CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2000/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2000 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 02 năm 1990;
Căn cứ Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 20 tháng 8 năm 1998;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung
1. Bổ sung
c) Xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không có giấy phép theo quy định của pháp luật.
2. Bổ sung
d) Những hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối qua biên giới có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc trốn thuế với số tiền từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
3. Sửa đổi, bổ sung
- Sửa đổi điểm d khoản 5 điều 12a như sau:
d) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm giả mạo xuất xứ Việt Nam hoặc nước ngoài:
- Bổ sung điểm k vào khoản 5 Điều 12a như sau:
k) Hàng hoá nhập khẩu theo quy định phải có giấy phép trước khi ký hợp đồng, nếu không xuất trình được giấy phép theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá về tới cửa khẩu thì coi là hàng hoá nhập khẩu trái phép và phải bị xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 5 và khoản 7 Điều 12a.
4. Sửa đổi, bổ sung
Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu của khoản 8 Điều 12a như sau:
Đối với những vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 12a Nghị định 54, nếu hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công xuất khẩu hoặc sản xuất để xuất khẩu thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 12c Nghị định 54; sau khi thi hành xong Quyết định xử phạt, hàng hoá được tiếp tục giải quyết theo đúng các quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 8 Điều 12a Nghị định 54.
Bổ sung điểm g vào khoản 8 Điều 12a như sau:
g) Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi:
Khai báo hải quan sai, nhưng không có bằng chứng về sự gian lận và trốn tránh việc thực hiện các quy định khác của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc không thuộc trách nhiệm của người khai hải quan, trường hợp này, Hải quan thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung vào tờ khai và hoàn tất các thủ tục khác.
Khai báo hải quan sai, nhưng hàng hoá thực nhập ít hơn khai báo; số thuế khai báo lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp mà không có ý định trốn tránh việc thực hiện các quy định khác của Nhà nước về suất khẩu, nhập khẩu.
5. Sửa đổi, bổ sung
Điều 13. Vi phạm quy định về ngoại hối, vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Khi xuất cảnh:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo ngoại hối, vàng theo quy định của pháp luật có giá trị tương đương từ 10.000.000 đồng trở lên.
2. Khi nhập cảnh:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối, vàng có giá trị tương đương từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối, vàng, có giá trị tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo ngoại hổi, vàng theo quy định của pháp luật có giá trị tương đương từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
Điều 14. Vi phạm quy định về tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật với số lượng từ 10.000.000 đồng Việt Nam đến 20.000.000 đồng Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật với số lượng từ trên 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
6. Sửa đổi, bổ sung
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Nghị định 16-CP năm 1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan
- 2 Nghị định 54/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan
- 3 Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 4 Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 1 Công văn 4999 TC/TCHQ năm 2002 hướng dẫn Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Thông tư 08/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Thông tư 05/1999/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Nghị định 16/CP và Nghị định 54/1998/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Quyết định 335/QĐ-TCCB năm 1999 về Quy chế quản lý công chức Hải quan làm công tác kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Pháp lệnh ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế năm 1998
- 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 7 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 8 Pháp lệnh Hải quan năm 1990
- 1 Thông tư 05/1999/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Nghị định 16/CP và Nghị định 54/1998/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 3 Quyết định 335/QĐ-TCCB năm 1999 về Quy chế quản lý công chức Hải quan làm công tác kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành