.CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2012/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2012 |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH NỘI VỤ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định về tể chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ,
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Nội vụ; Thanh tra viên ngành Nội vụ, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ, cộng tác viên thanh tra ngành Nội vụ; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Nội vụ.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGÀNH NỘI VỤ
Điều 3. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Nội vụ
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Nội vụ.
b) Thanh tra Sở Nội vụ.
2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
b) Ban Tôn giáo Chính phủ.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Nội vụ
Thanh tra Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Nội vụ.
2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ và công chức làm công tác thanh tra thuộc Bộ Nội vụ.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.
4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ
Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành đối với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ.
3. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
4. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Nội vụ
Thanh tra Sở Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành nội vụ cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Nội vụ.
2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở Nội vụ, thanh tra Sở Nội vụ.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Nội vụ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra nội vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Nội vụ.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Nội vụ
Chánh Thanh tra Sở Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Bộ Nội vụ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Nội vụ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, tôn giáo gửi Thanh tra Bộ Nội vụ để tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, tôn giáo.
3. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ giao.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, tôn giáo.
5. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Nội vụ kết quả thanh tra chuyên ngành.
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành.
2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về thi đua, khen thưởng, tôn giáo.
3. Kiến nghị Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành
1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ được tổ chức thành Vụ.
2. Bộ phận tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan mình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.
b) Thực hiện thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên, thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao.
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công.
d) Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ.
HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH NỘI VỤ
Điều 11. Nội dung thanh tra hành chính
Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp nhà nước và quản lý biên chế công chức, vị trí việc làm và số lượng viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức hội được giao sử dụng biên chế công chức.
Điều 13. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực chính quyền địa phương, địa giới hành chính
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã.
2. Thanh tra việc thực hiện các quy định về quản lý, phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính; việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 14. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, bao gồm:
a) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
b) Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ.
c) Quản lý hồ sơ cán bộ.
d) Điều động, luân chuyển, cho thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, nghỉ hưu đối với cán bộ.
đ) Đánh giá, phân loại đánh giá cán bộ.
e) Các quy định khác của pháp luật về cán bộ.
2. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức, bao gồm:
a) Quy hoạch công chức và các chức danh lãnh đạo, quản lý.
c) Đào tạo, bồi dưỡng công chức.
d) Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức.
đ) Quản lý hồ sơ công chức.
e) Các quy định khác của pháp luật về công chức.
3. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về viên chức, bao gồm:
a) Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức.
b) Hợp đồng và chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức.
c) Quy hoạch viên chức và các chức danh lãnh đạo, quản lý.
d) Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp; thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, giải quyết chế độ thôi việc.
đ) Đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức.
e) Đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
g) Chế độ hưu trí đối với viên chức.
h) Lập, quản lý hồ sơ viên chức.
i) Các quy định khác của pháp luật về viên chức.
1. Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức hoặc do cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền giao theo quy định của Luật cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan.
2. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định của Luật cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan.
3. Thanh tra việc thực hiện các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức.
1. Thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
2. Thanh tra việc nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra việc xếp hệ số lương khi tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, thay đổi vị trí việc làm, chuyển ngạch, nâng ngạch từ chuyên viên và tương đương trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
4. Thanh tra việc xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ, viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ lực lượng vũ trang khi được điều động, luân chuyển về cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
5. Thanh tra việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công trong các tổ chức hội được giao sử dụng biên chế công chức.
Điều 17. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể, đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động, cho phép hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; cấp lại giấy phép thành lập, thu hồi giấy phép thành lập; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội, tổ chức phi chính phủ.
2. Thanh tra việc thực hiện điều lệ của hội, tổ chức phi chính phủ.
Điều 18. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ nhà nước
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ, bao gồm:
1. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2. Quản lý văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, gồm: Văn bản đi; văn bản đến; công tác lập hồ sơ lưu trữ hiện hành.
3. Bảo quản và sử dụng con dấu trong công tác văn thư.
4. Thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ.
5. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ.
6. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cải cách hành chính nhà nước
1. Thanh tra trách nhiệm thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính.
2. Thanh tra trách nhiệm thực hiện phân công, phân cấp quản lý nhà nước.
Điều 20. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Thanh tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã, phường, thị trấn, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác thanh niên
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh niên trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ.
Điều 22. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua và danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng.
Điều 23. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo; thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.
2. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
1. Thanh tra Bộ Nội vụ thanh tra việc thực hiện quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 và thanh tra lại quy định tại
2. Thanh tra Sở Nội vụ thanh tra việc thực hiện quy định tại các
3. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thanh tra việc thực hiện quy định tại
4. Ban Tôn giáo Chính phủ thanh tra việc thực hiện quy định tại
Điều 25. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra nội vụ hàng năm
1. Chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hàng năm, Thanh tra Bộ Nội vụ hướng dẫn các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành.
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ gửi Thanh tra Bộ Nội vụ chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành chậm nhất vào ngày 05 tháng 11 hàng năm.
2. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm, Thanh tra Bộ Nội vụ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt kế hoạch thanh tra của Bộ Nội vụ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
3. Chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm, Thanh tra Sở Nội vụ trình Giám đốc Sở Nội vụ phê duyệt kế hoạch thanh tra của Sở Nội vụ.
Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.
4. Kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt khi cần điều chỉnh phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Kế hoạch thanh tra quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 26. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
1. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên.
2. Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra Bộ Nội vụ, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ; phối hợp với Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Nội vụ với các cơ quan thanh tra của địa phương, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét khi cần thiết.
3. Chánh Thanh tra Sở Nội vụ báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương.
Điều 27. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra
1. Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập Đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
2. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và thành lập Đoàn thanh tra.
Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều đơn vị thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định thanh tra chuyên ngành và thành lập Đoàn thanh tra.
1. Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ Nội vụ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.
2. Cuộc thanh tra do Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Điều 29. Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra ngành Nội vụ
1. Hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nội vụ, Thanh tra Sở Nội vụ thực hiện theo quy định của Luật thanh tra; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
2. Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ thực hiện theo quy định của Luật thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Điều 30. Thanh tra lại các Kết luận thanh tra ngành Nội vụ
1. Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao.
2. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật thanh tra. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại.
3. Căn cứ thanh tra lại, thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra lại thực hiện theo quy định của Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
4. Người ra quyết định thanh tra lại ra kết luận thanh tra lại. Nội dung kết luận thanh tra lại theo quy định của pháp luật thanh tra.
5. Kết luận thanh tra lại của Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ gửi tới Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ.
Điều 31. Tổng hợp, báo cáo công tác thanh tra ngành Nội vụ
1. Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Nội vụ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Chánh Thanh tra Sở Nội vụ báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 32. Thanh tra viên ngành Nội vụ
1. Thanh tra viên ngành Nội vụ (sau đây gọi là Thanh tra viên) là công chức của Thanh tra Bộ Nội vụ, Thanh tra Sở Nội vụ được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra.
2. Thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở Nội vụ và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên và điều kiện bảo đảm hoạt động đối với thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ
1. Người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ là công chức thuộc biên chế của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ được Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn cụ thể của người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nội vụ, trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành nội vụ.
Điều 34. Cộng tác viên thanh tra ngành Nội vụ
1. Cộng tác viên thanh tra ngành Nội vụ là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra được Thanh tra Bộ Nội vụ, Thanh tra Sở Nội vụ trưng tập tham gia Đoàn thanh tra và không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.
2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên thanh tra ngành Nội vụ; trình tự, thủ tục trưng tập cộng tác viên thanh tra ngành Nội vụ; chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra ngành Nội vụ và kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra ngành Nội vụ thực hiện theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 35. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ và bảo đảm kinh phí hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ.
2. Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện khác phục vụ hoạt động thanh tra; giám sát hoạt động thanh tra.
3. Chỉ đạo xử lý, thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra nội vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Nội vụ và bảo đảm kinh phí hoạt động của Thanh tra Sở Nội vụ.
2. Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện khác phục vụ hoạt động thanh tra; giám sát hoạt động thanh tra.
3. Chỉ đạo xử lý, thực hiện các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra nội vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật thanh tra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi kết luận thanh tra tới Bộ Nội vụ trong thời hạn quy định đối với các cuộc thanh tra có nội dung liên quan tới chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ Nội vụ, Thanh tra Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Sở Nội vụ, Thanh tra Sở Nội vụ có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- 1 Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ
- 2 Nghị định 57/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải
- 3 Nghị định 39/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- 4 Thông tư 09/2012/TT-BNV quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Nghị định 82/2012/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính
- 6 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
- 7 Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 8 Luật thanh tra 2010
- 9 Luật cán bộ, công chức 2008
- 10 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Nghị định 82/2012/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính
- 2 Nghị định 39/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- 3 Nghị định 57/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải
- 4 Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