CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này áp dụng đối với người và phương tiện nghề cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Người và phương tiện nghề cá phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 2. Các thuật ngữ sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. "Phương tiện nghề cá" bao gồm: tàu, thuyền và các phương tiện di động và không di động trên biển dùng để hoạt động nghề cá.
2. "Hoạt động nghề cá" là các hoạt động: khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần, thu gom hàng thủy sản; điều tra thăm dò và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. "Chủ phương tiện" là chủ sở hữu hoặc thuyền trưởng, người quản lý phương tiện.
Điều 3. Các phương tiện nghề cá khi hoạt động trên biển phải có đủ các giấy tờ và điều kiện sau đây:
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
2. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của phương tiện.
3. Giấy phép hoạt động nghề cá.
4. Sổ danh bạ thuyền viên (đối với phương tiện quy định phải có sổ thuyền viên).
Điều 4. Chủ phương tiện nghề cá bắt buộc phải thực hiện:
1. Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, cứu nạn cho người và phương tiện theo tiêu chuẩn quy định.
3. Mua bảo hiểm thân tàu đối với các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ.
4. Xây dựng và ban hành nội quy, quy trình sử dụng an toàn các trang thiết bị trên phương tiện.
5. Đôn đốc thuyền trưởng thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra biển hoạt động và khi về cảng, bến đậu theo quy định tại
6. Tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển cho thuyền viên.
7. Thường xuyên nắm số lượng thuyền viên và phương tiện, vùng biển hoạt động của phương tiện và báo cáo Bộ chủ quản hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú khi có yêu cầu; sẵn sàng cho phương tiện đi làm nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền
1. Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc thuyền viên thực hiện các quy định về an toàn khi hoạt động trên biển; phân công nhiệm vụ cho từng thuyền viên và tổ chức cho thuyền viên thực tập các phương án đảm bảo an toàn.
2. Kiểm tra thuyền viên và phương tiện về trang thiết bị an toàn, thẻ bảo hiểm thuyền viên và thẻ bảo hiểm thân tàu trước khi ra biển hoạt động.
3. Chấp hành và đôn đốc thuyền viên chấp hành nghiêm chỉnh Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền khi hoạt động trên biển.
4 Khai báo vùng biển hoạt động, số thuyền viên thực tế có trên phương tiện và xuất trình các giấy tờ quy định tại
Điều 7. Trong trường hợp có bão, thuyền trưởng có trách nhiệm:
1. Khi bão xa: Thông báo tin bão cho thuyền viên biết, đồng thời kiểm tra lại các thiết bị an toàn và thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam; liên lạc chặt chẽ với đài chỉ huy trên bờ và bằng mọi biện pháp thông tin cho các phương tiện khác đang hoạt động trong cùng khu vực biết.
2. Khi bão gần: Thông báo tin bão gần cho thuyền viên biết, nhanh chóng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi trú bão gần nhất, thông báo kịp thời cho các phương tiện khác đang hoạt động trong cùng khu vực.
3. Khi có tin bão khẩn cấp: Phải ra lệnh cho thuyền viên mặc áo phao cá nhân, đưa các trang bị cấp cứu vào vị trí sẵn sàng ứng cứu và kịp thời đưa phương tiện vào nơi trú bão gần nhất. Trong trường hợp khẩn cấp, thuyền trưởng có thể quyết định bỏ lưới để kịp đưa phương tiện về nơi trú bão; điều động phương tiện và thuyền viên của mình ứng cứu khi phát hiện có người và phương tiện khác bị nạn.
4. Khi phương tiện đang trong vùng bão: Phải trực tiếp điều khiển và chỉ huy phương tiện của mình; sử dụng mọi biện pháp và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Kịp thời thông báo cho các đài trên bờ và các phương tiện gần nhất biết về vị trí phương tiện của mình đang hoạt động và phát tín hiệu cấp cứu khi phương tiện bị tai nạn; tham gia ứng cứu khi phát hiện người và phương tiện khác bị nạn.
5. Khi bão tan: Phải báo cáo kịp thời với cơ quan chủ quản hoặc chính quyền cấp xã, phường nơi cư trú hoặc nơi phương tiện di chuyển đến về tình trạng người và phương tiện của mình, đồng thời tự kiểm tra lại điều kiện an toàn của phương tiện trước khi tiếp tục ra biển hoạt động.
Điều 8. Điều kiện và quyền của thuyền viên làm việc trên phương tiện nghề cá:
1. Đủ 18 tuổi trở lên.
2. Có sức khỏe, biết bơi lội theo quy định của Bộ Thủy sản.
4. Được bồi dưỡng, phổ biến về kiến thức và nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển.
5. Có quyền từ chối hoạt động trên biển nếu phương tiện nghề cá không đảm bảo an toàn.
Điều 9. Thuyền viên làm việc trên phương tiện nghề cá có trách nhiệm:
1. Tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
2. Khi phát hiện tai nạn xảy ra trên phương tiện của mình và các phương tiện khác, phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng và sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu người và phương tiện bị nạn.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ
Điều 10. Bộ Thủy sản có trách nhiệm:
1. Quy định các tiêu chuẩn về chức danh thuyền viên; tổ chức đào tạo và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp sổ thuyền viên tàu cá.
3. Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống lụt, bão Trung ương chỉ đạo công tác phòng chống lụt, bão và khắc phục hậu quả bão lụt trong ngành thủy sản.
