CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67-CP | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 1993 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản ngày 28 tháng 7 năm 1989 và Nghị định số 95-HĐBT ngày 25-3-1992 về việc thi hành Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH :
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT, KHAI THÁC MỎ, CHẾ TÁC VÀ BUÔN BÁN ĐÁ QUÝ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 67-CP ngày 7-10-1993 của Chính phủ)
Mọi hoạt động điều tra địa chất, khai thác, chế tác, buôn bán đá quý (kể cả xuất nhập khẩu) đều phải tuân theo các quy định của Quy chế này, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước các lĩnh vực tương ứng và của chính quyền địa phương các cấp.
Ngân hàng Nhà nước thống nhất quản lý Nhà nước các hoạt động chế tác, buôn bán, tổ chức thị trường đá quý ở trong nước và cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đá quý.
Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành các loại thuế liên quan đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh đá quý; chủ trì Hội đồng đấu thầu khai thác đá quý.
Bộ Nội vụ ban hành và kiểm tra, giám sát việc thi hành quy chế bảo vệ các hoạt động điều tra địa chất, thăm dò, khai thác mỏ, chế tác và buôn bán đá quý.
Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư tổ chức thẩm định để cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài, phối hợp với các ngành, các địa phương có liên quan giám sát kiểm tra hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác - chế tác - buôn bán đá quý.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cũng như bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân đã được Nhà nước cho phép khai thác, chế tác, buôn bán đá quý.
II. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THĂM DÒ CÁC MỎ ĐÁ QUÝ
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng xem xét và quyết định nhiệm vụ điều tra địa chất đá quý phù hợp với quy hoạch phát triển ngành. Kết quả điều tra phải đánh giá được triển vọng, tiềm năng, khoanh được những diện tích có giá trị làm cơ sở cho việc tổ chức đấu thầu khai thác.
Tài liệu địa chất về đá quý được quản lý và sử dụng theo chế độ tài liệu mật của Nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, lưu trữ, sử dụng tài liệu địa chất về đá quý phải chịu trách nhiệm giữ gìn bí mật tài liệu theo quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước.
Các đơn vị địa chất làm nhiệm vụ điều tra, tìm kiếm đá quý hoạt động ở địa phương nào có trách nhiệm phối hợp với chính quyền, công an địa phương đó tổ chức công tác bảo vệ theo tinh thần Nghị định số 223-HĐBT ngày 19-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Các đơn vị địa chất này không được khai thác, buôn bán đá quý dưới mọi hình thức.
Trừ những "mỏ" hoặc "lô" đất chứa đá quý đã được cấp phép khai thác trước ngày ban hành Quy chế này và trường hợp quy định ở Điều 15 việc cấp phép khai thác các "mỏ" hoặc "lô" đất có đá quý đều phải thông qua đấu thầu.
Đấu thầu khai thác các mỏ, các lô đất chứa đá quý là việc tổ chức chọn doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cam kết trả cho Nhà nước một lần hoặc nhiều lần trị giá tài nguyên đá quý thô và khoáng sản cộng sinh có thể khai thác được từ lô đất đưa đấu thầu (sau khi trừ chi phí khai thác hợp lý cộng thuế lợi tức, cộng lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp, cộng các loại lệ phí khác theo chế độ quy định). Doanh nghiệp trúng thầu là doanh nghiệp trả giá cao nhất trong số doanh nghiệp dự thầu kết hợp với việc có đề án khai thác và bảo vệ môi trường tốt nhất. Trừ thuế tài nguyên và tiền thuê đất, doanh nghiệp trúng thầu vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo luật, theo giấy phép và hợp đồng quy định. Trường hợp rủi ro lớn được kiểm toán trong sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp trúng thầu có thể được xét giảm tiền mua thầu hoặc miễn giảm các loại thuế theo luật định. Thẩm quyền xét giảm tiền mua thầu hoặc miễn giảm thuế do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân người Việt Nam và nước ngoài có đủ các điều kiện cần thiết để khai thác mỏ đá quý theo quy định của Bộ Công nghiệp nặng đều được tham gia đấu thầu khai thác đá quý.
