách ấy,
13. Kết tóan (compte administratif) ngân sách toàn quốc các ngân sách phụ thuộc, và kiểm soát việc kế toán các ngân sách kỳ, thành phố, thị xã, tỉnh, các cơ quan tự trị…
14. Tờ trình về việc thực hành ngân sách toàn quốc và các ngân sách phụ thuộc,
D. Khu “Các việc linh tinh”:
15. Nguyên tắc quỹ ứng tiền,
16. Nguyên tắc về công tác và vật liệu,
17. Kế toán vật liệu (comptabilité matières),
18. Kế toán các tài khoản ngân khố (compte de trésorerie),
19. Trang phải các khoản tạm chi (dépenses à régularier) thuộc ngân sách toàn quốc và các ngân sách toàn quốc và các ngân sách phụ thuộc,
20. Kế toán các việc mua thuốc phiện, các ngoại hóa, do Chính phủ mua, vân vân…
Phòng tư. “Tệ chế, ngân khố, công thải, ngân hàng”:
1. Tệ chế: hết thẩy các vấn đề về tiền tệ (nguyên tắc),
2. Ngân khố:
- Vận chuyển tiền tệ,
- Công thải (hết thẩy các vấn đề trừ sự hoàn vận và trả lại),
- Xổ số, vân vân...
3. Ngân hàng: hết thẩy các vấn đề về ngân hàng và hối đoái,
4. Quỹ tiết kiệm (caisse d’épargne) và các quỹ có tính cách tương tự (tỷ dụ: quỹ lao công tiết kiệm),
5. Quỹ đặc biệt: “tiền trả cho các nạn nhân lao động” (fonds spécial de garantie des rentes dues aux victimes d’ accidents đường travail),
6. Vấn đề cho vay do Chính phủ chủ trương hay Chính phủ bảo đảm (tỷ dụ: việc cho các điền chủ, các hội, hay tư nhân giồng cà phê, cao xu, chè,……… vay),
7. Hợp đồng (marchés) nguyên tắc và thi hành,
8. Các vấn đề hạn chế (rationnement),
9. Các vấn đề về cao xu (questions sur le caoutchouc),
10. Các vấn đề về liên đoàn công nghệ (groupements professionnels);
11 Vấn đề “chính phủ Đông dương cũ Nhật bản”, (Questions japonaises),
PHÒNG NĂM: “LƯƠNG BỔNG, HƯU BỔNG”:
1. Nguyên tắc về lương bổng, và các thưs phụ cấp (kể cả nhuận bút, hoa hồng, thưởng, tiền làm thêm giờ, vân vân…) của các nhân viên (chính ngạch, công nhật, khoán tháng, có hợp đồng, binh sĩ, vân vân),
2. Nguyên tắc việc tuyến bố, việc vào chính ngạch, việc thăng thưởng, việc thuyên chuyển, việc nghỉ, việc bãi dịch, việc điều trị tại các bệnh viện, vân vân… của các nhân viên nói trên,
3. Nguyên tắc việc thành lập, sửa đổi, bãi bỏ, các cơ quan hành chính và các ngạch công chức,
4. Lập bảng thống kê các nhân viên, lương bổng, phụ cấp, vân vân,
5. Cấp giấy đi đường,
6. Nguyên tắc các tư giúp (secours) và học bổng,
7. Hưu bổng:
- Nguyên tắc,
- Xét và đệ ký các hồ sơ cấp hưu bổng và các hồ sơ khác có liên can đến việc hưu bổng,
8. Sưu tầm và tập trung các tài liệu thuộc những vấn đề kể trên.
PHÒNG SÁU. “PHÁP CHẾ VÀ TỐ TỤNG”:
A. Pháp chế:
1. Nguyên tắc, chế độ tài chính, kinh tế, thương mại,,
2. Xét về phương diện pháp chế và hình thức, các dự thảo sắc lệnh, nghị định, quyết nghị, thông tư v.v… thuộc về tài chính, kinh tế, thương mại,
B. Tố tụng:
3. Xét các dự án về tố tụng của Bộ Tài chính ,
4. Tư pháp ngân khố (agênc judiciaire đường trésor).
Các chủ sự sẽ do nghị định của bản bộ bổ nhiệm, theo lời đề nghị của ông Đổng lý sự vụ.
Các phó chủ sự sẽ do quyết nghị của ông Đổng lý sự vụ bổ dụng.
Điều thứ 3: Ông Đổng lý sự vụ Bộ Tài chính có nhiệm vụ thi hành nghị định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |