CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2015/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2015 |
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 21 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng ngày 28 tháng 3 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định này quy định về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động hoặc có liên quan đến hoạt động trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự; phương tiện quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người, tàu thuyền; hàng hóa nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu bằng đường hàng hải thực hiện theo pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Phương tiện công vụ đang thực hiện nhiệm vụ trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định riêng.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới biển) tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là cấp xã) giáp biển và đảo, quần đảo.
2. Phương tiện bao gồm: Phương tiện đường thủy, phương tiện đường bộ, phương tiện hàng không.
a) Phương tiện đường thủy bao gồm: Tàu thuyền và các loại phương tiện có động cơ hoặc không có động cơ hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước; thủy phi cơ;
b) Phương tiện hàng không bao gồm: Tàu bay, phương tiện bay hoặc những thiết bị kỹ thuật dùng để bay trong khí quyển trái đất.
3. Hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài trong khu vực biên giới biển là ra, vào, cư trú, trú đậu, đi lại, sản xuất, kinh doanh, xây dựng các công trình; thăm dò, thực hiện các dự án khai thác tài nguyên; nghiên cứu khoa học biển; nuôi trồng, thu mua, khai thác và chế biến thủy sản, hải sản; giao thông vận tải; môi trường; cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động khác liên quan đến quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển và an ninh, trật tự khu vực biên giới biển.
4. Vùng cấm trong khu vực biên giới biển là phần lãnh thổ nằm trong địa giới hành chính cấp xã giáp biển, đảo, quần đảo và trong nội thủy được thiết lập để quản lý, bảo vệ, duy trì an ninh, trật tự; phòng, chống, ngăn chặn các hành vi xâm nhập, phá hoại, khai thác, thu thập bí mật nhà nước.
5. Khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển là khu vực nằm trong địa giới hành chính cấp xã giáp biển, đảo, quần đảo và trong nội thủy được thiết lập nhằm hạn chế một số hoạt động của người, phương tiện vì lý do quốc phòng, an ninh.
6. Vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động là phạm vi được xác định trong lãnh hải được thiết lập nhằm bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia; an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường, phòng, chống lây lan dịch bệnh.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới biển
1. Xây dựng, lắp đặt trái phép các công trình, thiết bị hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của công trình biên giới.
2. Thải, nhấn chìm hay chôn lấp các loại chất độc hại, chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường; bắn, phóng, thả các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của con người, môi trường, an toàn xã hội.
3. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
4. Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trái phép.
5. Luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
6. Bay vào vùng cấm bay; bắn, phóng, thả các phương tiện bay có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, an toàn hàng không; hạ xuống các tàu thuyền, vật thể trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi hình, thu phát vô tuyến điện ở khu vực hạn chế hoạt động, vùng cấm.
8. Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật, cổ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
9. Mua bán, trao đổi, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma túy, hàng hóa, vật phẩm cấm lưu hành, kim khí quý, đá quý, ngoại hối; đưa người, hàng hóa lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép.
10. Phương tiện đường thủy neo, trú đậu không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông hàng hải, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới biển nếu nơi đó quy định về neo, trú đậu.
Điều 5. Biển báo trong khu vực biên giới biển
Trong khu vực biên giới biển có các loại biển báo theo quy định của pháp luật; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu biển báo trong khu vực biên giới biển và thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển vị trí cắm biển báo.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN
Điều 6. Người, phương tiện Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển
1. Công dân Việt Nam (trừ công dân có hộ khẩu thường trú trong khu vực biên giới biển) vào khu vực biên giới biển phải có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh sĩ quan, Giấy chứng minh Quân đội, Giấy chứng minh Công an nhân dân (đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân); nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã sở tại.
2. Người điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có bằng hoặc chứng chỉ Thuyền trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp; máy trưởng, thuyền viên phải có bằng hoặc phải có chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề, Sổ thuyền viên và Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên theo quy định pháp luật; trường hợp mang theo vũ khí phải có Giấy phép sử dụng vũ khí.
3. Người điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có Biển số đăng ký và mang theo các loại giấy tờ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (đối với tàu cá có tổng công suất dưới 20CV);
b) Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu thuyền hoặc Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu thuyền theo quy định;
c) Danh sách thuyền viên hoặc số thuyền viên (đối với tàu cá), hoặc chứng chỉ thuyền viên; Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
đ) Giấy tờ liên quan đến hàng hóa trên tàu thuyền;
e) Giấy phép khai thác thủy sản, hải sản (đối với tàu cá có trọng tải từ 0,5 tấn trở lên);
g) Sổ nhật ký hành trình.
4. Trường hợp tàu cá Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển các quốc gia, vùng lãnh thổ khác, ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải có Giấy phép cho tàu cá khai thác thủy sản khai thác ở vùng biển của quốc gia vùng lãnh thổ khác do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.
5. Ngoài các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và các Điểm a, b, c, d, g Khoản 3 Điều này, người, phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
6. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển phải xuất trình giấy tờ và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
8. Phương tiện hàng không khi tiến hành hoạt động hàng không dân dụng, kinh tế, thương mại, du lịch, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, tài nguyên, môi trường trong khu vực biên giới biển phải thực hiện theo các quy định pháp luật hàng không Việt Nam, quy định của Bộ Quốc phòng về quản lý, bảo vệ vùng trời quốc gia.
Điều 7. Người nước ngoài đến, hoạt động hoặc làm việc, học tập trong khu vực biên giới biển
1. Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến khu vực biên giới biển hoặc đến các đảo, quần đảo (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế) phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hợp lệ và có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực), giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và giấy phép vào khu vực biên giới biển của Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an cấp tỉnh nơi đến cấp; trường hợp ở qua đêm phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú để đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã sở tại.
4. Người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới thuộc khu vực biên giới biển, doanh nghiệp sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày bắt đầu làm việc phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp xã, đồn Biên phòng sở tại về họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu, ngày kết thúc làm việc, nội dung công việc, nơi làm việc, tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức người nước ngoài làm việc.
Điều 8. Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển
1. Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ (bản chính) sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch cấp;
b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu thuyền (đối với tàu cá phải có Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật do cơ quan đăng kiểm của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch hoặc cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp);
c) Danh sách thuyền viên, danh sách hành khách hoặc số thuyền viên, nhân viên phục vụ, hành khách trên tàu; Hộ chiếu của thuyền viên, nhân viên phục vụ và hành khách đi trên tàu thuyền;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp; Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện theo quy định pháp luật;
đ) Giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp (đối với tàu cá);
e) Giấy tờ về hàng hóa, vận chuyển hàng hóa trên tàu thuyền và giấy tờ khác có liên quan do pháp luật Việt Nam quy định.
3. Tàu thuyền nước ngoài neo, trú đậu ở cảng, bến đậu phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
4. Tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân, chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại, nguy hiểm khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu thuyền;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
d) Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp làm ô nhiễm môi trường biển.
6. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan cần sự cứu giúp (gọi tắt là bị nạn) buộc tàu thuyền phải dừng lại, neo đậu trong lãnh hải hoặc trú đậu tại các cảng biển, bến đậu thì thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu thuyền phải phát tín hiệu cấp cứu và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia, Bộ đội Biên phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã ven biển nơi gần nhất hoặc Tổng cục Thủy sản (đối với tàu cá) hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất. Các cơ quan này sau khi nhận được thông báo phải tổ chức cứu nạn hoặc thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để tổ chức cứu nạn.
Diễn tập quân sự; diễn tập tìm kiếm, cứu nạn; an ninh hàng hải; tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho đối tượng liên quan biết, đồng thời khi tiến hành phải thông báo bằng văn bản trước 10 ngày làm việc cho Ủy ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh sở tại, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển, Cục Hàng hải Việt Nam, Hải đoàn Biên phòng (nếu các hoạt động trên diễn ra ở các vùng biển).
1. Người, phương tiện Việt Nam khi tiến hành hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát về địa chất, khoáng sản, tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển, ngoài các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và các Điểm a, b, c, d, g
2. Người, phương tiện nước ngoài tiến hành hoạt động điều tra, thăm dò, khảo sát, nghiên cứu, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên trong khu vực biên giới biển, ngoài các giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d
Điều 11. Xây dựng các dự án, công trình trong khu vực biên giới biển
2. Việc xây dựng các dự án, công trình trong khu vực biên giới biển phải đúng quy định pháp luật về xây dựng, không được làm ảnh hưởng đến điểm cơ sở, công trình biên giới, công trình phòng thủ vùng biển, môi trường biển, hải đảo.
3. Khi lập dự án xây dựng khu du lịch, khu kinh tế; giao thông, thủy sản và các công trình cảng, bến đậu; thăm dò, khai thác tài nguyên; các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài trong khu vực biên giới biển, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh sở tại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi triển khai thực hiện các dự án, công trình đã được cấp phép, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã sở tại trước 03 ngày làm việc.
4. Đồn Biên phòng sở tại có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức theo quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này nhận biết điểm cơ sở, đường biên giới quốc gia trên biển, phạm vi khu vực biên giới biển, vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển, các quy định khác có liên quan đến quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xác định vùng cấm đối với các công trình quốc phòng, công trình biên giới biển liên quan đến quốc phòng, an ninh theo đề nghị của Tư lệnh Quân khu hoặc Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển nơi có vùng cấm biết.
5. Quản lý, bảo vệ vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động ở lãnh hải; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển:
a) Quản lý, bảo vệ vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động ở lãnh hải thực hiện theo quy định pháp luật;
b) Vùng cấm trong khu vực biên giới biển phải có nội quy bảo vệ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý vùng cấm đó quy định;
c) Khu vực hạn chế hoạt động phải được xác định cụ thể phạm vi, thời gian, nội dung hạn chế hoạt động của người, phương tiện;
d) Người, phương tiện vào vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động phải được người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý vùng cấm đó cho phép;
đ) Quyết định vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển, Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng cục Thủy sản và các đối tượng có liên quan biết để thực hiện.
6. Khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển được xác định bằng biển báo (trên bộ) hoặc xác định bằng tọa độ trên hải đồ (trên biển); phạm vi vùng cấm, vùng hạn chế hoạt động ở nội thủy, lãnh hải được xác định bằng tọa độ trên hải đồ.
7. Việc thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động ở lãnh hải phải được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong “Thông báo hàng hải” theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Điều 13. Quản lý bến, bãi, khu vực neo đậu cho phương tiện đường thủy trong khu vực biên giới biển
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quyết định thành lập, quy định nội quy bến, bãi, khu vực neo đậu cho phương tiện đường thủy tại địa phương.
2. Phương tiện đường thủy neo đậu thường xuyên, tạm thời phải đăng ký với cơ quan quản lý bến, bãi, khu vực neo đậu, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy bến, bãi, khu vực neo đậu.
Điều 14. Trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường
1. Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường (sau đây viết chung là tai nạn) trong khu vực biên giới biển, người phát hiện phải kịp thời thông báo, phát tín hiệu cấp cứu, kịp thời thông báo cho đồn, trạm Biên phòng, cơ quan, lực lượng chức năng nơi gần nhất và tiến hành ngay các biện pháp để cứu người, phương tiện, tài sản và hạn chế tổn thất.
2. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển khi nhận được thông báo, tín hiệu cấp cứu hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn, phải nhanh chóng tổ chức cứu nạn, thông báo ngay cho các lực lượng chức năng đang hoạt động trên biển gần nhất hoặc thông báo cho Trung tâm phối hợp Tìm kiếm - Cứu nạn hàng hải nơi gần nhất biết để tổ chức cứu hộ, cứu nạn.
3. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của chính quyền địa phương và bộ đội Biên phòng để tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. Việc huy động, yêu cầu tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.
4. Người tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn nếu bị thương, hy sinh, bị tổn hại sức khỏe, thiệt hại về tính mạng, tài sản được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Xử lý vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển
1. Khi phát hiện người, phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành có quyền tiến hành kiểm tra, tạm giữ người, phương tiện vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển phải tố giác, tin báo về tội phạm cho đồn Biên phòng, Công an cấp xã nơi gần nhất; trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện, thu được tài sản chìm đắm, trôi dạt trên vùng biển Việt Nam phải có trách nhiệm thông báo, giao nộp ngay chính quyền địa phương hoặc đồn Biên phòng nơi gần nhất để xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 16. Thực hiện quyền truy đuổi
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển có quyền truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam hoặc người, phương tiện vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển vào nội địa.
2. Khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển đã sử dụng tín hiệu yêu cầu người, phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam trong khu vực biên giới biển dừng lại để tiến hành kiểm tra, nhưng người, phương tiện đó không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi được quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật; trường hợp có người bị thương phải tổ chức cấp cứu; trường hợp có người chết phải phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sở tại giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, việc truy đuổi được tiếp tục ở ngoài ranh giới lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam và phải được tiến hành liên tục, không ngắt quãng; việc truy đuổi chấm dứt khi phương tiện đường thủy nước ngoài bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
4. Khi thực hiện quyền truy đuổi, người chỉ huy lực lượng truy đuổi được huy động người, phương tiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong khu vực biên giới biển để tham gia truy đuổi (trừ phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam).
5. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động thực hiện quyền truy đuổi được thanh toán các chi phí hợp lý, trường hợp bị thiệt hại được bồi thường theo quy định của pháp luật.
6. Người chỉ huy lực lượng truy đuổi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư về quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển theo quy định của pháp luật; tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực biên giới biển.
3. Chủ trì quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế, quốc phòng trong khu vực biên giới biển.
4. Chủ trì huy động và chỉ huy nhân lực, phương tiện của các Bộ, ngành, doanh nghiệp, địa phương tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Thường xuyên trao đổi, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao giải quyết những vấn đề phức tạp, nảy sinh để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển, trên biển, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển; phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, kiểm tra các loại giấy phép hoạt động của các phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ, ngành.
6. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển phối hợp với lực lượng Hải quan, Cảnh sát giao thông đường thủy, Kiểm ngư và các lực lượng khác hoạt động trong khu vực biên giới biển trong tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng biển Việt Nam; bảo vệ ngư dân trong hoạt động khai thác thủy sản và các hoạt động hợp pháp của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển và trên các vùng biển, đảo Việt Nam.
7. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân trong khu vực biên giới biển, Công an nhân dân, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển; bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trong quản lý người nước ngoài học tập, làm việc, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu kinh tế trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới hành chính nằm trong khu vực biên giới biển; thực hiện kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú đối với người nước ngoài trong khu kinh tế, khu vực cửa khẩu cảng biển theo quy định pháp luật;
c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp ven biển về xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, biện pháp tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền; củng cố cơ sở chính trị, xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Tiến hành các biện pháp quản lý, bảo vệ; bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển; bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển; thực hiện công tác đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức các trạm kiểm soát cố định, lưu động để kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới biển; tiến hành giám sát biên phòng đối với tàu thuyền trong khu vực biên giới biển theo quy định pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thống nhất về thông tin hoạt động của tàu thuyền trong khu vực biên giới biển; hàng năm, chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an quản lý, thống kê số lượng người nước ngoài vào khu vực biên giới biển, vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển, vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải;
g) Phối hợp với lực lượng Công an thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trong khu vực biên giới biển, khu kinh tế; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trong khu vực biên giới biển và cửa khẩu cảng biển;
h) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng hoạt động trong khu vực biên giới biển, trên các vùng biển Việt Nam trong bảo vệ, giám sát, duy trì và xử lý các hành vi vi phạm các quy định khu vực hạn chế hoạt động, khu vực cấm trong khu vực biên giới biển, vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong nội thủy, lãnh hải.
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia, gắn an ninh, trật tự trong khu vực biên giới biển với an ninh, trật tự ở nội địa; phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành quy chế phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong khu vực biên giới biển.
3. Chỉ đạo Công an cấp tỉnh ven biển phối hợp với Bộ đội Biên phòng bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển triển khai thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến biên giới quốc gia trên biển.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển tham mưu cho Chính phủ trong việc đàm phán, giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến khu vực biên giới biển.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng quy chế phối hợp về giải quyết các vụ việc, cung cấp tin tức, tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại; công tác sơ, tổng kết các vấn đề liên quan đến xây dựng, quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển.
Điều 20. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển bố trí kinh phí đầu tư cho công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển bố trí kinh phí thường xuyên cho công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển xây dựng cơ chế, chính sách tài chính, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực biên giới biển.
Điều 22. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo Tổng cục Thủy sản phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và các lực lượng chức năng trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên biển, đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển Việt Nam; chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương ven biển trong quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
2. Hướng dẫn, tổ chức thông tin, thông báo tình hình trên biển liên quan đến hoạt động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân.
3. Phối hợp với Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Bộ Ngoại giao (Ủy ban biên giới quốc gia) biên soạn tài liệu, tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
Điều 23. Bộ Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, an toàn hàng hải gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
2. Chỉ đạo Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng; Hải đoàn Biên phòng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển trong kiểm tra, kiểm soát hoạt động của phương tiện đường thủy trong khu vực biên giới biển và đảm bảo an ninh, trật tự luồng hàng hải.
3. Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ đội Biên phòng, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức diễn tập công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, diễn tập về an ninh hàng hải trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển về xây dựng chương trình, kế hoạch, quy hoạch, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh trong khu vực biên giới biển.
2. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chính sách, đề án về quốc phòng, an ninh, ngoại giao gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực biên giới biển; tham gia thẩm định các quy hoạch, đề án thành lập khu bảo tồn biển trong khu vực biên giới biển.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển trong hoạt động tuyên truyền về biển, đảo, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trong khu vực biên giới biển.
Điều 25. Các Bộ, ngành liên quan
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng thuộc quyền khi hoạt động trên biển phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển để hỗ trợ khi cần thiết và phối hợp tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
Điều 26. Ủy ban nhân dân các cấp ven biển
1. Thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia tại địa phương theo phân cấp; xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trong khu vực biên giới biển.
2. Chỉ đạo các ban, ngành, lực lượng chức năng phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các cơ quan có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển; bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong khu vực biên giới biển theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin về phương tiện đường thủy của địa phương mình cho Bộ đội Biên phòng và các ngành chức năng để quản lý, đăng ký kiểm chứng, kiểm soát khi ra vào, hoạt động trong khu vực biên giới biển.
3. Tổ chức huy động nhân lực, phương tiện, các lực lượng chức năng, quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
5. Hàng năm, lập dự toán, bố trí nguồn ngân sách địa phương cho hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
6. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành quyết định điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng đề nghị Chính phủ bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biển tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 27. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong khu vực biên giới biển phải chấp hành nghiêm các quy định của Nghị định này, quy định pháp luật khác có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan; có trách nhiệm phối hợp với Bộ đội Biên phòng, lực lượng chức năng trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
2. Khi làm nhiệm vụ trong khu vực biên giới biển, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên các ngành chức năng phải mặc trang phục, đeo biển, phù hiệu kiểm soát theo quy định của pháp luật; phương tiện làm nhiệm vụ phải treo quốc kỳ, cờ hiệu theo quy định.
3. Lực lượng Dân quân tự vệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức trong khu vực biên giới biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển, các hoạt động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam khi được cơ quan có thẩm quyền huy động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2015 và thay thế Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển.
1. Kinh phí thực hiện xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển do ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.
2. Việc lập, phân bổ, giao dự toán, thanh, quyết toán được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 30. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| TM. CHÍNH PHỦ |
DANH SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ)
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biên giới biển | Huyện, thành phố, thị xã biên giới biển | TT | Xã, phường, thị trấn |
1. Quảng Ninh | 1. Thành phố Móng Cái | 1 | Phường Trà Cổ |
- 10 huyện, thành phố, thị xã | (10 xã, phường) | 2 | Phường Bình Ngọc |
- 74 xã, phường, thị trấn |
| 3 | Xã Vạn Ninh |
|
| 4 | Phường Hải Yên |
|
| 5 | Xã Hải Tiến |
|
| 6 | Xã Quảng Nghĩa |
|
| 7 | Xã đảo Vĩnh Thực |
|
| 8 | Xã đảo Vĩnh Trung |
|
| 9 | Xã Hải Đông |
|
| 10 | Phường Ninh Dương |
| 2. Huyện Hải Hà | 1 | Xã Quảng Thắng |
| (09 xã, thị trấn) | 2 | Xã Quảng Minh |
|
| 3 | Thị trấn Hải Hà |
|
| 4 | Xã Phú Hải |
|
| 5 | Xã Quảng Điền |
|
| 6 | Xã Quảng Phong |
|
| 7 | Xã Tiến Tới |
|
| 8 | Xã đảo Cái Chiên |
|
| 9 | Xã Đường Hoa |
| 3. Huyện Đầm Hà | 1 | Xã Tân Bình |
| (04 xã) | 2 | Xã Đầm Hà |
|
| 3 | Xã Đại Bình |
|
| 4 | Xã Tân Lập |
| 4. Huyện Tiên Yên | 1 | Xã Đông Hải |
| (05 xã) | 2 | Xã Tiên Lãng |
|
| 3 | Xã Hải Lạng |
|
| 4 | Xã Đồng Rui |
|
| 5 | Xã Đông Ngũ |
| 5. Thành phố Cẩm Phả | 1 | Xã Cộng Hòa |
| (14 xã, phường) | 2 | Xã Cẩm Hải |
|
| 3 | Phường Mông Dương |
|
| 4 | Phường Cửa Ông |
|
| 5 | Phường Cẩm Phú |
|
| 6 | Phường Cẩm Thịnh |
|
| 7 | Phường Cẩm Sơn |
|
| 8 | Phường Cẩm Bình |
|
| 9 | Phường Cẩm Trung |
|
| 10 | Phường Cẩm Thạch |
|
| 11 | Phường Quang Hanh |
|
| 12 | Phường Cẩm Đông |
|
| 13 | Phường Cẩm Thành |
|
| 14 | Phường Cẩm Thủy |
| 6. Thành phố Hạ Long | 1 | Phường Hà Phong |
| (09 xã, phường) | 2 | Phường Hà Tu |
|
| 3 | Phường Hồng Hà |
|
| 4 | Phường Hồng Hải |
|
| 5 | Phường Bạch Đằng |
|
| 6 | Phường Hồng Gai |
|
| 7 | Phường Bãi Cháy |
|
| 8 | Phường Hùng Thắng |
|
| 9 | Phường Tuần Châu |
| 7. Thị xã Quảng Yên | 1 | Xã Hoàng Tân |
| (05 xã, phường) | 2 | Xã Tiền Phong |
|
| 3 | Xã Liên Vị |
|
| 4 | Xã Liên Hòa |
|
| 5 | Phường Hà An |
| 8. Huyện đảo Vân Đồn | 1 | Thị trấn Cái Rồng |
| (12 xã, thị trấn) | 2 | Xã Bình Dân |
|
| 3 | Xã Đài Xuyên |
|
| 4 | Xã Đoàn Kết |
|
| 5 | Xã Vạn Yên |
|
| 6 | Xã Đông Xá |
|
| 7 | Xã Hạ Long |
|
| 8 | Xã đảo Ngọc Vừng |
|
| 9 | Xã đảo Thắng Lợi |
|
| 10 | Xã đảo Quan Lạn |
|
| 11 | Xã đảo Minh Châu |
|
| 12 | Xã đảo Bản Sen |
| 9. Huyện đảo Cô Tô | 1 | Thị trấn Cô Tô |
| (04 xã, thị trấn) | 2 | Xã đảo Đông Tiến |
|
| 3 | Xã đảo Thanh Lân |
|
| 4 | Xã đảo Trần |
| 10. Huyện Hoành Bồ | 1 | Xã Lê Lợi |
| (02 xã) | 2 | Xã Thống Nhất |
2. Hải phòng | 1. Huyện Kiến Thuỵ | 1 | Xã Đại Hợp |
- 8 huyện, quận | (02 xã) | 2 | Xã Đoàn Xá |
- 31 xã, phường, thị trấn | 2. Quận Dương Kinh | 1 | Phường Tân Thành |
| (02 phường) | 2 | Phường Hải Thành |
| 3. Quận Đồ Sơn | 1 | Phường Bàng La |
| (05 phường) | 2 | Phường Vạn Hương |
|
| 3 | Phường Vạn Sơn |
|
| 4 | Phường Ngọc Xuyên |
|
| 5 | Phường Ngọc Hải |
| 4. Huyện Tiên Lãng | 1 | Xã Đông Hưng |
| (04 xã) | 2 | Xã Tiên Hưng |
|
| 3 | Xã Vinh Quang |
|
| 4 | Xã Tây Hưng |
| 5. Quận Hải An | 1 | Phường Đông Hải 1 |
| (04 phường) | 2 | Phường Đông Hải 2 |
|
| 3 | Phường Nam Hải |
|
| 4 | Phường Tràng Cát |
| 6. Huyện Cát Hải | 1 | Xã Nghĩa Lộ |
| a) Đảo Cát Hải | 2 | Xã Hoàng Châu |
| (05 xã, thị trấn) | 3 | Xã Văn Phong |
|
| 4 | Xã Đồng Bài |
|
| 5 | Thị trấn Cát Hải |
| b) Đảo Cát Bà | 1 | Xã Phù Long |
| (07 xã, thị trấn) | 2 | Xã Gia Luận |
|
| 3 | Xã Hiền Hào |
|
| 4 | Xã Xuân Đám |
|
| 5 | Xã Việt Hải |
|
| 6 | Xã Trân Châu |
|
| 7 | Thị trấn Cát Bà |
| 7. Huyện Thủy Nguyên | 1 | Xã Phả Lễ |
| (02 xã) | 2 | Xã Lập Lễ |
| 8. Huyện đảo Bạch Long Vĩ |
|
|
3. Thái Bình | 1. Huyện Thái Thụy | 1 | Xã Thụy Trường |
- 2 huyện | (06 xã, thị trấn) | 2 | Xã Thụy Xuân |
- 14 xã |
| 3 | Xã Thụy Hải |
|
| 4 | Thị trấn Diêm Điền |
|
| 5 | Xã Thái Thượng |
|
| 6 | Xã Thái Đô |
| 2. Huyện Tiền Hải | 1 | Xã Đông Long |
| (08 xã) | 2 | Xã Đông Hải |
|
| 3 | Xã Đông Hoàng |
|
| 4 | Xã Đông Minh |
|
| 5 | Xã Nam Cường |
|
| 6 | Xã Nam Thịnh |
|
| 7 | Xã Nam Hưng |
|
| 8 | Xã Nam Phú |
4. Nam Định | 1. Huyện Giao Thủy | 1 | Xã Giao Thiên |
- 3 huyện | (09 xã, thị trấn) | 2 | Xã Giao Lạc |
- 18 xã, thị trấn |
| 3 | Xã Giao Xuân |
|
| 4 | Xã Giao An |
|
| 5 | Xã Giao Hải |
|
| 6 | Xã Giao Long |
|
| 7 | Xã Bạch Long |
|
| 8 | Xã Giao Phong |
|
| 9 | Thị trấn Quất Lâm |
| 2. Huyện Hải Hậu | 1 | Xã Hải Đông |
| (06 xã, thị trấn) | 2 | Xã Hải Lý |
|
| 3 | Xã Hải Chính |
|
| 4 | Xã Hải Triều |
|
| 5 | Xã Hải Hoà |
|
| 6 | Thị trấn Thịnh Long |
| 3. Huyện Nghĩa Hưng | 1 | Xã Nghĩa Phúc |
| (05 xã, thị trấn) | 2 | Thị trấn Rạng Đông |
|
| 3 | Xã Nam Điền |
|
| 4 | Xã Nghĩa Thắng |
|
| 5 | Xã Nghĩa Hải |
5. Ninh Bình | 1. Huyện Kim Sơn | 1 | Thị trấn Bình Minh |
- 1 huyện | (04 xã, thị trấn) | 2 | Xã Kim Đông |
- 4 xã, thị trấn |
| 3 | Xã Kim Trung |
|
| 4 | Xã Kim Hải |
6. Thanh Hóa | 1. Huyện Nga Sơn | 1 | Xã Nga Tân |
- 6 huyện, thị xã | (03 xã) | 2 | Xã Nga Tiến |
- 43 xã, phường |
| 3 | Xã Nga Thủy |
| 2. Huyện Hậu Lộc | 1 | Xã Đa Lộc |
| (06 xã) | 2 | Xã Hưng Lộc |
|
| 3 | Xã Minh Lộc |
|
| 4 | Xã Ngư Lộc |
|
| 5 | Xã Hải Lộc |
|
| 6 | Xã Hòa Lộc |
| 3. Huyện Hoằng Hóa | 1 | Xã Hoằng Trường |
| (05 xã) | 2 | Xã Hoằng Hải |
|
| 3 | Xã Hoằng Tiến |
|
| 4 | Xã Hoằng Thanh |
|
| 5 | Xã Hoằng Phụ |
| 4. Thị xã Sầm Sơn | 1 | Xã Quảng Cư |
| (05 xã, phường) | 2 | Phường Quảng Tiến |
|
| 3 | Phường Trung Sơn |
|
| 4 | Phường Bắc Sơn |
|
| 5 | Phường Trường Sơn |
| 5. Huyện Quảng Xương | 1 | Xã Quảng Vinh |
| (09 xã) | 2 | Xã Quảng Hùng |
|
| 3 | Xã Quảng Đại |
|
| 4 | Xã Quảng Hải |
|
| 5 | Xã Quảng Lưu |
|
| 6 | Xã Quảng Thái |
|
| 7 | Xã Quảng Lợi |
|
| 8 | Xã Quảng Thạch |
|
| 9 | Xã Quảng Nham |
| 6. Huyện Tĩnh Gia | 1 | Xã Hải Châu |
| (15 xã) | 2 | Xã Hải Ninh |
|
| 3 | Xã Hải An |
|
| 4 | Xã Tân Dân |
|
| 5 | Xã Hải Lĩnh |
|
| 6 | Xã Ninh Hải |
|
| 7 | Xã Hải Hòa |
|
| 8 | Xã Bình Minh |
|
| 9 | Xã Hải Thanh |
|
| 10 | Xã Hải Bình |
|
| 11 | Xã Tĩnh Hải |
|
| 12 | Xã Hải Yến |
|
| 13 | Xã Hải Thượng |
|
| 14 | Xã Hải Hà |
|
| 15 | Xã Nghi Sơn |
7. Nghệ An | 1. Thị xã Hoàng Mai | 1 | Xã Quỳnh Lập |
- 5 huyện, thị xã | (03 xã, phường) | 2 | Phường Quỳnh Phương |
- 34 xã, phường, thị trấn |
| 3 | Xã Quỳnh Liên |
| 2. Huyện Quỳnh Lưu | 1 | Xã Quỳnh Bảng |
| (09 xã) | 2 | Xã Quỳnh Lương |
|
| 3 | Xã Quỳnh Minh |
|
| 4 | Xã Quỳnh Nghĩa |
|
| 5 | Xã Tiến Thủy |
|
| 6 | Xã Quỳnh Thuận |
|
| 7 | Xã Quỳnh Long |
|
| 8 | Xã Sơn Hải |
|
| 9 | Xã Quỳnh Thọ |
| 3. Huyện Diễn Châu | 1 | Xã Diễn Hùng |
| (08 xã) | 2 | Xã Diễn Hải |
|
| 3 | Xã Diễn Kim |
|
| 4 | Xã Diễn Thịnh |
|
| 5 | Xã Diễn Trung |
|
| 6 | Xã Diễn Ngọc |
|
| 7 | Xã Diễn Bích |
|
| 8 | Xã Diễn Thành |
| 4. Huyện Nghi Lộc | 1 | Xã Nghi Yên |
| (07 xã) | 2 | Xã Nghi Tiến |
|
| 3 | Xã Nghi Thiết |
|
| 4 | Xã Nghi Xuân |
|
| 5 | Xã Nghi Quang |
|
| 6 | Xã Nghi Thái |
|
| 7 | Xã Phúc Thọ |
| 5. Thị xã Cửa Lò | 1 | Phường Nghi Tân |
| (07 phường) | 2 | Phường Nghi Thủy |
|
| 3 | Phường Nghi Thu |
|
| 4 | Phường Thu Thủy |
|
| 5 | Phường Nghi Hải |
|
| 6 | Phường Nghi Hòa |
|
| 7 | Phường Nghi Hương |
8. Hà Tĩnh | 1. Huyện Nghi Xuân | 1 | Xã Xuân Hội |
- 5 huyện | (10 xã) | 2 | Xã Xuân Trường |
- 32 xã |
| 3 | Xã Xuân Đan |
|
| 4 | Xã Xuân Phổ |
|
| 5 | Xã Xuân Hải |
|
| 6 | Xã Xuân Yên |
|
| 7 | Xã Xuân Thành |
|
| 8 | Xã Cổ Đạm |
|
| 9 | Xã Xuân Liên |
|
| 10 | Xã Cương Gián |
| 2. Huyện Lộc Hà | 1 | Xã Thịnh Lộc |
| (03 xã) | 2 | Xã Thạch Bằng |
|
| 3 | Xã Thạch Kim |
| 3. Huyện Thạch Hà | 1 | Xã Thạch Bàn |
| (06 xã) | 2 | Xã Thạch Hải |
|
| 3 | Xã Thạch Lạc |
|
| 4 | Xã Thạch Trị |
|
| 5 | Xã Thạch Văn |
|
| 6 | Xã Thạch Hội |
| 4. Huyện Cẩm Xuyên | 1 | Xã Cẩm Hòa |
| (05 xã, thị trấn) | 2 | Xã Cẩm Dương |
|
| 3 | Thị trấn Thiên Cầm |
|
| 4 | Xã Cẩm Nhượng |
|
| 5 | Xã Cẩm Lĩnh |
| 5. Huyện Kỳ Anh | 1 | Xã Kỳ Xuân |
| (08 xã) | 2 | Xã Kỳ Phú |
|
| 3 | Xã Kỳ Khang |
|
| 4 | Xã Kỳ Ninh |
|
| 5 | Xã Kỳ Hà |
|
| 6 | Xã Kỳ Lợi |
|
| 7 | Xã Kỳ Phương |
|
| 8 | Xã Kỳ Nam |
9. Quảng Bình | 1. Huyện Quảng Trạch | 1 | Xã Quảng Đông |
- 6 huyện, thị xã, thành phố | (05 xã) | 2 | Xã Quảng Phú |
- 20 xã, phường |
| 3 | Xã Cảnh Dương |
|
| 4 | Xã Quảng Hưng |
|
| 5 | Xã Quảng Xuân |
| 2. Thị xã Ba Đồn | 1 | Phường Quảng Thọ |
| (02 phường) | 2 | Phường Quảng Phúc |
| 3. Huyện Bố Trạch | 1 | Xã Thanh Trạch |
| (06 xã) | 2 | Xã Hải Trạch |
|
| 3 | Xã Đức Trạch |
|
| 4 | Xã Trung Trạch |
|
| 5 | Xã Đại Trạch |
|
| 6 | Xã Nhân Trạch |
| 4. Thành phố Đồng Hới | 1 | Xã Quang Phú |
| (03 xã, phường) | 2 | Phường Hải Thành |
|
| 3 | Xã Bảo Ninh |
| 5. Huyện Quảng Ninh (01 xã) | 1 | Xã Hải Ninh |
| 6. Huyện Lệ Thủy | 1 | Xã Ngư Thủy Bắc |
| (03 xã) | 2 | Xã Ngư Thủy Trung |
|
| 3 | Xã Ngư Thủy Nam |
10. Quảng Trị | 1. Huyện Vĩnh Linh | 1 | Xã Vĩnh Thái |
- 5 huyện, đảo | (04 xã, thị trấn) | 2 | Xã Vĩnh Kim |
- 12 xã, thị trấn |
| 3 | Xã Vĩnh Thạch |
|
| 4 | Thị trấn Cửa Tùng |
| 2. Huyện Gio Linh | 1 | Thị trấn Cửa Việt |
| (03 xã, thị trấn) | 2 | Xã Trung Giang |
|
| 3 | Xã Gio Hải |
| 3. Huyện Triệu Phong | 1 | Xã Triệu An |
| (03 xã) | 2 | Xã Triệu Vân |
|
| 3 | Xã Triệu Lăng |
| 4. Huyện Hải Lăng | 1 | Xã Hải An |
| (02 xã) | 2 | Xã Hải Khê |
| 5. Huyện đảo Cồn Cỏ |
|
|
11. Thừa Thiên Huế | 1. Huyện Phong Điền | 1 | Xã Điền Hương |
- 5 huyện, thị xã | (05 xã) | 2 | Xã Điền Môn |
- 21 xã, thị trấn |
| 3 | Xã Điền Lộc |
|
| 4 | Xã Điền Hòa |
|
| 5 | Xã Phong Hải |
| 2. Huyện Quảng Điền | 1 | Xã Quảng Ngạn |
| (02 xã) | 2 | Xã Quảng Công |
| 3. Thị xã Hương Trà (01 xã) | 1 | Xã Hải Dương |
| 4. Huyện Phú Vang | 1 | Thị trấn Thuận An |
| (07 xã, thị trấn) | 2 | Xã Phú Thuận |
|
| 3 | Xã Phú Hải |
|
| 4 | Xã Phú Diên |
|
| 5 | Xã Vinh Xuân |
|
| 6 | Xã Vinh Thanh |
|
| 7 | Xã Vinh An |
| 5. Huyện Phú Lộc | 1 | Xã Vinh Mỹ |
| (06 xã, thị trấn) | 2 | Xã Vinh Hải |
|
| 3 | Xã Vinh Hiền |
|
| 4 | Xã Lộc Bình |
|
| 5 | Xã Lộc Vĩnh |
|
| 6 | Thị trấn Lăng Cô |
12. Đà Nẵng | 1. Quận Liên Chiểu | 1 | Phường Hòa Hiệp Bắc |
- 6 huyện, quận | (04 phường) | 2 | Phường Hòa Hiệp Nam |
-17 phường |
| 3 | Phường Hòa Khánh Bắc |
|
| 4 | Phường Hòa Minh |
| 2. Quận Thanh Khê | 1 | Phường Thanh Khê Tây |
| (04 phường) | 2 | Phường Thanh Khê Đông |
|
| 3 | Phường Xuân Hà |
|
| 4 | Phường Tam Thuận |
| 3. Quận Hải Châu | 1 | Phường Thanh Bình |
| (02 phường) | 2 | Phường Thuận Phước |
| 4. Quận Sơn Trà | 1 | Phường Nại Hiên Đông |
| (04 phường) | 2 | Phường Thọ Quang |
|
| 3 | Phường Mân Thái |
|
| 4 | Phường Phước Mỹ |
| 5. Quận Ngũ Hành Sơn | 1 | Phường Mỹ An |
| (03 phường) | 2 | Phường Hòa Hải |
|
| 3 | Phường Khuê Mỹ |
| 6. Huyện đảo Hoàng Sa |
|
|
13. Quảng Nam | 1. Huyện Điện Bàn | 1 | Xã Điện Dương |
- 6 huyện, thành phố | (02 xã) | 2 | Xã Điện Ngọc |
- 16 xã, phường | 2. Thành phố Hội An | 1 | Phường Cẩm An |
| (03 xã, phường) | 2 | Phường Cửa Đại |
|
| 3 | Xã Tân Hiệp (Đảo Cù Lao Chàm) |
| 3. Huyện Duy Xuyên (01 xã) | 1 | Xã Duy Hải |
| 4. Huyện Thăng Bình | 1 | Xã Bình Dương |
| (04 xã) | 2 | Xã Bình Hải |
|
| 3 | Xã Bình Minh |
|
| 4 | Xã Bình Nam |
| 5. Thành phố Tam Kỳ (01 xã) | 1 | Xã Tam Thanh |
| 6. Huyện Núi Thành. | 1 | Xã Tam Tiến |
| (05 xã) | 2 | Xã Tam Hòa |
|
| 3 | Xã Tam Hải |
|
| 4 | Xã Tam Quang |
|
| 5 | Xã Tam Nghĩa |
14. Quảng Ngãi | 1. Huyện Bình Sơn | 1 | Xã Bình Thạnh |
- 5 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh | (07 xã) | 2 | Xã Bình Đông |
- 25 xã |
| 3 | Xã Bình Thuận |
|
| 4 | Xã Bình Trị |
|
| 5 | Xã Bình Hải |
|
| 6 | Xã Bình Phú |
|
| 7 | Xã Bình Châu |
| 2. Huyện Mộ Đức | 1 | Xã Đức Lợi |
| (05 xã) | 2 | Xã Đức Thắng |
|
| 3 | Xã Đức Chánh |
|
| 4 | Xã Đức Minh |
|
| 5 | Xã Đức Phong |
| 3. Huyện Đức Phổ | 1 | Xã Phổ An |
| (06 xã) | 2 | Xã Phổ Quang |
|
| 3 | Xã Phổ Vinh |
|
| 4 | Xã Phổ Khánh |
|
| 5 | Xã Phổ Thạnh |
|
| 6 | Xã Phổ Châu |
| 4. Huyện đảo Lý Sơn | 1 | Xã An Bình |
| (03 xã) | 2 | Xã An Hải |
|
| 3 | Xã An Vĩnh |
| 5. Thành phố Quảng Ngãi | 1 | Xã Tịnh Kỳ |
| (04 xã) | 2 | Xã Tịnh Khê |
|
| 3 | Xã Nghĩa An |
|
| 4 | Xã Nghĩa Phú |
15. Bình Định | 1. Huyện Hoài Nhơn | 1 | Xã Tam Quan Bắc |
- 5 huyện, thành phố | (06 xã) | 2 | Xã Tam Quan Nam |
- 33 xã, phường |
| 3 | Xã Hoài Thanh |
|
| 4 | Xã Hoài Hương |
|
| 5 | Xã Hoài Mỹ |
|
| 6 | Xã Hoài Hải |
| 2. Huyện Phù Mỹ | 1 | Xã Mỹ Đức |
| (05 xã) | 2 | Xã Mỹ Thắng |
|
| 3 | Xã Mỹ An |
|
| 4 | Xã Mỹ Thọ |
|
| 5 | Xã Mỹ Thành |
| 3. Huyện Phù Cát | 1 | Xã Cát Khánh |
| (05 xã) | 2 | Xã Cát Thành |
|
| 3 | Xã Cát Hải |
|
| 4 | Xã Cát Tiên |
|
| 5 | Xã Cát Chánh |
| 4. Huyện Tuy Phước | 1 | Xã Phước Hòa |
| (04 xã) | 2 | Xã Phước Sơn |
|
| 3 | Xã Phước Thuận |
|
| 4 | Xã Phước Thắng |
| 5. Thành phố Quy Nhơn | 1 | Xã Nhơn Lý |
| (13 xã, phường) | 2 | Xã Nhơn Hải |
|
| 3 | Xã Nhơn Hội |
|
| 4 | Phường Đống Đa |
|
| 5 | Phường Thị Nại |
|
| 6 | Phường Hải Cảng |
|
| 7 | Phường Lê Lợi |
|
| 8 | Phường Trần Phú |
|
| 9 | Phường Lý Thường Kiệt |
|
| 10 | Phường Nguyễn Văn Cừ |
|
| 11 | Phường Gềnh Ráng |
|
| 12 | Xã Nhơn Châu (đảo Cù Lao Xanh) |
|
| 13 | Xã Nhơn Bình |
16. Phú Yên | 1. Thị xã Sông Cầu | 1 | Xã Xuân Hải |
- 4 huyện, thành phố, thị xã | (09 xã, phường) | 2 | Xã Xuân Hòa |
- 27 xã, phường, thị trấn |
| 3 | Xã Xuân Thịnh |
|
| 4 | Xã Xuân Cảnh |
|
| 5 | Xã Xuân Phương |
|
| 6 | Phường Xuân Yên |
|
| 7 | Phường Xuân Phú |
|
| 8 | Phường Xuân Thành |
|
| 9 | Phường Xuân Đài |
| 2. Huyện Tuy An | 1 | Xã An Ninh Đông |
| (06 xã) | 2 | Xã An Ninh Tây |
|
| 3 | Xã An Hải |
|
| 4 | Xã An Mỹ |
|
| 5 | Xã An Hòa |
|
| 6 | Xã An Chấn |
| 3. Thành phố Tuy Hòa | 1 | Xã Bình Kiến |
| (07 xã, phường) | 2 | Phường 9 |
|
| 3 | Phường 7 |
|
| 4 | Phường 6 |
|
| 5 | Phường Phú Đông |
|
| 6 | Phường Phú Thạnh |
|
| 7 | Xã An Phú |
| 4. Huyện Đông Hòa | 1 | Thị trấn Hòa Hiệp Trung |
| (05 xã, thị trấn) | 2 | Xã Hòa Hiệp Bắc |
|
| 3 | Xã Hòa Hiệp Nam |
|
| 4 | Xã Hòa Tâm |
|
| 5 | Xã Hòa Xuân Nam |
17. Khánh Hòa | 1. Huyện Vạn Ninh | 1 | Xã Đại Lãnh |
- 6 huyện, thành phố, thị xã | (10 xã, thị trấn) | 2 | Xã Vạn Thọ |
- 50 xã, phường, thị trấn |
| 3 | Xã Vạn Phước |
|
| 4 | Xã Vạn Long |
|
| 5 | Xã Vạn Khánh |
|
| 6 | Xã Vạn Thạnh |
|
| 7 | Xã Vạn Thắng |
|
| 8 | Thị trấn Vạn Giã |
|
| 9 | Xã Vạn Lương |
|
| 10 | Xã Vạn Hưng |
| 2. Thị xã Ninh Hòa | 1 | Phường Ninh Hải |
| (11 xã, phường) | 2 | Phường Ninh Diêm |
|
| 3 | Phường Ninh Thủy |
|
| 4 | Xã Ninh Thọ |
|
| 5 | Xã Ninh Vân |
|
| 6 | Xã Ninh Phước |
|
| 7 | Xã Ninh Phú |
|
| 8 | Phường Ninh Giang |
|
| 9 | Phường Ninh Hà |
|
| 10 | Xã Ninh Lộc |
|
| 11 | Xã Ninh Ích |
| 3. Thành phố Nha Trang | 1 | Xã Vĩnh Lương |
| (10 xã, phường) | 2 | Phường Vĩnh Hòa |
|
| 3 | Phường Vĩnh Hải |
|
| 4 | Phường Vĩnh Phước |
|
| 5 | Phường Vĩnh Thọ |
|
| 6 | Phường Xương Huân |
|
| 7 | Phường Lộc Thọ |
|
| 8 | Phường Vĩnh Trường |
|
| 9 | Xã Phước Đông |
|
| 10 | Phường Vĩnh Nguyên |
| 4. Huyện Cam Lâm | 1 | Xã Cam Hải Tây |
| (05 xã, thị trấn) | 2 | Xã Cam Hải Đông |
|
| 3 | Xã Cam Hòa |
|
| 4 | Thị trấn Cam Đức |
|
| 5 | Xã Cam Thành Bắc |
| 5. Thành phố Cam Ranh | 1 | Xã Cam Bình |
| (11 xã, phường) | 2 | Phường Cam Nghĩa |
|
| 3 | Phường Cam Phúc Bắc |
|
| 4 | Phường Cam Phúc Nam |
|
| 5 | Phường Cam Linh |
|
| 6 | Phường Cam Lợi |
|
| 7 | Phường Ba Ngòi |
|
| 8 | Phường Cam Phú |
|
| 9 | Phường Cam Thuận |
|
| 10 | Xã Cam Thịnh Đông |
|
| 11 | Xã Cam Lập |
| 6. Huyện đảo Trường Sa | 1 | Xã Song Tử Tây |
| (03 xã, thị trấn) | 2 | Xã Sinh Tồn |
|
| 3 | Thị trấn Trường Sa |
18. Ninh Thuận | 1. Huyện Thuận Bắc (01 xã) | 1 | Xã Công Hải |
- 5 huyện, thành phố | 2. Huyện Ninh Hải | 1 | Xã Vĩnh Hải |
- 15 xã, phường, thị trấn | (05 xã, thị trấn) | 2 | Xã Nhơn Hải |
|
| 3 | Xã Tri Hải |
|
| 4 | Xã Thanh Hải |
|
| 5 | Thị trấn Khánh Hải |
| 3. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm | 1 | Phường Văn Hải |
| (05 phường) | 2 | Phường Mỹ Hải |
|
| 3 | Phường Mỹ Đông |
|
| 4 | Phường Đông Hải |
|
| 5 | Phường Mỹ Bình |
| 4. Huyện Ninh Phước (01 xã) | 1 | Xã An Hải |
| 5. Huyện Thuận Nam | 1 | Xã Phước Dinh |
| (03 xã) | 2 | Xã Phước Diêm |
|
| 3 | Xã Cà Ná |
19. Bình Thuận | 1. Huyện Tuy Phong | 1 | Xã Vĩnh Tân |
- 7 huyện, thành phố, thị xã | (09 xã, thị trấn) | 2 | Xã Vĩnh Hảo |
- 36 xã, phường, thị trấn |
| 3 | Xã Phước Thể |
|
| 4 | Xã Bình Thạnh |
|
| 5 | Xã Chí Công |
|
| 6 | Xã Hòa Minh |
|
| 7 | Xã Hòa Phú |
|
| 8 | Thị trấn Liên Hương |
|
| 9 | Thị trấn Phan Rí Cửa |
| 2. Huyện Bắc Bình | 1 | Xã Hòa Thắng |
| (02 xã) | 2 | Xã Hồng Phong |
| 3. Thành phố Phan Thiết | 1 | Phường Mũi Né |
| (10 xã, phường) | 2 | Phường Hàm Tiến |
|
| 3 | Phường Phú Hải |
|
| 4 | Phường Thanh Hải |
|
| 5 | Phường Phú Thủy |
|
| 6 | Phường Hưng Long |
|
| 7 | Phường Đức Thắng |
|
| 8 | Phường Lạc Đạo |
|
| 9 | Phường Đức Long |
|
| 10 | Xã Tiến Thành |
| 4. Huyện Hàm Thuận Nam | 1 | Xã Thuận Quý |
| (03 xã) | 2 | Xã Tân Thành |
|
| 3 | Xã Tân Thuận |
| 5. Thị xã La Gi | 1 | Xã Tân Hải |
| (06 xã, phường) | 2 | Xã Tân Tiến |
|
| 3 | Xã Tân Bình |
|
| 4 | Xã Tân Phước |
|
| 5 | Phường Bình Tân |
|
| 6 | Phường Phước Lộc |
| 6. Huyện Hàm Tân | 1 | Xã Sơn Mỹ |
| (03 xã) | 2 | Xã Tân Thắng |
|
| 3 | Xã Thắng Hải |
| 7. Huyện đảo Phú Quý | 1 | Xã Long Hải |
| (03 xã) | 2 | Xã Ngũ Phụng |
|
| 3 | Xã Tam Thanh |
20. Bà Rịa - Vũng Tàu | 1. Huyện Xuyên Mộc | 1 | Xã Bình Châu |
- 6 huyện, thành phố | (04 xã) | 2 | Xã Bưng Riềng |
- 26 xã, phường, thị trấn |
| 3 | Xã Phước Thuận |
|
| 4 | Xã Bông Trang |
| 2. Huyện Đất Đỏ | 1 | Xã Lộc An |
| (02 xã, thị trấn) | 2 | Thị trấn Phước Hải |
| 3. Huyện Long Điền | 1 | Thị trấn Long Hải |
| (03 xã, thị trấn) | 2 | Xã Phước Hưng |
|
| 3 | Xã Phước Tỉnh |
| 4. Huyện Tân Thành | 1 | Xã Tân Phước |
| (02 xã) | 2 | Xã Phước Hòa |
| 5. Huyện Côn Đảo | 1 | Huyện Côn Đảo |
| 6. Thành phố Vũng Tàu | 1 | Phường 1 |
| (14 xã, phường) | 2 | Phường 2 |
|
| 3 | Phường 5 |
|
| 4 | Phường 6 |
|
| 5 | Phường 8 |
|
| 6 | Phường 9 |
|
| 7 | Phường 10 |
|
| 8 | Phường 11 |
|
| 9 | Phường 12 |
|
| 10 | Phường Thắng Tam |
|
| 11 | Phường Thắng Nhất |
|
| 12 | Phường Nguyên An Ninh |
|
| 13 | Phường Rạch Dừa |
|
| 14 | Xã Long Sơn |
21. Thành phố Hồ Chí Minh | 1. Huyện Cần Giờ | 1 | Xã Thạnh An |
- 1 huyện | (04 xã, thị trấn) | 2 | Xã Long Hòa |
- 4 xã, thị trấn |
| 3 | Thị trấn Cần Thạnh |
|
| 4 | Xã Lý Nhơn |
22. Tiền Giang | 1. Huyện Gò Công Đông | 1 | Xã Tân Phước |
- 02 huyện | (06 xã, thị trấn) | 2 | Xã Gia Thuận |
- 8 xã, thị trấn |
| 3 | Thị trấn Vàm Láng |
|
| 4 | Xã Kiểng Phước |
|
| 5 | Xã Tân Điền |
|
| 6 | Xã Tân Thành |
| 2. Huyện Tân Phú Đông | 1 | Xã Phú Tân |
| (02 xã) | 2 | Xã Phú Đông |
23. Bến Tre | 1. Huyện Bình Đại | 1 | Xã Bình Thắng |
- 3 huyện | (03 xã) | 2 | Xã Thừa Đức |
- 10 xã, thị trấn |
| 3 | Xã Thới Thuân |
| 2. Huyện Ba Tri | 1 | Xã Bảo Thạnh |
| (04 xã) | 2 | Xã Bảo Thuận |
|
| 3 | Xã Tân Thủy |
|
| 4 | Xã An Thủy |
| 3. Huyện Thạnh Phú | 1 | Xã Thanh Hải |
| (03 xã) | 2 | Xã Thạnh Phong |
|
| 3 | Xã Giao Thanh |
24. Trà Vinh | 1. Huyện Châu Thành (01 xã) | 1 | Xã Long Hòa |
- 3 huyện | 2. Huyện Cầu Ngang | 1 | Xã Mỹ Long Bắc |
- 11 xã, thị trấn | (03 xã) | 2 | Thị trấn Mỹ Long |
|
| 3 | Xã Mỹ Long Nam |
| 3. Huyện Duyên Hải | 1 | Xã Hiệp Thạnh |
| (07 xã, thị trấn) | 2 | Xã Trường Long Hòa |
|
| 3 | Xã Dân Thành |
|
| 4 | Xã Đông Hải |
|
| 5 | Xã Long Vĩnh |
|
| 6 | Xã Long Khánh |
|
| 7 | Thị trấn Long Thành |
25. Sóc Trăng | 1. Huyện Cù Lao Dung | 1 | Xã An Thạnh Ba |
- 3 huyện, thị xã | (02 xã) | 2 | Xã An Thạnh Nam |
- 11 xã, thị trấn | 2. Huyện Trần Đề | 1 | Thị trấn Trần Đề |
| (02 xã, thị trấn) | 2 | Xã Trung Bình |
| 3. Thị xã Vĩnh Châu | 1 | Xã Vĩnh Hải |
| (07 xã, phường) | 2 | Phường 1 |
|
| 3 | Phường 2 |
|
| 4 | Phường Vĩnh Phước |
|
| 5 | Xã Lạc Hòa |
|
| 6 | Xã Vĩnh Tân |
|
| 7 | Xã Lai Hòa |
26. Bạc Liêu | 1. Thành phố Bạc Liêu | 1 | Xã Hiệp Thành |
- 3 huyện, thị xã | (03 xã, phường) | 2 | Xã Vĩnh Trạch Đông |
- 10 xã, thị trấn |
| 3 | Phường Nhà Mát |
| 2. Huyện Hòa Bình | 1 | Xã Vĩnh Hậu |
| (03 xã) | 2 | Xã Vĩnh Hậu A |
|
| 3 | Xã Vĩnh Thịnh |
| 3. Huyện Đông Hải | 1 | Xã Long Điền Đông |
| (04 xã, thị trấn) | 2 | Xã Long Điền Tây |
|
| 3 | Xã Điền Hải |
|
| 4 | Thị trấn Gành Hào |
27. Cà Mau | 1. Huyện Đầm Dơi | 1 | Xã Tân Thuận |
- 6 huyện | (03 xã) | 2 | Xã Tân Tiến |
- 23 xã, thị trấn |
| 3 | Xã Nguyễn Huân |
| 2. Huyện Ngọc Hiển | 1 | Xã Tam Giang Tây |
| (06 xã, thị trấn) | 2 | Xã Tân ân |
|
| 3 | Xã Viên An Đông |
|
| 4 | Xã Đất Mũi |
|
| 5 | Xã Viên An |
|
| 6 | Thị trấn Rạch Gốc |
| 3. Huyện Năm Căn | 1 | Xã Tam Giang Đông |
| (03 xã) | 2 | Xã Đất Mới |
|
| 3 | Xã Lâm Hải |
| 4. Huyện Phú Tân | 1 | Xã Nguyễn Việt Khái |
| (04 xã, thị trấn) | 2 | Thị trấn Cái Đôi Vàm |
|
| 3 | Xã Tân Hải |
|
| 4 | Xã Phú Tân |
| 5. Huyện Trần Văn Thời | 1 | |
| (05 xã, thị trấn) | 2 | Thị trấn Sông Đốc |
|
| 3 | Xã Khánh Hải |
|
| 4 | Xã Khánh Bình Tây |
|
| 5 | Xã Khánh Bình Tây Bắc |
| 6. Huyện U Minh | 1 | Xã Khánh Hội |
| (02 xã) | 2 | Xã Khánh Tiến |
28. Kiên Giang | 1. Huyện An Minh | 1 | Xã Vân Khánh Tây |
- 9 huyện, thị xã | (06 xã) | 2 | Xã Vân Khánh |
- 50 xã, phường, thị trấn |
| 3 | Xã Vân Khánh Đông |
|
| 4 | Xã Đông Hưng A |
|
| 5 | Xã Tân Thạnh |
|
| 6 | Xã Thuận Hòa |
| 2. Huyện An Biên | 1 | Xã Nam Thái A |
| (04 xã) | 2 | Xã Nam Thái |
|
| 3 | Xã Nam Yên |
|
| 4 | Xã Tây Yên |
| 3. Huyện Châu Thành | 1 | Xã Vĩnh Hòa Hiệp |
| (02 xã) | 2 | Xã Vĩnh Hòa Phú |
| 4. Thành phố Rạch Giá | 1 | Phường Rạch Sỏi |
| (07 phường) | 2 | Phường An Hòa |
|
| 3 | Phường Vĩnh Lạc |
|
| 4 | Phường Vĩnh Bảo |
|
| 5 | Phường Vĩnh Thanh |
|
| 6 | Phường Vĩnh Quang |
|
| 7 | Phường Vĩnh Thanh Vân |
| 5. Huyện Hòn Đất | 1 | Xã Mỹ Lâm |
| (07 xã, thị trấn) | 2 | Thị trấn Sóc Sơn |
|
| 3 | Xã Thổ Sơn |
|
| 4 | Xã Bình Sơn |
|
| 5 | Xã Sơn Bình |
|
| 6 | Xã Bình Giang |
|
| 7 | Xã Lình Huỳnh |
| 6. Huyện Kiên Lương | 1 | Xã Bình Trị |
| (06 xã, thị trấn) | 2 | Xã Bình An |
|
| 3 | Thị trấn Kiên Lương |
|
| 4 | Xã Dương Hòa |
|
| 5 | Xã đảo Sơn Hải |
|
| 6 | Xã đảo Hòn Nghệ |
| 7. Thị xã Hà Tiên | 1 | Xã Thuận Yên |
| (04 xã, phường) | 2 | Phường Pháo Đài |
|
| 3 | Phường Tô Châu |
|
| 4 | Xã đảo Tiên Hải |
| 8. Huyện đảo Kiên Hải | 1 | Thị trấn Kiên Hải |
| (04 xã, thị trấn) | 2 | Xã Lai Sơn |
|
| 3 | Xã An Sơn |
|
| 4 | Xã Nam Du |
| 9. Huyện đảo Phú Quốc | 1 | Thị trấn Dương Đông |
| (10 xã, thị trấn) | 2 | Thị trấn An Thới |
|
| 3 | Xã Hòn Thơm |
|
| 4 | Xã Bãi Thơm |
|
| 5 | Xã Cửa Cạn |
|
| 6 | Xã Dương Tơ |
|
| 7 | Xã Cửa Dương |
|
| 8 | Xã Gành Dầu |
|
| 9 | Xã Hàm Ninh |
|
| 10 | Xã Thổ Châu |
Tổng số: 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Tổng số: 136 huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh | Tổng số: 675 xã, phường, thị trấn |
- 1 Công văn 9351/VPCP-CN năm 2017 về xây dựng Nghị định quy định quản lý hoạt động phương tiện thủy nội địa phục vụ hoạt động thể thao, du lịch, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 162/2016/TT-BQP quy định thực hiện Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3 Công văn 86/CP-NC năm 2016 đính chính Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 1939/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Đầu tư công 2014
- 6 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- 7 Luật cư trú sửa đổi năm 2013
- 8 Luật biển Việt Nam 2012
- 9 Thông tư 90/2011/TT-BQP sửa đổi Thông tư 181/2005/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 32/2005/NĐ-CP về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền và Thông tư 05/2010/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 50/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu, cảng biển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 10 Bộ luật Hàng hải 2005
- 11 Thông tư 89/2004/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển do Bộ Quốc phòng ban hành
- 12 Luật Biên giới Quốc gia 2003
- 13 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 14 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 15 Pháp lệnh Bộ đội biên phòng năm 1997
- 1 Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển
- 2 Thông tư 89/2004/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển do Bộ Quốc phòng ban hành
- 3 Thông tư 90/2011/TT-BQP sửa đổi Thông tư 181/2005/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 32/2005/NĐ-CP về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền và Thông tư 05/2010/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 50/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu, cảng biển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 4 Quyết định 1939/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 9351/VPCP-CN năm 2017 về xây dựng Nghị định quy định quản lý hoạt động phương tiện thủy nội địa phục vụ hoạt động thể thao, du lịch, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa do Văn phòng Chính phủ ban hành