Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

NGHỊ ĐỊNH THƯ

TÀI CHÍNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP VỀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

Để tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giũa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nuớc Cộng hoà Pháp đã thoả thuận ký bản Nghị định thư này nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam.

Điều 1. Số tiền và mục đích của viện trợ tài chính

Chính phủ nước Cộng hoà Pháp sẽ cung cấp cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một khoản viện trợ không hoàn lại nhằm thực hiện các dự án được ưu tiên hàng đầu cho công cuộc phát triển của Việt Nam. Khoản tiền này tối đa là chín mươi lăm triệu Phơrăng Pháp (95 MF) sẽ dùng để mua tại Pháp các thiết bị và thuê các dịch vụ nhằm thực hiện các dự án, được liệt kê thành phụ lục của Nghị định thư này.

Điều 2. Điều kiện sử dụng khoản viện trợ không hoàn lại.

Những thể thức về việc sử dụng khoản viện trợ không hoàn lại sẽ dược cụ thể hoá trong một Thoả thuận thi hành được ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thay mặt cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ Trung ương Pháp về Hợp tác Kinh tế thay mặt cho Chính phủ nước Cộng hoà Pháp.

Điều 3. Thời hạn thực hiện và thời hạn hiệu lực của khoản viện trở không hoàn lại của Kho bạc.

Để thực hiện quyền hưởng viện trợ tài chính nói tại Điều 1, các hợp đồng thương mại cần được ký kết chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 1992.

Sau ngày 31 tháng 10 năm 1995, không một khoản tiền nào được phép rút từ khoản viện trợ không hoàn lại của Kho bạc nói ở Điều 1. Thời hạn trên cho việc rút tiền có thể được kéo dài trong trường hợp có những khó khăn ngoại lệ và bằng cách trao đổi thư giữa hai Chính phủ.

Điều 4. Đồng tiền ở tài khoản và dùng để chi trả

Đồng tiền ở tài khoản và dùng để chi trả là đồng phơrăng Pháp.

Điều 5. Vận chuyển và bảo hiểm

Những dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm được coi là dịch vụ của Pháp khi:

- Sự vận chuyển này được thực hiện theo vận đơn của một tàu thuỷ Pháp hoặc một Công ty Vận tải hàng không Pháp và được các cơ quan có thẩm quyền Pháp xác nhận là dịch vụ của Pháp.

- Những dịch vụ về bảo hiểm được tiến hành thông qua các công ty được chấp thuận cho hoạt động trên thị trường Pháp.

Điều 6. Thể thức phân bổ

Sự phân bổ cuối cùng tại Nghị định thư này đối với các hợp đồng liên quan đến các dự án nói tại Điều 1 sẽ dược quyết định bằng trao đổi thư giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tham tán Kinh tế và Thương mại Pháp có thẩm quyền đối với Việt Nam nhân danh Chính phủ nước Cộng hoà Pháp.

Điều 7. Miễn thuế

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm miễn cho các công ty của Pháp thuế hải quan, thuế trong nước và các khoản thuế hiện hành khác mà ở Việt Nam có thể đánh vào việc cung cấp thiết bị và dịch vụ quy định tại Nghị định thư này phù hợp với việc trao đổi thư quy định tại Điều 6.

Điều 8. Đánh giá về các dự án

Phù hợp với các cam kết quốc tế của mình, Chính phủ nước Cộng hoà Pháp có thể tiến hành đánh giá lại bằng chi phí của mình các dự án ghi trong Nghị định thư nhằm xác định tác động của chúng đến công cuộc phát triển của Việt Nam. Nếu mong muốn, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể tham gia cùng Chính phủ nước Cộng hoà Pháp vào công việc đó nhằm được hưởng trực tiếp những kết quả do việc nghiên cứu mang lại. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết đón tiếp phái đoàn nghiên cứu đánh giá do Chính phủ Pháp cử và cung cấp cho họ những thông tin hữu ích liên quan đến dự án.

Điều 9. Hiệu lực của Nghị định thư

Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Để làm bằng, những người đại diện dưới đây, thừa uỷ quyền của Chính phủ hai nước, đã ký tên và đóng dấu vào Nghị định thư này.

Làm tại Hà Nội, ngày 2 tháng 11 năm 1991.