CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2018/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ KINH PHÍ SỬ DỤNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THỦY LỢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về đối tượng, phạm vi, mức, phương thức hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia khai thác công trình thủy lợi trên lãnh thổ Việt Nam gồm chủ sở hữu công trình thủy lợi; chủ quản lý công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
HỖ TRỢ KINH PHÍ SỬ DỤNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THỦY LỢI
Điều 3. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
1. Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối. Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm.
2. Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo. Việc xác định hộ nghèo được căn cứ vào hộ chuẩn nghèo ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân nông dân bao gồm: Những người có hộ khẩu thường trú tại địa phương; những người có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là cư trú lâu dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú; những hộ gia đình, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay không có việc làm; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương; con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
b) Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh (hoặc các công ty nông nghiệp chuyển đổi từ nông trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc giao khoán đất của hợp tác xã và nông trường quốc doanh (hoặc các công ty nông nghiệp chuyển đổi từ nông trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ.
c) Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Nông trường viên bao gồm: Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho nông trường quốc doanh; hộ gia đình có người đang làm việc cho nông trường quốc doanh hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn; hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cư trú trên địa bàn.
d) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.
4. Các trường hợp không thuộc đối tượng được hỗ trợ kinh phí quy định tại điều này phải trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định.
Điều 4. Mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
1. Mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với đất trồng lúa:
TT | Vùng và biện pháp công trình | Mức hỗ trợ (1.000 đồng/ha/vụ) |
1 | Miền núi cả nước | |
- Tưới tiêu bằng động lực | 1.811 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực | 1.267 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ | 1.539 | |
2 | Đồng bằng sông Hồng | |
- Tưới tiêu bằng động lực | 1.646 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực | 1.152 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ | 1.399 | |
3 | Trung du Bắc Bộ và Bắc khu IV | |
- Tưới tiêu bằng động lực | 1.433 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực | 1.003 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ | 1.218 | |
4 | Nam khu IV và Duyên hải miền Trung | |
- Tưới tiêu bằng động lực | 1.409 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực | 986 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ | 1.197 | |
5 | Tây Nguyên | |
- Tưới tiêu bằng động lực | 1.629 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực | 1.140 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ | 1.385 | |
6 | Đông Nam Bộ | |
- Tưới tiêu bằng động lực | 1.329 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực | 930 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ | 1.130 | |
7 | Đồng bằng sông Cửu Long | |
- Tưới tiêu bằng động lực | 1.055 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực | 732 | |
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ | 824 |
a) Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì mức hỗ trợ bằng 60% mức hỗ trợ tại Biểu trên.
b) Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thì mức hỗ trợ bằng 40% mức hỗ trợ tại Biểu trên.
c) Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực thì mức hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ tại Biểu trên.
d) Trường hợp lợi dụng thủy triều để tưới, tiêu thì mức hỗ trợ bằng 70% mức hỗ trợ tưới tiêu bằng trọng lực quy định tại Biểu trên.
đ) Trường hợp phải tạo nguồn từ bậc 2 trở lên đối với các công trình được xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức hỗ trợ được tính tăng thêm 20% so với mức hỗ trợ tại Biểu trên.
e) Trường hợp phải tách riêng mức hỗ trợ cho tưới, tiêu trên cùng một diện tích thì mức hỗ trợ cho tưới được tính bằng 70%, cho tiêu được tính bằng 30% mức hỗ trợ quy định tại Biểu trên.
2. Mức hỗ trợ đối với diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông được tính bằng 40% mức hỗ trợ đối với đất trồng lúa.
3. Mức hỗ trợ áp dụng đối với sản xuất muối được tính bằng 2% giá trị muối thành phẩm.
4. Mức hỗ trợ đối với cấp nước để nuôi trồng thủy sản và cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu được tính theo Biểu sau:
TT | Các đối tượng dùng nước | Đơn vị | Mức hỗ trợ theo các biện pháp công trình | |
Bơm điện | Hồ đập, kênh cống | |||
1 | Cấp nước tưới các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu | đồng/m3 | 1.020 | 840 |
2 | Cấp nước để nuôi trồng thủy sản | đồng/m3 | 840 | 600 |
đồng/m2 mặt thoáng/năm | 250 |
a) Trường hợp cấp nước để nuôi trồng thủy sản lợi dụng thủy triều được tính bằng 50% mức hỗ trợ kinh phí quy định tại Biểu mức hỗ trợ kinh phí đối với cấp nước nêu trên.
b) Trường hợp cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa, cây dược liệu nếu không tính được theo mét khối (m3) thì tính theo diện tích (ha), mức hỗ trợ kinh phí bằng 80% mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với đất trồng lúa cho một năm theo quy định.
5. Mức hỗ trợ quy định tại điều này là mức hỗ trợ tối đa dựa trên giá tối đa, áp dụng đối với từng biện pháp tưới tiêu, từng vùng và được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi. Mức hỗ trợ thực tế phải căn cứ vào tỷ lệ được hỗ trợ và mức giá cụ thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đối với tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương tại thời điểm hỗ trợ.
