CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2000/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2000 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật Hình sự và các điều 227, 234, 237 và 238 của Bộ luật Tố tụng Hình sự;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHI ĐỊNH:
2. Người được hưởng án treo phải chịu thử thách dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình của người đó.
Khi người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ, thì được Toà án xét rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật Hình sự.
2. Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ người đó sửa chữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; phối hợp chặt chẽ. với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giám sái, giáo dục người đó.
3. Các cơ quan, tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó trong thời gian thử thách.
Điều 3. Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nói trong Nghị định này là:
1. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người được hưởng án treo, nếu người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;
2. Đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên, nếu người được hưởng án treo là quân nhân, công nhân quốc phòng.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người được hưởng án treo là người lao động làm công ăn lương;
4. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo cư trú, nếu người được hưởng án treo không thuộc đói tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO
Điều 4. Người được hưởng án treo có nghĩa vụ:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;
2. Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi người được hưởng án treo và nộp lại cho người trực tiếp giám sái, giáo dục khi hết thời gian thử thách;
3. Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có);
4. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người được hưởng án treo vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;
5. Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực liếp giám sát, giáo dục và cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú;
6. Làm báo cáo về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi hết thời gian thử thách. Bản báo cáo phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục. Đồng thời phải nộp lại sổ theo dõi người được hưởng án treo cho người trực tiếp giám sát giáo dục;
7. Trong trường hợp người được hưởng án treo đi ra khỏi nơi cư trú:
a) Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;
b) Nếu là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép cơ sở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;
c) Nếu là người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục mình, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;
d) Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 7 của Điều này, nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú qua đêm, thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.
2. Người được hưởng án treo là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo, nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo cũ thì được hưởng các quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.
3. Người được hưởng án treo không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục, giúp đỡ tìm việc làm, ổn định cuộc sống tại địa phương.
4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
5. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ nhưng không được tính vào thời gian xét nâng hương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án.
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo lại phạm tội mới, thì không được tiếp tục hưởng án treo mà phải chấp hành toàn bộ hình phạt tù của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Bộ luật Hình sự.
1. Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm và quyền:
a) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
b) Tạo điều kiện để người được hưởng án treo tham gia vào hoạt động chung của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nơi người đó làm việc hoặc cư trú;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người được hưởng án treo trong việc giáo dục, cảm hoá, giúp họ sửa chữa lỗi lầm.
d) Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi người được hưởng án treo có biểu hiện tiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;
đ) Kịp thời biểu dương khi người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công;
e) Cho phép người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú;
g) Tự mình hoặc theo đề nghị của người được hưởng án treo đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo đang chịu thử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi người đó chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ;
h) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người được hưởng án treo theo mẫu thống nhất;
i) Nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi người được hưởng án treo về quá trình thử thách của người đó khi người đó chuyển đi nơi khác.
2. Khi đề nghị Toà án xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách quy định tại điểm e khoản 1 của Điều này, cơ quan, tố chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo phải gửi kèm hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách.
Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Bản đề nghị của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo;
b) Sổ theo dõi người được hưởng án treo;
c) Quyết định của Toà án về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và trích lục bản án;
d) Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo (nếu họ có đề nghị);
d) Bản tự kiểm điểm của người được hưởng án treo;
e) Biên bản cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo.
3. Đối với người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo chịu thử thách tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo, thì ngoài những trách nhiệm và quyền được quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo đó còn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo cứ trú.
4. Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục không được đặt thêm nghĩa vụ và hạn chế khác đối với người được hưởng án treo ngoài những nghĩa vu quy định tại
2. Việc kiểm điểm được thực hiện như sau:
a) Cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương kiểm điểm trước tập thể đơn vị nơi mình làm việc;
b) Người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo kiểm điểm trước tập thể lớp nơi mình đang học tập;
c) Người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục kiểm điểm trước thôn, làng, ấp, bản hoặc tổ dân phố nơi mình cư trú.
d) Việc kiểm điểm phải có sự tham gia của người trực tiếp giám sát, giáo dục và được lập thành biên bản.
1. Chủ động gặp gỡ để động viên, giúp đỡ người đó chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân trong thời gian thử thách;
2. Ba tháng một lần báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành án treo của người được hưởng án treo, trừ trường hợp đột xuất hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;
3. Khi người được hưởng án treo đã đủ điều kiện xét giảm thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật Hình sự, thì báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục để đề nghị Tòa án xét giảm thời gian thử thách; trong trường hợp người đó đã chấp hành xong thời gian thử thách thì đề nghị Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người đó;
4. Đề xuất các biện pháp phối hợp cụ thể với gia đình người được hưởng án treo, với các tổ chức nơi người được hưởng án treo chịu thử thách trong việc giám sát, giáo dục người đó;
5. Phối hợp với cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người được hưởng án treo cư trú trong việc giám sát, giáo dục người đó;
6. Hàng tháng ghi nhận xét về tình hình tu dưỡng, rèn luyện của người được hưởng án treo vào sổ theo dõi;
7. Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành án treo của người được hưởng án treo.
1. Hồ sơ theo dõi việc thử thách của người được hưởng án treo gồm:
a) Sổ theo dõi người được hưởng án treo do Tòa án cấp;
b) Trích lục bản án và quyết định thi hành án;
c) Quyết định của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo về việc phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người đó;
d) Bản cam kết của gia đình, nếu người được hưởng án treo là người chưa thành niên;
đ) Bản báo cáo của người được hưởng án treo với người trực tiếp giám sát giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình;
e) Bản báo cáo của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục về lình hình chấp hành án treo của người được hưởng án treo;
g) Biên bản cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo;
h) Bản tự kiểm điểm của người được hưởng án treo;
i) Bản nhận xét về quá trình thử thách của người. được hưởng án treo;
k) Quyết định của Tòa án rút ngắn thời gian thử thách (nếu có);
l) Giấp chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách,
m) Các tài liệu khác liên quan đến việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
2. Khi người được hưởng án treo chấp hành xong thời gian thử thách, thì người trực tiếp giám sát, giáo dục có trách nhiệm giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ quan, tổ chức sau đây quản lý:
a) Bộ phận quản lý nhân sự của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo trực tiếp quản lý người được hưởng án treo là cán bộ công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, người đang học tập tại các cơ sơ giáo dục, đào tạo;
b) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú nếu người được hưởng án treo không thuộc đối tượng nói tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 12. Gia đình của người được hưởng án treo có trách nhiệm và quyền:
1. Luôn quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người được hưởng án treo sửa chữa lỗi lầm của mình, không vi phạm pháp luật; nhắc nhở, uốn nắn kịp thời khi người đó có hành vi sai trái;
2. Phối hợp chặt chẽ với người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong việc quản lý, giáo dục người đó; trong trường hợp người bị kết án là người chưa thành niên, thì gia đình của người đó phải có bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục;
3. Thông báo cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của người đó khi có yêu cầu;
4. Tham dự các cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo;
5. Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người được hưởng án treo là người chưa thành niên gây ra. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì chỉ bồi thường khi người đó không có đủ tài sản để bồi thường.
Điều 14. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm "Thi hành Bản án và quyết định của Tòa án" của Bộ Luật tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2 Bộ Luật Hình sự 1999
- 3 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4 Bộ luật tố tụng hình sự 1988
- 5 Thông tư 01-TAND/TT-1988 về án treo theo điều 44 Bộ Luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1 Thông tư 01-TAND/TT-1988 về án treo theo điều 44 Bộ Luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2 Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm "Thi hành Bản án và quyết định của Tòa án" của Bộ Luật tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3 Nghị định 110/2021/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