CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82-CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để chấn chỉnh quản lý Nhà nước đối với Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
NGHỊ ĐỊNH :
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
ĐẶT VÀ HOẠT ĐỘNG CUẢ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOAÌ TAỊ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 82-CP ngày 2-8-1994)
Điều kiện để tổ chức kinh tế nước ngoài được xét cấp giấy phép đặt Văn phòng đại diện:
1- Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập phù hợp với pháp luật nước mình;
2- Đã hoạt động không dưới 5 năm;
3- Có dự án đầu tư, thương mại được phía Việt Nam quan tâm và có khả năng thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam.
Đối với các tập đoàn kinh tế nước ngoài xin đặt Văn phòng đại diện để thực hiện các dự án đầu tư có số vốn từ 10 triệu USD trở lên hoặc thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá sản xuất, chế biến tại Việt Nam sẽ được giảm nhẹ điều kiện quy định tại điểm 2 Điều này và được ưu tiên xem xét cấp giấy phép.
Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam:
Xúc tiến xây dựng các dự án, chương trình hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật được phía Việt Nam quan tâm.
Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật đã ký kết với các doanh nghiệp của Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Không được trực tiếp kinh doanh, làm dịch vụ và thu tiền tại Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào. Trưởng Văn phòng đại diện và nhân viên làm việc trong Văn phòng không được ký kết hợp đồng kinh tế, thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam nếu không có giấy uỷ nhiệm hợp pháp của Chủ hãng hoặc Giám đốc điều hành của tổ chức kinh tế nước ngoài.
Kèm theo đơn xin phép đặt Văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế nước ngoài cần xuất trình:
1- Điều lệ hoặc tài liệu cần thiết chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức kinh tế;
2- Giấy chứng nhận của Ngân hàng hoặc của cơ quan pháp lý có thẩm quyền phía nước ngoài xác định số vốn pháp định của tổ chức kinh tế.
Giấy phép có giá trị trong thời hạn 3 (ba) năm kể từ ngày cấp, và có thể được gia hạn từng 3 năm một theo đề nghị của tổ chức kinh tế nước ngoài.
Sau khi cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng đại diện (theo mẫu thống nhất do Bộ Thương mại quy định), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải gửi cho Bộ Thương mại một bản sao giấy đăng ký để theo dõi, kiểm tra thực hiện.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Bộ Thương mại phải có văn bản trả lời tổ chức kinh tế nước ngoài biết kết quả việc xin thay đổi, gia hạn hoặc bổ sung giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện.
Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, tổ chức kinh tế nước ngoài muốn thay đổi người Trưởng đại diện và/hoặc nhân viên làm việc tại Văn phòng đại diện, phải báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đóng trụ sở và chỉ được thay đổi khi có văn bản chấp thuận. Thời hạn trả lời của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố là 15 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu của tổ chức kinh tế nước ngoài.
1- Hết thời hạn ghi trong giấy phép;
2- Theo đề nghị của tổ chức kinh tế nước ngoài;
3- Theo quyết định của Bộ Thương mại về việc thu hồi giấy phép nếu Văn phòng đại diện vi phạm những quy định của Quy chế này.
Trong các trường hợp nói trên, Bộ Thương mại phải có văn bản thông báo cho tổ chức kinh tế nước ngoài và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đóng trụ sở biết 30 ngày trước khi Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động.
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KINH TẾ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1- Đã có giấy phép của Bộ Thương mại cho đặt hoặc gia hạn hoạt động nhưng không đăng ký theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này thì bị cảnh cáo và bị phạt 2.000 USD, đồng thời phải hoàn thành thủ tục đăng ký theo đúng quy định; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
2- Hoạt động khi giấy phép đặt Văn phòng và giấy đăng ký đã hết hạn thì bị buộc chấm dứt hoạt động và bị phạt 20.000 USD; trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy tố theo pháp luật Việt Nam.
3- Thay đổi tên, trụ sở chính, trụ sở chi nhánh khi chưa được Bộ Thương mại chấp thuận thì bị cảnh cáo và bị phạt 2.000 USD, đồng thời không được dùng tên, trụ sở chính, trụ sở chi nhánh mới đó cho đến khi Bộ Thương mại chấp thuận; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
4- Thay đổi Trưởng đai diện và nhân viên khi chưa được chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đóng trụ sở thì bị cảnh cáo và bị phạt 2.000 USD, đồng thời Trưởng đại diên, nhân viên mới đó không được tiến hành các hoạt động chính thức; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
5- Thuê nhà và/hoặc tuyển dụng nhân viên trái các quy định của pháp luật Việt Nam thì bị cảnh cáo và bị phạt 5.000 USD; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
6- Mở và sử dụng tài khoản trái với quy định tại Điều 15 của Quy chế này thì bị cảnh cáo và bị phạt 5.000 USD; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
7- Trưởng Văn phòng đại diện hoặc nhân viên ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền thì bị cảnh cáo và bị phạt 5.000 USD; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó. Những hợp đồng này không có giá trị pháp lý để thực hiện.
8- Hoạt động ngoài phạm vi ghi trong giấy phép thì bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, bị phạt 10.000 USD và phải truy nộp các loại thuế theo pháp luật Việt Nam; nếu tái phạm sẽ bị buộc chấm dứt hoạt động và bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó,
9- Không chấp hành hoặc cản trở việc kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 21 của Quy chế này thì bị cảnh cáo và bị phạt 5.000 USD; nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần mức tiền phạt trước đó.
2- Các Bộ, ngành có chức năng quản lý Nhà nước theo lĩnh vực hoặc chuyên ngành có trách nhiệm đề xuất và tham gia, phối hợp với Bộ Thương mại và/hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đóng trụ sở tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Văn phòng đại diện thuộc lĩnh vực, chuyên ngành do mình phụ trách, kiến nghị với Bộ Thương mại hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định xử lý các vi phạm theo thẩm quyền quy định tại điểm 1, điểm 3 Điều này.
3- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đai diện đóng trụ sở chịu trách nhiệm quản lý hành chính và kiểm tra, giám sát hoạt động của Văn phòng đại diện trên địa bàn lãnh thổ, có quyền ra quyết định xử lý vi phạm dưới mức quyết định xử lý của Bộ Thương mại.
- 1 Nghị định 382-HĐBT năm 1990 ban hành Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện thường trú các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Nghị định 179-CP năm 1994 sửa đổi Quy chế Đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam kèm theo Nghị định 82-CP năm 1994
- 3 Nghị định 45/2000/NĐ-CP quy định về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
- 4 Nghị định 45/2000/NĐ-CP quy định về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
- 1 Công văn 5980/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc chuyển nhượng xe ôtô, xe găn máy của VPĐD nhập khẩu theo Nghị định 82/CP
- 2 Nghị định 45/2000/NĐ-CP quy định về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
- 3 Thông tư 01/NH-TT-1995 về Quy chế đặt và hoạt động của văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng nước ngoài do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 4 Thông tư 3-TM/PC năm 1995 hướng dẫn Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Thương mại ban hành
- 5 Thông tư 235/TCHQ-GSQL năm 1994 hướng dẫn Nghị định 82/CP 1994 về Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 6 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 1 Nghị định 382-HĐBT năm 1990 ban hành Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện thường trú các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Nghị định 45/2000/NĐ-CP quy định về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam