BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG-BỘ THUỶ LỢI VÀ KIẾN TRÚC | VIỆT |
Số: 76-NĐ/LB | Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1957 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI VÀ KIẾN TRÚC-BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ sắc lệnh số 77-SL ngày 22-05-1950 ban hành quy chế công nhân;
Xét hoàn cảnh và điều kiện làm việc hiện tại của công nhân vệ sinh và công nhân máy xay đá.
NGHỊ ĐỊNH :
1) Trang bị :
a) Những công nhân làm các việc : đổ thùng ở các hố xí, đổ phân ở thùng lên xe và xuống xe, mỗi năm được trang bị :
Một bộ quần áo vải xanh thường cho nam công nhân hoặc vải đen thường cho nữ công nhân.
Hai khẩu trang.
0,5kg xà phòng mỗi tháng để tắm rửa.
Riêng những công nhân đi đổ thùng ở các hố xí, ngoài các trang bị nói trên được trang bị thêm một đôi dép cao su hạng thường, dùng tối thiểu trong ba năm.
b) Những công nhân rửa thùng và xe đựng phân, đánh phân trong bệ xí, lắp, tháo, rửa vòi bơm xí máy, sửa chữa các xe bô và thùng cũ có hơi phân, công nhân quét rác, đổ rác và san rác, công nhân dọn cống rãnh (những người đứng trên bờ cống rãnh) mỗi năm được trang bị:
Hai yếm che bằng vải thường khổ 0th70*0th80.
Hai khẩu trao.
0,k500 xà phòng mỗi tháng để tắm rửa.
Riêng những công nhân đứng đổ rác trên xe và san rác ở bãi, ngoài những trang bị nói trên, được trang bị thêm một đôi ủng cao su sử dụng tối thiểu trong ba năm.
c) Những công nhân thông cống (những người phải chui xuống làm việc dưới cống ) và những người làm nhiệm vụ vận chuyển bùn cần lấy ở cống lên, mỗi năm được trang bị :
Hai quần cộc và hai áo cổ vuông bằng vải xanh thường cho nam công nhân, hoặc một bộ quần áo vải đen thường cho nữ công nhân.
Hai khẩu trao.
0,kg500 xà phòng mỗi tháng để tắm rửa.
Riêng những công nhân phải chui xuống làm việc ở dưới cống ngoài những trang bị nói trên, còn được trang bị thêm :
Một mũ may bằng ny lông, dùng trong hai năm.
Một đôi dép cao su hạng thường, dùng tối thiểu trong ba năm.
d) Những công nhân máy xay đá (chỉ những người đúng cạnh máy ) mỗi năm được trang bị :
Một bộ quần áo vải xanh thường cho nam công nhân hoặc vải đen thường cho nữ công nhân.
Hai khẩu trao.
0,kg500 xà phòng mỗi tháng để tắm rửa.
Một đôi kính che mắt dùng tối thiểu trong ba năm.
e) Quần áo, yếm che, khẩu trao, dép, kính che mắt là tài sản quốc gia, chỉ được sử dụng trong công việc và mua sắm theo nhu cầu công tác, không nhất thiết phải mua sắm trang bị nhất loạt cho từng người. Cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm bảo vệ các tài sản nói trên, thường xuyên phải có người trông nom nhắc nhở, giặt giũ, khâu và tránh hư hỏng.
Để giữ gìn vệ sinh chung, thường xuyên phải nhúng nước sôi những đồ dùng bằng vải. Đối với những công nhân làm việc thường xuyên và có tính chất chuyên trách, đã trang bị cái gì thì nên để anh chị em dùng thường xuyên cái ấy trong lúc làm việc không nên thay đổi. Tiêu chuẩn quần áo là một năm một bộ, nhưng để thuận tiện cho việc khâu và giặt giũ, bước đầu mua sắm, có thể may hai bộ để có đủ thay đổi và sẽ dùng làm trong hai năm (trừ quần cọc và áo cổ vuông của công nhân thông cống đã có sẵn hai bộ).
2) Phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe :
a) Mỗi đêm hoặc ngày phụ cấp 400 đồng cho những công nhân làm các việc : đổ thùng ở các hố xí, đổ phân ở thùng lên xe và xuống xe, rửa thùng và xe đựng phân, đánh phân trong bệ xí, lắp, tháo, rửa vòi bơm xi máy, công nhân thông cống (những người phải chui xuống làm việc ở dưới cống) và những người làm nhiệm vụ vận chuyển bùn cần lấy ở cống lên.
b) Mỗi đêm hoặc ngày phụ cấp 300 đồng cho công nhân làm các việc :san rác ở bãi, đổ rác lên xe và xuống xe, công nhân máy xay đá (những công nhân đứng cạnh máy ) .
c) Mỗi ngày hoặc đêm phụ cấp 200 đồng cho công nhân làm các việc : lái và phụ xe tải phân, sửa chữa xe bò, thùng cũ có hơi phân, công nhân dọn cống rãnh (những người đứng trên bờ làm việc ), công nhân hốt rác.
d) Khoản phụ cấp này chỉ thanh toán trong những ngày thực sự làm việc. Làm việc từ 6 giờ đến 8 giờ được hưởng toàn định suất. Làm việc từ 2 giờ đến 5 giờ được hưởng phân nữa (1/2) định suất, dưới 2 giờ không tính. Trong các thành phố nhỏ, nếu có trường hợp công nhân phải làm hai, ba việc trong một ngày (cả đổ thùng ,san rác,v.v..) mà không chuyên trách một công việc gì, thì trong ngày ấy làm nhiều loại việc nào sẽ được hưởng phụ cấp theo tiêu chuẩn của loại việc ấy.
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI VÀ KIẾN TRÚC | BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG | K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1 Nghị định 569-NĐ-TLKT năm 1956 về đặt một khoản phụ cấp "Bồi dưỡng sức khỏe" cho những công nhân làm việc gần các hơi độc và chất độc có hại đến sức khỏe do Bộ trưởng Bộ thủy lợi và kiến trúc ban hành
- 2 Nghị định 569-NĐ-TLKT năm 1956 về đặt một khoản phụ cấp "Bồi dưỡng sức khỏe" cho những công nhân làm việc gần các hơi độc và chất độc có hại đến sức khỏe do Bộ trưởng Bộ thủy lợi và kiến trúc ban hành
- 1 Công văn 375/BXD-KHCN năm 2013 hướng dẫn xác định cấp độ độc hại công trình phục vụ sản xuất do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Thông tư liên bộ 08-TT/LB năm 1962 quy định danh sách những nghề được coi là đặc biệt nặng nhọc, có hại sức khỏe được ưu đãi trong các chế độ bảo hiểm xã hội do của Bộ Lao động - Bộ Nội vụ - Bộ Y tế ban hành
- 3 Thông tư 18-LĐTT năm 1958 về việc trang bị bảo hộ lao động do Bộ Lao Động ban hành.
- 4 Thông tư 03-NL/TT năm 1958 quy định trang bị cho cán bộ, công nhân viên làm việc ở nơi có hóa chất và có vi trùng do Bộ Nông Lâm ban hành
- 5 Sắc lệnh số 77/SL về việc quy định chế độ công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến (thiếu trang 2) do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 1 Thông tư liên bộ 08-TT/LB năm 1962 quy định danh sách những nghề được coi là đặc biệt nặng nhọc, có hại sức khỏe được ưu đãi trong các chế độ bảo hiểm xã hội do của Bộ Lao động - Bộ Nội vụ - Bộ Y tế ban hành
- 2 Thông tư 18-LĐTT năm 1958 về việc trang bị bảo hộ lao động do Bộ Lao Động ban hành.
- 3 Thông tư 03-NL/TT năm 1958 quy định trang bị cho cán bộ, công nhân viên làm việc ở nơi có hóa chất và có vi trùng do Bộ Nông Lâm ban hành
- 4 Thông tư liên bộ 28-TT-TLKT năm 1956 bồi dưỡng sức khỏe cho công nhân vệ sinh và công nhân làm ở máy xay giã do Bộ Thủy lợi và Bộ Kiến trúc ban hành
- 5 Nghị định 569-NĐ-TLKT năm 1956 về đặt một khoản phụ cấp "Bồi dưỡng sức khỏe" cho những công nhân làm việc gần các hơi độc và chất độc có hại đến sức khỏe do Bộ trưởng Bộ thủy lợi và kiến trúc ban hành
- 6 Công văn 375/BXD-KHCN năm 2013 hướng dẫn xác định cấp độ độc hại công trình phục vụ sản xuất do Bộ Xây dựng ban hành