4. Phối hợp với ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển chỉ đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn kịp thời người và phương tiện nghề cá khi có tai nạn xảy ra.
5. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về an toàn kỹ thuật và cứu nạn cho người và phương tiện nghề cá phù hợp với từng vùng nước, từng loại phương tiện.
6. Chỉ đạo lực lượng thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các Sở Thủy sản phối hợp với các lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của người và phương tiện nghề cá trên biển; xử lý theo thẩm quyền các trường hợp người và phương tiện không trang bị đủ các thiết bị an toàn, không mua bảo hiểm thuyền viên và thân tàu theo quy định.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương kịp thời thông báo các bản tin dự báo khí tượng thủy văn; tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân hiểu rõ sự cần thiết phải thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn khi tiến hành các hoạt động nghề cá trên biển.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo thẩm quyền hướng dẫn việc lập kế hoạch, áp dụng pháp luật về ngân sách để đầu tư, trang bị kỹ thuật cho công tác phòng chống lụt, bão, công tác tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo thông tin liên lạc (kể cả việc bắn pháo hiệu) khi có bão.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thủy sản hướng dẫn cụ thể về mua bảo hiểm thuyền viên và bảo hiểm thân tàu theo quy định tại
5. Tổng cục Bưu điện phối hợp với Bộ Thủy sản quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ cho công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn; chỉ đạo việc truyền dẫn, phát sóng các bản tin thời tiết phục vụ người và phương tiện làm nghề cá hoạt động trên biển.
6. Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm thu nhận, theo dõi và công bố kịp thời các thông tin về khí tượng thủy văn liên quan đến hoạt động nghề cá. Khi có hiện tượng thủy văn nguy hiểm (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ) phải thực hiện đầy đủ những quy định của Quy chế báo bão, lũ.
7. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các đài phát thanh và truyền hình địa phương có trách nhiệm phát các bản tin báo bão của Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo quy định về báo bão, các mệnh lệnh của cơ quan chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp để phục vụ việc chỉ huy phòng chống lụt, bão và điều động người và phương tiện hoạt động trên biển về nơi trú đậu an toàn.
1.Tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân và các chủ phương tiện làm nghề cá hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá khi hoạt động trên biển; kiến thức và nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển; trang bị đủ các thiết bị, an toàn và mua bảo hiểm thuyền viên và bảo hiểm thân tàu (đối với phương tiện bắt buộc mua bảo hiểm thân tàu) cho các phưong tiện nghề cá.
2. Nắm vững số lượng và khu vực hoạt động của người và phương tiện nghề cá thuộc địa phương quản lý; kịp thời thông báo về tình hình bão cho người và phương tiện đang hoạt động trên vùng biển thuộc địa phương quản lý để mọi người kịp phòng tránh; trong trường hợp khẩn cấp phải cố gắng tìm mọi cách đưa người và phương tiện đang hoạt động trên biển về nơi trú đậu an toàn.
3. Đôn đốc, kiểm tra ngư dân và doanh nghiệp nghề cá đóng trên địa bàn thực hiện các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.
4. Củng cố, xây dựng cảng cá, bến đậu, nơi trú bão, hệ thống thông tin báo bão ở địa phương.
5. Triển khai kịp thời các mệnh lệnh của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không, trên biển về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn; chỉ đạo việc điều tra các vụ tai nạn xảy ra trên vùng biển thuộc địa phương quản lý và tổ chức việc tìm kiếm, cứu nạn người và phương tiện, giúp ngư dân nhanh chóng khắc phục hậu quả để ổn định đời sống và sản xuất.
6. Báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của người và phương tiện nghề cá trên vùng biển thuộc địa phương quản lý, đặc biệt trong mùa mưa, bão.
Điều 13. Việc chứng thực danh sách thuyền viên trên phương tiện nghề cá quy định như sau:
1. Danh sách thuyền viên trên các phương tiện nghề cá của các gia đình thuộc xã, phường quản lý do Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường chứng thực.
2. Danh sách thuyền viên trên các phương tiện nghề cá của doanh nghiệp do Giám đốc doanh nghiệp chứng thực.
2. Tổ chức, cá nhân không thực hiện các quy định của Nghị định này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 2 Nghị định 80/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 72/1998/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
- 3 Nghị định 80/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 72/1998/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
- 1 Thông tư 02/2007/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 66/2005/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành
- 2 Chỉ thị 02/2004/CT-BTS về công tác phòng, chống lụt, bão giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 3 Thông tư 01/2004/TT-BTS hướng dẫn thực hiện khoản 1 Ðiều 1 Nghị định 80/2002/NÐ-CP sửa đổi Nghị định 72/1998/NÐ-CP đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá khi hoạt động trên biển do Bộ Thủy sản ban hành
- 4 Quyết định 494/2001/QĐ-BTS về Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu và thuyền viên do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 600/1999/TTLT-BGTVT-BTS hướng dẫn Nghị định 72/1998/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Thuỷ sản ban hành
- 6 Thông tư 05/1998/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 72/1998/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 7 Chỉ thị 39-TTg năm 1997 về việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Bộ luật Lao động 1994
- 9 Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 10 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 1 Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 2 Chỉ thị 02/2004/CT-BTS về công tác phòng, chống lụt, bão giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 3 Chỉ thị 39-TTg năm 1997 về việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư 02/2007/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 66/2005/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành