CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2001/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Những mục tiêu thuộc danh mục nhà nước quy định do lực lượng quân đội và công an nhân dân bảo vệ không thuộc phạm vi điều chỉnh Nghị định này.
Điều 2. Trong Nghị định này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn tài sản cho cơ quan, doanh nghiệp. Nghiệp vụ bảo vệ bao gồm các nội dung sau:
a) Biện pháp hành chính;
b) Biện pháp quần chúng;
c) Biện pháp tuần tra, canh gác.
Điều 3. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp:
1. Chịu trách nhiệm về hoạt động bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp do mình phụ trách. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp. Đôn đốc, kiểm tra hoạt động bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp;
3. Tổ chức thực hiện những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an về công tác bảo vệ tại cơ quan, doanh nghiệp.
Điều 4. Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ:
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, không có tiền án, có trình độ văn hóa phổ thông trung học và đủ sức khỏe đáp ứng công tác bảo vệ;
2. Phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ do công an cấp tỉnh trở lên tổ chức và cấp giấy chứng nhận.
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Công an:
1. Quy định việc phối hợp quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp;
3. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CỦA BẢO VỆ CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Điều 6. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ sau đây:
1. Phối hợp với công an xã, phường, thị trấn nắm vững tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng. Đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;
2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của công an cấp tỉnh để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp biện pháp xử lý;
3. Làm nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn. Phối hợp với các tổ chức quần chúng liên quan trong cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho mọi người, hướng dẫn các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cơ quan, doanh nghiệp;
4. Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng và quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có). Phối hợp với cơ quan công an giúp người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quản lý, giáo dục người có tiền án, tiền sự, người hết hạn tù, người chấp hành xong các biện pháp xử lý hành chính khác được làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp;
5. Trực tiếp tổ chức kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp. Khi có vụ việc xảy ra như: cháy, nổ, tai nạn, gây rối trật tự công cộng v.v... trong cơ quan, doanh nghiệp phải tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Điều 7. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có các quyền hạn sau:
1. Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật, các văn bản pháp quy về an ninh trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
2. Trong khi làm nhiệm vụ được kiểm tra giấy tờ, người, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc yêu cầu của cơ quan công an có thẩm quyền.
Điều 9. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước:
1. Được hưởng quyền lợi, chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên bảo vệ của nhà nước ban hành và những quy định cụ thể của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước;
2. Được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ quan, doanh nghiệp mình bảo vệ.
3. Những cán bộ bảo vệ thuộc biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có năng lực và khả năng phát triển được cơ quan, doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt như những cán bộ khác.
1. Xây dựng phương án, kế hoạch và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu và tình hình an ninh, trật tự nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng, có sự tham gia ý kiến của cơ quan công an trước khi trình Hội đồng quản trị hoặc người đứng đầu duyệt;
2. Đề xuất với Hội đồng quản trị hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp các biện pháp cụ thể bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ tài sản và phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan, doanh nghiệp;
3. Trực tiếp bảo vệ tài sản cơ quan, doanh nghiệp; thực hiện những nhiệm vụ cụ thể bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do Hội đồng quản trị hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao cho;
4. Khi có vụ việc xảy ra như: cháy, nổ, tai nạn, gây rối trật tự công cộng... phải tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Điều 16. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Thông báo 763/A11(A17) về việc điều chỉnh một số chi tiết trong Thông tư 10/2002/TT-BCA (A11) của Bộ Công an do Bộ Công an ban hành
- 2 Thông tư 10/2002/TT-BCA(A11) hướng dẫn Nghị định 73/2001/NĐ-Cp về hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do Bộ Công an ban hành
- 3 Luật Doanh nghiệp 1999
- 4 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 5 Luật hợp tác xã 1996
- 6 Bộ luật Lao động 1994
- 7 Luật Tổ chức Chính phủ 1992