Điều 5. Phương thức hỗ trợ và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước
1. Ngân sách nhà nước chi trả kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trực tiếp cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở nghiệm thu diện tích, khối lượng, biện pháp tưới tiêu và mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.
a) Ngân sách trung ương chi trả kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương.
b) Ngân sách địa phương chi trả cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương.
2. Các địa phương sử dụng ngân sách địa phương và nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương (nếu có) để hỗ trợ các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương. Ngân sách trung ương hỗ trợ theo nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 6. Lập dự toán kinh phí hỗ trợ
1. Căn cứ theo Luật ngân sách nhà nước các tổ chức khai thác công trình thủy lợi lập dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, kinh phí hỗ trợ khác báo cáo cơ quan có thẩm quyền:
a) Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
b) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính.
c) Tổ chức khai thác công trình thủy lợi do cấp huyện quản lý do Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện kiểm tra và tổng hợp dự toán báo cáo Ủy ban nhân dân huyện gửi Sở Tài chính tổng hợp.
2. Bộ Tài chính tổng hợp dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương, dự toán kinh phí của các địa phương vào dự toán ngân sách trung ương để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.
Điều 7. Phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ
1. Bộ Tài chính phân bổ kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân bổ dự toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi và các huyện. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ kinh phí được hỗ trợ cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi và các huyện.
Điều 8. Cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ
Căn cứ dự toán được phân bổ, cơ quan tài chính thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi bằng lệnh chi tiền. Việc cấp phát cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 9. Quyết toán kinh phí hỗ trợ
1. Việc quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Ngân sách cấp huyện được quyết toán với ngân sách cấp tỉnh (địa phương), ngân sách địa phương quyết toán với ngân sách trung ương.
2. Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi phải có đầy đủ các chứng từ để làm căn cứ thanh, quyết toán: Hợp đồng tưới nước, tiêu nước, cấp nước của tổ chức khai thác công trình thủy lợi với các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; biên bản nghiệm thu và biên bản thanh lý Hợp đồng tưới nước, tiêu nước, cấp nước; khối lượng duy tu sửa chữa nạo vét các công trình thủy lợi bằng nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra và phê duyệt khoản kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra và phê duyệt quyết toán khoản hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương (bao gồm các công ty và các huyện). Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
5. Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của số liệu báo cáo.
Điều 10. Chính sách đối với tổ chức khai thác công trình thủy lợi
1. Tổ chức khai thác công trình thủy lợi làm nhiệm vụ cấp, tưới tiêu nước ngoài phần kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được nhà nước chi trả còn được hưởng các khoản trợ cấp, trợ giá (trừ trường hợp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo phương thức đấu thầu) và các khoản hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật căn cứ vào khả năng ngân sách từng cấp.
2. Ngân sách trung ương thực hiện trợ cấp, trợ giá và các khoản hỗ trợ tài chính cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương.
3. Ngân sách địa phương thực hiện, trợ cấp, trợ giá và các khoản hỗ trợ tài chính cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương.
Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức khai thác công trình thủy lợi
1. Phục vụ đầy đủ, kịp thời đúng tiến độ về chất lượng nước, dịch vụ tưới nước và tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối đồng thời thực hiện triệt để chính sách tiết kiệm nước.
2. Sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích và có hiệu quả.
3. Thực hiện lập dự toán, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổng hợp quyết toán báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt như sau:
a) Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi do trung ương quản lý báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính.
b) Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 12. Trách nhiệm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Quyết định phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương theo quy định.
2. Chủ trì giám sát việc quản lý, vận hành hệ thống các công trình thủy lợi và các chính sách hỗ trợ đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
3. Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của địa phương.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Tổng hợp dự toán, quyết toán chi ngân sách khi thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trung ương và các tổ chức khai thác công trình thủy lợi của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của địa phương.
3. Hướng dẫn mẫu biểu báo cáo về lập dự toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Điều 14. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện phân cấp quản lý cụ thể các công trình thủy lợi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Giám sát việc xây dựng ban hành các định mức lao động, định mức kinh tế kỹ thuật cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi.
3. Quyết định phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương; phê duyệt dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát; quản lý thanh quyết toán kinh phí; quy định biện pháp công trình cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý.
4. Xây dựng, tổng hợp dự toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định; tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương và việc sử dụng kinh phí đối với các khoản hỗ trợ của ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành. Thời hạn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2018.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Thông tư 08/2020/TT-BTC quy định về giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- 3 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- 4 Thông tư 280/2016/TT-BTC quy định giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Luật phí và lệ phí 2015
- 6 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 8 Quyết định 3874/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 về Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Luật hợp tác xã 2012
- 10 Luật giá 2012
- 11 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 1 Quyết định 3874/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 về Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- 3 Thông tư 280/2016/TT-BTC quy định giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 08/2020/TT-BTC quy định về giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa do Bộ Tài chính ban hành