Trong các lần đấu thầu tiếp theo, doanh nghiệp đang khai thác được ưu tiên khi đấu thầu các lô đất trong diện tích bảo vệ được giao hoặc lô đất bên cạnh diện tích đang được phép khai thác.
Điều 10. Mức giá đấu thầu do Hội đồng đấu thầu quy định tuỳ mỏ cụ thể.
Quy chế đấu thầu do Bộ Tài chính ban hành sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Công nghiệp nặng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nội vụ, Trọng tài kinh tế và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có mỏ đá quý.
Việc tổ chức và điều hành đấu thầu do Hội đồng đấu thầu khai thác đá quý thực hiện, bảo đảm khách quan trung thực và đúng pháp luật.
Doanh nghiệp trúng thầu sau khi được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y cho phép khai thác, đã làm xong thủ tục tài chính theo quy định sẽ được cấp giấy phép khai thác, giấy phép sử dụng đất theo Luật Đất đai.
Chậm nhất một năm kể từ khi được cấp giấy phép khai thác, doanh nghiệp phải đưa mỏ vào hoạt động.
Tất cả các doanh nghiệp khai thác đá quý phải ký quỹ tiền phục hồi quản lý môi trường theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật và được rút dần tiền để thực hiện các công việc bảo vệ môi trường.
Khu vực khai thác sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ khai thác khi chủ khai thác vi phạm các cam kết với Nhà nước hoặc vi phạm pháp luật.
IV. GIA CÔNG CHẾ TÁC VÀ BUÔN BÁN ĐÁ QUÝ
Nhà nước khuyến khích việc xuất khẩu đá quý đã qua gia công chế tác và nhập khẩu các đá quý, đá bán quý vào Việt Nam để gia công chế tác xuất khẩu.
Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục xin xuất khẩu hoặc nhập khẩu đá quý.
Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức quản lý các cơ sở mua bán đá quý, ban hành quy chế về tổ chức hoạt động của các trung tâm hoặc chợ, cửa hàng mua bán đá quý.
Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đối với cá nhân). Trong mọi trường hợp, số đá quý buôn bán trái phép đều bị tịch thu và nộp Kho bạc Nhà nước hoặc Chi cục kho bạc tỉnh, thành phố chờ xử lý.
Cá nhân hoặc tổ chức có công trong việc phát hiện, tố giác và ngăn chặn các vụ buôn lậu đá quý được khen thưởng vật chất và tinh thần theo chế độ hiện hành.
- 1 Nghị định 65-CP năm 1995 về quy chế quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đá quý
- 2 Quyết định 333-CTHĐBT năm 1991 về việc tổ chức, quản lý các hoạt động điều tra địa chất, thăm dò, khai thác mỏ, chế tác và buôn bán đá quý do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Quyết định 333-CTHĐBT năm 1991 về việc tổ chức, quản lý các hoạt động điều tra địa chất, thăm dò, khai thác mỏ, chế tác và buôn bán đá quý do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Thông tư 3-TM/CSTTTN-1997 hướng dẫn quy định của Chính phủ về hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu và gia công chế tác đá quý do Bộ Thương mại ban hành
- 2 Thông tư 05/TT-NH7 năm 1993 hướng dẫn Quy chế quản lý các hoạt động điều tra địa chất, khai thác mỏ, chế tác và buôn bán đá quý, ban hành kèm theo Nghị định 67-CP 1993 do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4 Nghị định 95-HĐBT năm 1992 về việc thi hành Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5 Pháp lệnh Tài nguyên khoáng sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 1 Nghị định 65-CP năm 1995 về quy chế quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đá quý
- 2 Thông tư 3-TM/CSTTTN-1997 hướng dẫn quy định của Chính phủ về hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu và gia công chế tác đá quý do Bộ Thương mại ban hành
- 3 Quyết định 333-CTHĐBT năm 1991 về việc tổ chức, quản lý các hoạt động điều tra địa chất, thăm dò, khai thác mỏ, chế tác và buôn bán đá quý do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành