CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2019/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2019 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây viết tắt là Nghị định số 61/2015/NĐ-CP).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
1. Sửa đổi
“1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây viết tắt là Quỹ).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình) được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Nghị định này.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Mức vay
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Thời hạn vay vốn
Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.”
4. Sửa đổi, bổ sung
“1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật việc làm, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.”
5. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 27. Điều kiện bảo đảm tiền vay
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.”
6. Sửa đổi, bổ sung
“2. Hồ sơ vay vốn
a) Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp; thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có) theo Mẫu số 1a và Mẫu số 1b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có), bao gồm:
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.”
8. Sửa đổi, bổ sung
“3. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ giữa các địa phương, các tổ chức thực hiện chương trình. Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ tại địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, quyết định việc điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ giữa các cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình. Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của cơ quan trung ương của tổ chức thực hiện chương trình.”
9. Sửa đổi, bổ sung
“1. Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và hạch toán tiền lãi thu được vào thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội. Tiền lãi vốn vay được sử dụng như sau:
a) Trích lập Quỹ dự phòng và các khoản chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Trích 0,3% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ để hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trích 15% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương để chi cho công tác quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Trích 10% số tiền lãi thu được từ cho vay Quỹ tại địa phương, tổ chức thực hiện chương trình để bổ sung vào nguồn vốn của Quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức thực hiện chương trình quản lý.”
11. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 33. Huy động nguồn vốn để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm
1. Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
12. Sửa đổi thứ tự
13. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 36. Điều kiện bảo đảm tiền vay
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.”
14. Sửa đổi thứ tự các
15. Sửa đổi, bổ sung
“2. Hồ sơ vay vốn
a) Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp; thuộc hộ cận nghèo theo Mẫu số 3a và Mẫu số 3b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với người lao động là thân nhân người có công với cách mạng:
- Giấy đề nghị vay vốn theo quy định tại điểm a khoản này;
- Bản sao giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định này.”
16. Sửa đổi thứ tự các
18. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 44. Huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định pháp luật về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
19. Sửa đổi số thứ tự
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 11 năm 2019.
2. Mức vay, thời hạn vay vốn, lãi suất vay vốn, điều kiện bảo đảm tiền vay đối với dự án vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; điều kiện bảo đảm tiền vay đối với dự án vay vốn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- 1 Thông tư 24/2017/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5 Luật việc làm 2013
- 1 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 24/2017/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành