HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299-HĐBT | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 1992 |
CUẢ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 299-HĐBT NGÀY 15-8-1992BAN HÀNH ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM Y TẾ
HỘIĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Điều 39 và Điều 61, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ bảo hiểm Y tế.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 299-HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng)
1. Đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội, hội quần chúng có hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
2. Các doanh nghiệp quốc doanh, kể cả các doanh nghiệp trong lực lượng vũ trang, các đơn vị thực hiện hạch toán kinh tế, hạch toán lấy thu bù chi trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội, hội quần chúng...
3. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong khu chế xuất.
4. Các tổ chức, văn phòng đại diện của nước ngoài và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.
Điều 3.- Các đối tượng khác tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Điều 6.- Quỹ bảo hiểm Y tế được hình thành bằng nguồn thu từ việc đóng bảo hiểm Y tế.
MỨC ĐÓNG GÓP VÀ TRÁCH NHIỆM ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CUẢ CÁC BÊN THAM GIA BAỎ HIỂM Y TẾ
1. Người được bảo hiểm y tế có quyền:
a) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
b) Được khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế thuận lợi nhất theo hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm y tế. Người được bảo hiểm y tế khi bị bệnh phải cấp cứu ở bất kỳ cơ sở y tế nào của Nhà nước cũng được hưởng bảo hiểm y tế.
c) Được cơ quan bảo hiểm y tế chi trả trợ cấp bảo hiểm y tế nói tại khoản 1 điều 15 khi khám, chữa bệnh.
d) Được yêu cầu bảo hiểm y tế bảo vệ các quyền lợi theo quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế và có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền khi các bên tham gia không thực hiện đúng Điều lệ bảo hiểm y tế.
2. Người được bảo hiểm y tế có trách nhiệm.
a) Thực hiện đúng các quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế.
b) Bảo quản và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng quy định.
1. Cơ quan bảo hiểm y tế có quyền:
a) Xác định mức đóng bảo hiểm y tế theo đúng quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế.
c) Từ chối chi trả bảo hiểm y tế đối với những trường hợp khám, chữa bệnh không theo đúng quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế, ngoài hợp đồng, và ngoài các quy định chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.
d) Huỷ bỏ hợp đồng về thực hiện bảo hiểm y tế với cơ sở y tế nào không bảo đảm điều kiện khám, chữa bệnh và phục hồi người bệnh đã quy định trong hợp đồng.
2. Cơ quan bảo hiểm y tế có trách nhiệm:
a) Tổ chức cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người được bảo hiểm y tế và quản lý việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
d) Bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm y tế.
e) Giải quyết các khiếu nại của người được bảo hiểm y tế.
1. Các cơ sở khám, chữa bệnh có quyền:
- Tiền thuốc, dịch truyền, máu để điều trị, tiền xét nghiệm, tiền chiếu, chụp phim Xquang, tiền phẫu thuật v.v...
- Tiền vật tư hao tính trên giường bệnh.
- Tiền công lao động của thầy thuốc và nhân viên y tế.
b) Có quyền huỷ bỏ hợp đồng với cơ quan bảo hiểm y tế nếu cơ quan này vi phạm hợp đồng.
2. Các cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm.
a) Thực hiện đúng hợp đồng phục vụ người bệnh như kê đơn, cấp thuốc, chữa bệnh hợp lý, an toàn theo đúng quy định của Bộ Y tế.
b) Khám, chữa bệnh theo đúng phác đồ hướng dẫn điều trị.
c) Kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế của người được bảo hiểm khi khám, chữa bệnh, phát hiện những trường hợp vi phạm và lạm dụng việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
d) Các cơ sở khám, chữa bệnh của các ngành, bệnh viện cán bộ, bệnh viện của các lực lượng vũ trang đều có thể ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân được bảo hiểm y tế ở địa bàn hoạt động.
Điều 17.- Điều lệ này không áp dụng đối với:
2. Điều dưỡng, an dưỡng.
3. Chỉnh hình, phục hồi chức năng, tạo hình thẩm mỹ, làm chân, tay giả, mắt giả, răng giả...
4. Khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài, các nhu cầu bảo vệ sức khoẻ đặc biệt, dịch vụ y tế tự chọn.
5. Các bệnh tật bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp.
6. Dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
7. Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh và thiên tai.
Nhà nước khuyến khích bảo hiểm tự nguyện đối với các trường hợp trên.
SỬ DỤNG THẺ BAỎ HIỂM Y TẾ VÀ QUỸ BAỎ HIỂM Y TẾ
a) Đóng bảo hiểm y tế 1 năm, thẻ có giá trị sử dụng 12 tháng.
b) Trường hợp đặc biệt:
+ Đóng bảo hiểm y tế 1/2 năm, thẻ có giá trị sử dụng 6 tháng.
+ Đóng bảo hiểm y tế theo quý, thẻ có giá trị sử dụng 3 tháng.
Nghiêm cấm việc cho người khác sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh.
Điều 20.- Về sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
1. Nguồn thu từ đối tượng nói tại điều 2 được tập trung về bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố.
2. Nguồn thu từ đối tượng nói tại điều 3.
- 20% để lại đại lý xã, phường cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân. Trong đó:
+ 15% dùng mua thuốc và trang bị y tế.
+ 5% chi phụ cấp cho người làm công tác bảo hiểm y tế.
- 80% tập trung về bảo hiểm y tế tỉnh và thành phố.
3. Quỹ bảo hiểm y tế tỉnh và thành phố được sử dụng như sau:
a) 90% chi cho khám, chữa bệnh.
b) 8% chỉ cho quản lý hành chính sự nghiệp.
c) 2% nộp bảo hiểm y tế Việt Nam. Trong đó:
- 1,5% dùng để điều tiết cho bảo hiểm y tế của địa phương khi gặp rủi ro do khách quan có nguy cơ không bảo đảm an toàn của quỹ bảo hiểm y tế.
- 0,5% chi quản lý hành chính sự nghiệp bảo hiểm y tế.
1. Hệ thống cơ quan bảo hiểm y tế được thành lập từ trung ương đến địa phương gồm:
a) Bảo hiểm y tế Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế.
b) Bảo hiểm y tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc giám đốc Sở y tế địa phương, bảo hiểm y tế ngành nào trực thuộc lãnh đạo ngành đó. Bảo hiểm y tế các tỉnh và ngành đều trực thuộc Bảo hiểm y tế Việt Nam.
c) Chi nhánh bảo hiểm y tế ở các huyện, quận, (nếu có) trực thuộc bảo hiểm y tế, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chi nhánh bảo hiểm y tế có thể sử dụng các đại lý bảo hiểm y tế là các cơ sở y tế xã, phường.
2. Bảo hiểm y tế Việt Nam, bảo hiểm y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và bảo hiểm y tế Bộ, ngành hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
3. Giám đốc bảo hiểm y tế Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm.
4. Giám độc bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Giám đốc sở y tế bổ nhiệm sau khi được sự đồng ý của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Y tế.
5. Trưởng chi nhánh bảo hiểm Y tế huyện, quận là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc trung tâm Y tế huyện, quận do Giám đốc bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm sau khi được sự đồng ý của Giám đốc Sở y tế và Uỷ ban nhân dân huyện, quận.
ở các thành phố không tổ chức chi nhánh bảo hiểm y tế quận thì cơ quan bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố có thể tổ chức chi nhánh bảo hiểm y tế cấp quận, nếu thấy cần thiết.
6. Việc thành lập quỹ bảo hiểm y tế khác phải được Bộ Y tế cho phép.
7. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế.
1. Thành phần của Hội đồng quản trị bảo hiểm Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) 1/3 số thành viên do chính quyền cùng cấp cử ra, gồm đại biểu các ngành Tài chính, Lao động, Y tế.
b) 1/3 số thành viên là đại diện của cơ quan, doanh nghiệp có tỷ trọng đóng bảo hiểm y tế cao tham gia.
c) 1/3 số thành viên đại diện cho người lao động đóng bảo hiểm y tế, do Liên đoàn lao động hoặc Hội nông dân đề cử tham gia.
Chủ tịch Hội đồng quản trị bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố do 1 Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Chủ tịch.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng quản trị.
a) Kiểm tra giám sát việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế theo đúng quy định của điều lệ bảo hiểm y tế và phát triển sự nghiệp bảo hiểm y tế.
b) Xử lý các tranh chấp về bảo hiểm y tế.
c) Quyết định các tỷ lệ điều hòa việc sử dụng quỹ trên địa bàn lãnh thổ theo từng thời gian.
d) Quyết định mức đóng, mức hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở địa phương từng thời gian, cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và đảm bảo an toàn quỹ.
e) Đề cử Giám đốc điều hành bảo hiểm y tế tỉnh, thành phố.
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
a) Hội đồng quản trị họp thường kỳ mỗi quý 1 lần.
b) Khi có quá 1/2 số thành viên yêu cầu thì họp hội nghị bất thường.
c) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là một năm.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 24.- Tranh chấp về bảo hiểm Y tế do cơ quan quản lý bảo hiểm y tế giải quyết.
Người có thành tích trong sự nghiệp bảo hiểm y tế được khen thưởng.
- 1 Nghị định 63/2005/NĐ-CP ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế
- 2 Thông tư 14/TTLB năm 1994 hướng dẫn bảo hiểm y tế tự nguyện cho học sinh do Bộ giáo dục Đào tạo-Bộ Y tế ban hành
- 3 Thông tư 08-BYT/TT năm 1993 hướng dẫn chế độ kiểm toán áp dụng cho các đơn vị Bảo hiểm y tế do Bộ Y tế ban hành
- 4 Thông tư 07-BYT/TT năm 1993 bổ sung Thông tư 11-BYT/TT năm 1992 hướng dẫn NĐ 299/HĐBT 1992 về hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế Việt Nam từ Trung ương đến địa phương và các ngành do Bộ Y tế ban hành
- 5 Thông tư liên bộ 01/TTLB năm 1993 hướng dẫn chế độ thu chi quỹ bảo hiểm y tế do Bộ Y tế- Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 16-BYT/TT năm 1992 hướng dẫn tổ chức khám, chữa bệnh và nguyên tắc thanh toán bảo hiểm y tế do Bộ Y tế ban hành
- 7 Thông tư liên bộ 12/TTLB năm 1992 hướng dẫn Nghị định 299-HĐBT về Điều lệ Bảo hiểm y tế do Bộ y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành
- 8 Thông tư 11-BYT/TT năm 1992 hướng dẫn Nghị định 299/HĐBT năm 1992 về hệ thống tổ chức của Bảo hiểm y tế Việt Nam, từ Trung ương đến địa phương và các ngành do Bộ Y tế ban hành
- 9 Quyết định 935/BYT-QĐ năm 1992 triển khai Nghị định 299-HĐBT về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10 Hiến pháp năm 1992
- 11 Quyết định 45-HĐBT năm 1989 về việc thu một phần viện phí y tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 12 Quyết định 203-HĐBT năm 1988 về tiền lương công nhân, viên chức hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 13 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981