CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2015/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2015 |
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN PHÂN TẦNG, KHUNG XẾP HẠNG VÀ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn phân tầng; khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; quy trình, thủ tục phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
2. Nghị định này áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Đại học Quốc gia, Đại học vùng, các trường đại học, học viện; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học là sự sắp xếp thành các nhóm các cơ sở giáo dục đại học theo mục tiêu, định hướng đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Nghị định này. Cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
2. Xếp hạng là sự sắp xếp các cơ sở giáo dục đại học theo thứ tự từ cao xuống thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.
3. Khung xếp hạng là các giới hạn trên và giới hạn dưới được tính bằng điểm để phân chia các cơ sở giáo dục đại học thành các hạng theo nhóm chất lượng trong mỗi tầng của hệ thống giáo dục đại học.
4. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
5. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
6. Chương trình đào tạo định hướng thực hành là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng tập trung vào việc thực hiện các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, sản xuất, chế tạo các công cụ phục vụ sản xuất và đời sống dựa trên cơ sở những thiết kế có sẵn.
7. Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu
a) Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;
b) Giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học tư thục là giảng viên, nghiên cứu viên ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác, không là công chức hoặc viên chức nhà nước; do cơ sở giáo dục đại học trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
8. Tiêu chí phân tầng và xếp hạng là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Tiêu chí phân tầng và xếp hạng bao gồm: vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học; quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo; cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
TIÊU CHUẨN PHÂN TẦNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 3. Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu
1. Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học
Là cơ sở giáo dục đại học có hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; phát triển các công nghệ nguồn; cung cấp nguồn nhân lực có năng lực giảng dạy và nghiên cứu cơ bản; có năng lực chủ trì nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp quốc gia và quốc tế.
2. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô đào tạo của các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu trình độ đại học, thạc sĩ và đào tạo trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;
b) Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chiếm trên 30% tổng quy mô đào tạo của các ngành, chuyên ngành theo định hướng nghiên cứu;
c) Có ít nhất 3 chuyên ngành đào tạo từ đại học đến tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học cơ bản ứng dụng ở 3 nhóm ngành khác nhau.
3. Cơ cấu hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Có đơn vị nghiên cứu phù hợp với ngành đào tạo như: Viện nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản, cơ sở nghiên cứu khoa học ứng dụng, trung tâm phát triển công nghệ nguồn;
b) Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm ít nhất 20% tổng chi cho các hoạt động hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;
c) Giảng viên cơ hữu phải dành ít nhất 50% tổng thời gian làm việc định mức cho hoạt động nghiên cứu khoa học;
d) Có ít nhất 80% giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học có bài báo, công trình công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước hằng năm;
đ) Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 30% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo theo định hướng nghiên cứu, tỷ lệ này không thấp hơn 50%;
e) Mỗi chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này phải có ít nhất 1 Giáo sư hoặc 3 Phó Giáo sư là giảng viên cơ hữu;
g) Tỉ lệ sinh viên/giảng viên của các chương trình định hướng nghiên cứu không quá 15.
Điều 4. Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng
1. Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học
Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo đội ngũ nhân lực chủ yếu theo hướng ứng dụng; nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào việc phát triển các kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người; có năng lực chủ trì nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia và tham gia nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ khu vực và quốc tế.
2. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô đào tạo của các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng trình độ đại học, thạc sĩ chiếm ít tỷ lệ lớn nhất trong tổng quy mô đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học;
b) Ngành nghề đào tạo đa dạng, linh hoạt theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế;
c) Đào tạo chủ yếu trình độ đại học và trình độ thạc sĩ ứng dụng; một số ít chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ nghiên cứu và trình độ tiến sĩ.
3. Cơ cấu hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Có hệ thống phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển, cơ sở sản xuất thử nghiệm, trung tâm ươm tạo công nghệ;
b) Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm ít nhất 20% tổng chi cho các hoạt động hằng năm của cơ sở giáo dục đại học;
c) Hằng năm tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành trong và ngoài nước hoặc chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tế trên tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học không thấp hơn 70%;
d) Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 15% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học;
đ) Tỉ lệ bình quân sinh viên/giảng viên trong toàn cơ sở giáo dục đại học không quá 25.
Điều 5. Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành
1. Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học
Là cơ sở giáo dục đại học chú trọng đào tạo, phát triển năng lực thực hành của người học, gắn kết đào tạo với thực tế sản xuất; nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung theo hướng triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tiễn cuộc sống; cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động đa dạng của các địa phương và các vùng, các tổ chức kinh tế.
2. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô đào tạo các chương trình đào tạo định hướng thực hành chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quy mô đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học;
b) Ngành nghề đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực mà địa phương có nhu cầu; chương trình đào tạo được thiết kế liên thông với chương trình giáo dục nghề nghiệp;
c) Đào tạo trình độ đại học là chủ yếu.
3. Cơ cấu hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất thử nghiệm, phát triển sản phẩm mới không thấp hơn 10% tổng chi cho các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
b) Hằng năm có ít nhất 30% giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học tham gia các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và thực tế sản xuất hoặc thực hiện các nhiệm vụ, đề tài khoa học công nghệ, có công trình được công bố;
c) Có ít nhất 10% khối lượng của các chương trình đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học do các chuyên gia, doanh nhân, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý có kinh nghiệm từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề.
KHUNG XẾP HẠNG, TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1. Tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong mỗi tầng tùy theo chất lượng được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp: hạng 1, hạng 2, hạng 3.
2. Khung xếp hạng được xác định theo điểm với cơ cấu như sau:
a) Hạng 1 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm cao nhất;
b) Hạng 2 bao gồm 40% các cơ sở giáo dục đại học không thuộc Điểm a và Điểm c Khoản này;
c) Hạng 3 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục đại học có điểm thấp nhất.
Điều 7. Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu
1. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô của các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu;
b) Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ;
c) Số chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học cơ bản ứng dụng;
d) Số chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Tổng thu từ hoạt động đào tạo, từ hoạt động khoa học công nghệ; tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp (nếu có) hằng năm;
b) Tổng chi phí để đào tạo mỗi sinh viên trong một năm (sau đây gọi là chi phí đơn vị);
c) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học có bài báo, công trình công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước hằng năm;
d) Số cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học cơ bản ứng dụng; số viện nghiên cứu trực thuộc, số phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu phát triển các công nghệ nguồn;
đ) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ;
e) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư;
g) Số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và được cấp bằng trung bình mỗi năm.
3. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
a) Số bài báo, công trình công bố đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có tên trong danh mục ISI, Scopus hằng năm;
b) Số lượng bằng độc quyền sáng chế được cấp hằng năm;
c) Số lượng giảng viên và sinh viên (kể cả cựu sinh viên) của trường được trao giải thưởng quốc gia và quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học hằng năm;
d) Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành đào tạo sau 12 tháng;
đ) Số lượng sinh viên và giảng viên tham gia các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hằng năm.
4. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
a) Số lượng các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu được các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khu vực, quốc tế kiểm định và công nhận;
b) Số lượng các chương trình đào tạo được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước kiểm định và công nhận;
c) Mức độ đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
Điều 8. Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng
1. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Quy mô của các chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng;
b) Số nhóm ngành đào tạo theo định hướng ứng dụng;
c) Số lượng các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ ứng dụng.
2. Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Tổng thu từ hoạt động đào tạo, từ hoạt động khoa học công nghệ; tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp (nếu có) hằng năm;
b) Chi phí đơn vị;
c) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học có kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế, được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước hằng năm;
d) Số cơ sở nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, trung tâm ươm tạo công nghệ;
đ) Số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ;
e) Số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư;
g) Tỉ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu.
3. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
a) Số công trình được ứng dụng vào thực tế; số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia và quốc tế hàng năm;
b) Số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa được cấp hằng năm;
c) Số lượng giảng viên và sinh viên (kể cả cựu sinh viên) của trường được tạo giải thưởng quốc gia và quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học hằng năm;
d) Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành đào tạo sau 12 tháng;
đ) Số lượng sinh viên và giảng viên tham gia các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hằng năm.
4. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
a) Số chương trình đào tạo được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và quốc tế kiểm định và công nhận;
b) Mức độ đạt các tiêu chí kiểm định cơ sở giáo dục đại học.
Điều 9. Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành
1. Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo
a) Tổng quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;
b) Số lượng sinh viên đào tạo theo đặt hàng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
c) Số chương trình đào tạo có hợp tác với doanh nghiệp.
2. Cơ cấu hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ
a) Tổng thu từ hoạt động đào tạo, từ hoạt động khoa học công nghệ; tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp (nếu có) hằng năm;
b) Chi phí đơn vị;
c) Số lượng giảng viên cơ hữu, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia các hoạt động thực tế tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc có bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành hàng năm;
d) Số lượng giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ hoặc được tặng các danh hiệu nhà nước do có nhiều đóng góp, cống hiến cho nghề nghiệp;
đ) Số xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, phát triển sản phẩm;
e) Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia, doanh nhân, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý có kinh nghiệm từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy hằng năm;
g) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu.
3. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
a) Số lượng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa được cấp hằng năm;
b) Số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học công nghệ, số lượng các công trình được áp dụng vào thực tiễn hàng năm;
c) Số lượng giảng viên và sinh viên (kể cả cựu sinh viên) của trường được trao giải thưởng về hoạt động nghề nghiệp hằng năm;
d) Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành đào tạo sau 12 tháng;
đ) Số lượng sinh viên và giảng viên tham gia các chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hằng năm.
4. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục
a) Số lượng các chương trình đào tạo được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục kiểm định và công nhận;
b) Mức độ đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
ĐIỀU KIỆN, CHU KỲ, QUY TRÌNH, THỦ TỤC PHÂN TẦNG VÀ XẾP HẠNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 10. Điều kiện được công nhận phân tầng
1. Đã được kiểm định chất lượng đạt yêu cầu và còn giá trị hiệu lực bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
2. Đã được tổ chức phân tầng và xếp hạng đánh giá ngoài và đề nghị xem xét công nhận phân tầng.
3. Đạt ít nhất 75% các chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn phân tầng tương ứng quy định tại Chương 2 của Nghị định này, trong đó mỗi tiêu chí có ít nhất một chỉ số đạt yêu cầu.
Điều 11. Chu kỳ phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
1. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 10 năm.
2. Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 2 năm.
Điều 12. Quy trình, thủ tục phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học tiến hành tự đánh giá theo tiêu chuẩn phân tầng và xếp hạng quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này và hướng dẫn thực hiện Nghị định của do Bộ Giáo dục và Đào tạo; lập báo cáo tự đánh giá và công bố trên trang thông tin của cơ sở giáo dục đại học.
2. Cơ sở giáo dục đại học đăng ký thực hiện phân tầng, xếp hạng với tổ chức phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học được quy định tại điểm c
3. Tổ chức phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học theo chu kỳ quy định tại
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định báo cáo của tổ chức phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định này và việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở giáo dục đại học;
b) Hướng dẫn cách tính điểm cho mỗi chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học quy định tại Nghị định này;
c) Lựa chọn các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có năng lực, kinh nghiệm và uy tín để giao nhiệm vụ thực hiện phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học;
d) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước dựa trên kết quả phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học để ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Các Bộ, ngành và địa phương quản lý trực tiếp các cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc triển khai, thực hiện các hoạt động phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2015.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 2 Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 do Chính phủ ban hành
- 3 Luật giáo dục đại học 2012
- 4 công văn số 203/LĐTBXH-TL về việc xác định tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp
- 5 Công văn số 123/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc xác định tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp
- 6 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Công văn số 123/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc xác định tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp
- 2 công văn số 203/LĐTBXH-TL về việc xác định tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp
- 3 Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 do Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học sửa đổi