CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86-CP | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
1- Tổ chức nghiên cứu, xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch kinh tế - xã hội theo ngành, cùng lãnh thổ để trình Chính phủ.
2- Tổng hợp các nguồn lực của cả nước, kể cả các nguồn từ nước ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; giữa tích luỹ và tiêu dùng, tài chính, tiền tệ, hàng hoá vật tư, xuất nhập khẩu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và cân đối một số vật tư hàng hoá chủ yếu của nền kinh tế. Phối hợp với Bộ Tài chính việc phân bố kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành và địa phương để trình Chính phủ.
3- Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành kinh tế và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt.
4- Nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo phân công của Chính phủ.
Nghiên cứu, xây dựng các quy chế và phương pháp kế hoạch hoá.
5- Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực do Chính phủ giao.
6- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.
7- Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập, xử lý các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội trong nước và nước ngoài để phục vụ cho việc xây dựng và điều hành kế hoạch.
8- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế hoạch theo yêu cầu nhiệm vụ mới.
9- Làm Chủ tịch các Hội đồng: Xét duyệt định mức kinh tế kỹ thuật cấp Nhà nước, thẩm định dự án đầu tư cấp Nhà nước, thẩm định dự án đầu tư trực tiếp theo Luật Đầu tư nước ngoài và các dự án thuộc nguồn tài trợ ODA theo phân cấp của Chính phủ, xét thầu Quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nước; làm cơ quan đầu mỗi trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA.
Điều 3. Tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước gồm có:
1- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (có vị trí tương đương với Tổng cục loại I).
2- Viện Chiến lược phát triển (có vị trí tương đương với Tổng cục loại I).
3- Vụ Kinh tế đối ngoại.
4- Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
5- Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
6- Vụ Kế hoạch hoá.
7- Vụ Tài chính tiền tệ.
8- Vụ Nông lâm ngư nghiệp.
9- Vụ Công nghiệp.
10- Vụ Thương mại và dịch vụ.
11- Vụ Cơ sở hạ tầng.
12- Vụ Lao động Văn hoá xã hôi.
13- Vụ Khoa học, giáo dục và môi trường.
14- Vụ Quan hệ với Lào.
15- Vụ Quốc phòng An ninh.
16- Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo.
17- Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư.
18- Văn phòng Xét thầu Quốc gia.
19- Văn phòng Uỷ ban
20- Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam.
21- Trung tâm Thông tin (bao gồm cả Tạp chí kinh tế và dự báo).
22- Trường Nghiệp vụ kế hoạch.
Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng, Chủ nhiểm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước quyết định trong phạm vi tổng biên chế của Uỷ ban đã được Chính phủ quy định.
Võ Văn kiệt (Đã ký) |